Không phân biệt đƣợc các đối tƣợng khác nhau của quyền SHTT

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hiện hợp đồng chuyển giao nhãn hiệu theo pháp luật việt nam (Trang 69 - 71)

1. Các lỗi thƣờng mắc phải của các doanh nghiệp Thực hiện “Quy trình ngƣợc”

1.6. Không phân biệt đƣợc các đối tƣợng khác nhau của quyền SHTT

Luật SHTT quy định rằng đối tượng của quyền SHTT bao gồm quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hố, sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và quyền đối với giống cây trồng. Trong thực tế, có doanh nghiệp nhận thức rằng quyền tác giả và nhãn hiệu cũng như nhau, vì chúng cùng là các đối tượng của quyền SHTT, bởi vậy khi bị Cục SHTT từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì

sang Cục Bản quyền tác giả để nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng (thực chất nó chỉ là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, nhưng doanh nghiệp lại lầm tưởng rằng đó là nhãn hiệu).

Đáng tiếc là không chỉ các doanh nghiệp lầm tưởng, mà chính các phương tiện thơng tin đại chúng cũng nhầm lẫn, điều nguy hiểm là với sức lan tỏa thông tin trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, khi một tờ báo đăng tin thì gần như ngay lập tức các báo khác cũng sao chép theo. Trường hợp sau là một ví dụ điển hình:

Tác giả Xuân Long đưa tin trên Báo Lao động số 3 ra ngày 04/01/2007 với đầu đề “Hoa đào Nhật Tân chính thức có bản quyền”, nội dung của bài báo được tóm tắt:

Bắt đầu từ Tết Nguyên đán Đinh Hợi, hoa đào Nhật Tân sẽ chính thức có bản quyền tác giả. Thương hiệu “Hoa đào Nhật Tân” đã được pháp luật bảo hộ.

… người dân trồng đào tại Nhật Tân sẽ yên tâm với thương hiệu riêng của mình “Hoa đào Nhật Tân”.

(Độc giả có thể sử dụng cơng cụ google để tra cứu tin này, hiện nó cịn được khá nhiều website lưu giữ)[4].

Chúng tôi rất ngạc nhiên khi đọc tin này, khi lục tìm trong kho tư liệu của Cục Bản quyền tác giả thì thu được thơng tin về tác phẩm mỹ thuật ứng dụng như sau:

Thực ra đây chỉ là một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng mà Cục Bản quyền tác giả ghi nhận bảo hộ với các thơng tin:

Loại hình tác phẩm: - Mỹ thuật ứng dụng Tác giả: – Đỗ Thị Mai Lan

Chủ sở hữu tác phẩm: – Hợp Tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Nhật Tân Số chứng nhận: 710/2006/QTG

Ngày cấp: 25/04/2006

Các thông tin này cho thấy đây tuyệt nhiên không phải nhãn hiệu hay thương hiệu như Báo Lao động đã đăng.

Nếu doanh nghiệp không phân biệt nổi hai đối tượng rất khác nhau của quyền SHTT, mà cứ theo thơng tin như báo đã đưa, rồi gắn hình vẽ kiểu như trên vào sản phẩm và mặc nhiên coi đó là nhãn hiệu rồi tung ra thị trường thì hậu quả sẽ khó lường.

1.7 Kết luận:

Các doanh nghiệp nên tránh mắc phải những lỗi như trên , đó chính là giải pháp hữu hiệu nhất để tránh những nhầm lẫn khơng đáng có của các doanh nghiệp bởi đòi lại nhãn hiệu là một việc phức tạp, tốn kém và gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp, nhưng đó lại là thực trạng hay xảy ra với các doanh

nghiệp vừa và nhỏ nước ta.

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hiện hợp đồng chuyển giao nhãn hiệu theo pháp luật việt nam (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)