Dự báo tiếp xảy ra tranh chấp nhãn hiệu giữa các trƣờng đại học

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hiện hợp đồng chuyển giao nhãn hiệu theo pháp luật việt nam (Trang 78 - 80)

2. Tranh chấp nhãn hiệu giữa các trƣờng đại học

2.5 Dự báo tiếp xảy ra tranh chấp nhãn hiệu giữa các trƣờng đại học

Khả năng xảy ra tranh chấp trong trường hợp nhãn hiệu Đại học Sài Gịn như đã phân tích trong mục 5 là hồn tồn có thể, khi mà Trường Đại học Sài Gòn khơng được sở hữu nhãn hiệu Đại học Sài Gịn, mà quyền sở hữu nhãn hiệu này lại thuộc về một trường đại học khác.

Chúng tơi đưa ra một dự báo nữa có thể xảy ra tại Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) khi xét trường hợp sau đây.

Nhãn hiệu Đại học Ngoại ngữ, hình (xin tham khảo mẫu kèm theo) do Trường Đại học Hà Nội có trụ sở tại Km 9 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội nộp đơn yêu cầu bảo hộ ngày 10.01.2007 và được Cục SHTT công bố văn bằng bảo hộ ngày 25.07.2008. Trường Đại học Hà Nội (trước đây có tên gọi là Trường Đại học Ngoại ngữ) nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu Đại học Ngoại ngữ khi Trường này đã được mang tên mới. Nhãn hiệu nêu kèm theo đã trùng với tên gọi Đại học Ngoại ngữ thuộc ĐHQGHN.

Chúng ta biết rằng Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ được đổi tên thành Trường Đại học Ngoại ngữ khi trở thành đơn vị thành viên thuộc ĐHQGHN, thời điểm đổi tên chắc chắn là trước ngày 10.01.2007 (thời điểm Đại học Hà Nội nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu Đại học Ngoại ngữ).

Hệ quả là để trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Ngoại ngữ thuộc ĐHQGHN chỉ còn cách mua lại nhãn hiệu mang chính tên trường mình từ Trường Đại học Hà Nội.

2.6 Kết luận

- Với số lượng chỉ có 31 so với tổng số trên 400 trường đại học đã đăng ký để được sở hữu hợp pháp 34 nhãn hiệu, có thể nói rằng việc quản lý nhãn hiệu của trường đại học chưa được coi trọng, nếu khơng muốn nói rằng đa số các trường đại học đã không thấy được tầm quan trọng của nhãn hiệu trong quá trình hội nhập quốc tế;

- Việc tranh chấp và khả năng xảy ra tranh chấp nhãn hiệu giữa các trường đại học là có thật, nguyên nhân thuộc về các trường đại học có một phần, phần khác thuộc về quy định pháp luật cho hoạt động của hệ thống quản lý và thực thi quyền SHTT, khi mà quyền quản lý tên thương mại và nhãn hiệu lại thuộc về các cơ quan khác nhau, sự phối hợp giữa các cơ quan này không đồng bộ. Chúng tôi sẽ đề cập đến việc này tại một nghiên cứu khác.,.

[1] Bài đã đăng trên Tạp chí Hoạt động khoa học số 625 (6.2011) [2] Có thể tham khảo tồn văn bài tham luận này tại website http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/02/03/4410-2/

[3] Lưu ý rằng vào ngày 25.01.2010 chúng tôi đã dự báo trước về khả năng Trường Đại học Sài Gịn sẽ khơng trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu Đại học Sài Gịn thì đến ngày 24.3.2010 dự báo này đã thành hiện thực. Xin tham khảo thêm: Trần Văn Hải, bài đã dẫn, website

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hiện hợp đồng chuyển giao nhãn hiệu theo pháp luật việt nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)