Nhập siêu tăng cao trong 9 năm qua có nguyên nhân quan trọng từ các yếu tố và quan hệ giữa một số yếu tố kinh tế vĩ mô.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp kiềm chế nhập siêu hàng hóa của việt nam trong thời gian tới (Trang 67 - 70)

II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM.

1. Nhận định những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến nhập siêu của Việt Nam.

1.2.1. Nhập siêu tăng cao trong 9 năm qua có nguyên nhân quan trọng từ các yếu tố và quan hệ giữa một số yếu tố kinh tế vĩ mô.

các yếu tố và quan hệ giữa một số yếu tố kinh tế vĩ mô.

Nguyên nhân của thâm hụt tài khoản vãng lai trong 9 năm qua (23,4 tỷ USD) khơng nằm ở chính sách thương mại, mà có nguồn gốc ở các yếu tố kinh tế vĩ mô của nền kinh tế. Đó là các yếu tố về đầu tư tăng cao, tỷ giá hối đoái ủng hộ nhập khẩu mà khơng khuyến khích xuất khẩu, mức tiết kiệm thấp, thâm hụt ngân sách …

Đầu tư tăng cao nhưng hiệu quả đầu tư thấp:

Một trong những nguyên nhân gây ra nhập siêu cao và là thành tố chính tạo ra thâm hụt tài khoản vãng lai là do nhu cầu đầu tư của khu vực tư nhân cao hơn mức tiết kiệm trong nền kinh tế. Nếu thâm hụt là do nhu cầu đầu tư nhiều vào nhà xưởng, máy móc, thiết bị, cơng cụ sản xuất, thì trong tương lai năng suất sẽ cao hơn, sản xuất nhiều hơn và hàng hóa sản xuất ra có thể để tăng xuất khẩu nhằm cân bằng cán cân thương mại và tài khoản vãng lai (trả nợ). Tuy nhiên, nếu nhu cầu đầu tư tăng cao là vào khu vực bất động sản, thì lại càng đáng lo ngại, vì khu vực này thường khơng làm tăng năng suất (nhu cầu đầu tư máy móc, thiết bị), cũng như tạo ra các sản phẩm có thể dùng để trả nợ (thơng qua xuất khẩu).

Do đầu tư kém hiệu quả, năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp, dẫn đến chi phí sản xuất cao, làm cho sức cạnh tranh của sản phẩm và của nền kinh tế thấp. Đây là nguyên nhân cơ bản hết sức quan trọng gây nên nhập siêu cao ở nước ta. Chúng ta đã qua một thời gian tương đối dài chủ yếu tăng trưởng nhờ vốn đầu tư. Hiện nay, mức đầu tư từ ngân sách Nhà nước khoảng 20% tổng GDP. Tổng đầu tư xã hội khoảng 40,2%, một mức cao so với nhiều quốc gia trên thế giới, song hiệu quả không cao. Theo số liệu công bố năm 2007 tổng vốn đầu tư khoảng 461.000 tỷ đồng, nếu tỷ lệ lãng phí thất thốt chỉ chiếm 10%, thì tổng số vốn đầu tư bị mất đi là khá lớn. Tính chung ICOR của Việt Nam trong thời kỳ 1991 – 2008 là 4,86 lần, cao hơn nhiều so với 2,7 lần của

Đài Loan (trong thời kỳ 1961 – 1980); 3 lần của Hàn Quốc (trong thời kỳ 1981 – 1995); 3,7 lần so với Indonesia (trong thời kỳ 1981 – 1995); 4 lần của Trung Quốc (trong thời kỳ 2001 – 2006); 4,1 lần của Thái Lan (trong thời kỳ 1981 – 1985); cũng cao hơn 4,6 lần của Malaysia (trong thời kỳ 1981 – 1995). Điều đó chứng tỏ hiệu quả đầu tư của Việt Nam rất thấp.

Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cịn hạn chế, thể hiện chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này được thể hiện chỉ số tiêu hao nguyên nhiên liệu, vật tư cho sản xuất chiếm tỷ lệ cao so với các nước làm tăng nhu cầu nhập khẩu không hiệu quả. Do vậy khi giá cả của các loại vật tư, nguyên nhiên liệu thế giới tăng, càng làm cho chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của chúng ta tăng cao hơn nhiều. Chính những điều này đã lý giải tại sao trong bối cảnh giá cả thế giới tăng cao, lạm phát nước ta lại tăng nhiều hơn các nước trên thế giới và song trùng với lạm phát là nhập siêu cũng tăng cao.

Mức tiết kiệm thấp:

Nhìn chung ở giai đoạn mới bắt đầu phát triển, các nước đang phát triển thường có mức tiết kiệm khá thấp so với nhu cầu đầu tư trong nước (do thu nhập thấp). Với mức tiết kiệm vốn dĩ không cao, trong thời gian vừa qua mức độ tiết kiệm của Việt Nam còn trở nên thấp hơn nữa do tiêu dùng tăng cao đột biến. Theo số liệu thống kê của W.B cho thấy, mức tăng trưởng tiết kiệm trung bình của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2000 là 8,5%, tuy nhiên sang giai đoạn 2001 – 2008 thì tỷ lệ này hầu như khơng có sự thay đổi (chỉ cao hơn 0,1%). Trong khi đó, tổng chi tiêu của quốc gia đã gia tăng trung bình từ 1,7% lên 2,3% trong thời kỳ tương ứng. Tiêu dùng của dân cư cũng tăng đột biến, năm 2007 so với năm 2006, kim ngạch nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc tăng 171,8%, riêng dưới 12 chỗ tăng 408%. Tương tự, 6 tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007, kim ngạch nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc tăng 357%, riêng xe dưới 12 chỗ tăng 556%, linh kiện ô tô tăng 271%.

Trong năm 2006 và 2007, có nhiều nguyên nhân dẫn tới có sự thay đổi lớn trong mức tiêu dùng của người dân Việt Nam. Một trong những nguyên nhân là hiệu ứng tăng tài sản, do sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường chứng khoán bùng nổ đã kéo theo một lượng vốn đầu tư gián tiếp lớn ở mức kỷ lục đã chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Về ngắn hạn, đồng tiền chảy vào đã làm cho người dân giàu có hơn, dẫn đến việc tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm. Tương tự như thị trường chứng khoán, giá bất động sản tăng trưởng mạnh làm cho khu vực dân chúng trở nên giàu có hơn và cũng làm cho mức tiết kiệm suy giảm. Ngoài hai yếu tố trên, trong những năm qua, với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, các sản phẩm tài chính mới như ngân hàng bán lẻ và tín dụng tiêu dùng cũng góp phần làm cho mức tiết kiệm giảm mạnh.

Nếu mức tiêu dùng tăng cao và tiết kiệm thấp trong khu vực tư nhân (bao gồm tiết kiệm cá nhân và tiết kiệm của doanh nghiệp) là do những lý do nêu trên, thì trong giai đoạn hiện nay với sự sụt giảm của thị trường chứng khốn và sự đóng băng của thị trường bất động sản, mức tiếu dùng sẽ giảm xuống. Trong gói biện pháp mà Chính phủ đưa ra có biện pháp tăng cường tiết kiệm, hạn chế nhập lãng phí là rất đúng đắn. Cùng với việc thắt chặt tiền tệ và tăng lãi suất như hiện nay các khoản tín dụng tiêu dùng chắc chắn sẽ bị giảm (Tỷ lệ đầu tư tăng vọt lên mức 44,6% GDP, trong khi tỷ lệ tiết kiệm giảm còn 20% GDP).

Thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai:

Một trong những nguyên nhân gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai chính là thâm hụt ngân sách Nhà nước. Một trong nhưng nguy cơ gây ra khủng hoảng kinh tế, đó là vấn đề thâm hụt kép: Vừa tham hụt tài khoản vãng lai lớn, lại vừa thâm hụt ngân sách Chính phủ cũng lớn. Hiện nay, theo các báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), dường như Việt Nam đang gặp phải vấn đề này.

Tăng tiết kiệm của khu vực tư nhân sẽ cải thiện tài khoản vãng lai. Và như vật, nếu các yếu tố khác khơng thay đổi thì rất có thể chính thâm hụt ngân

sách sẽ dẫn tới thâm hụt tài khoản vãng lai. Các nước phát triển, như Hoa Kỳ , cũng gặp phải vấn đề thâm hụt kép và nhiều nhà kinh tế học cho rằng việc tăng chi tiêu Chính phủ Hoa Kỳ là nguyên nhân của việc thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này.

Để giảm được thâm hụt ngân sách thì chúng ta có thể (i) giảm chi tiêu của Chính phủ; và (ii) tăng thu ngân sách. Hiện nay Chính phủ Việt Nam đang có chương trình tăng thu ngân sách thơng qua việc tăng cường hiệu quả tính thuế (với sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới). Hy vọng trong tương lai, nguồn thu ngân sách của Chính phủ sẽ tốt hơn với sự hoạt động hiệu quả hơn của bộ máy thuế và điều này cũng sẽ giảm bớt áp lực của thâm hụt ngân sách thì điều hiển nhiên là phải cắt giảm chi tiêu của Chính phủ. Theo con số chính thức, thâm hụt ngân sách của Việt Nam hiện nay đang ở 5%. Tuy nhiên, theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ước tính thì con số thâm hụt ngân sách của Việt Nam lên tới 7% và có thể lên tới 10% trong năm 2008.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp kiềm chế nhập siêu hàng hóa của việt nam trong thời gian tới (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)