II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM.
2. Phân tích đánh giá nguyên nhân nhập siêu của Việt Nam theo khu vực thị trường nhập siêu.
2.2.6. Nguyên nhân nhập siêu từ thị trường Thái Lan.
(1) Các công ty đa quốc gia trong chiến lược đầu tư của mình từ lâu đã xác định Thái Lan là một trong những trung tâm chế tạo của họ tại khu vực Đông Nam Á. Khi các công ty này quyết định đầu tư vào Việt Nam thì các cơ sở sản xuất của họ ở Thái Lan là nguồn cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện để thực hiện các công đoạn chế tạo, gia công, lắp ráp tiếp theo tại Việt Nam. Vì thế, khi đầu tư nước ngồi vào Việt Nam ngày càng tăng thì nhập khẩu các mặt hàng như chất dẻo nguyên liệu, linh kiện ô tơ xe máy, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, vải sợi nguyên phụ liệu dệt may da giày từ Thái Lan cũng sẽ tăng theo để làm đầu vào cho các nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam. Khi Việt Nam chưa phát triwwnr được các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ sản xuất thì nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng này vẫn là tất yếu.
(2) Thái Lan có vị trí địa lý thuận lợi gần với Việt Nam nên chi phí vận tải thấp, thời gian vận chuyển nhanh. Hàng hóa của Thái Lan với giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo đã tạo được ấn tượng và quen thuộc của người tiêu dùng Việt Nam. Vì thế, khi kinh tế phát triển, mức sống người dân nâng cao thì nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng của Thái Lan cũng tăng lên.
(3) Thái Lan thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại rất mạnh và hiệu quả. Thái Lan tổ chức nhiều hội chợ triển lãm hàng Thái Lan tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh định kỳ hàng năm. Đối với các hội chợ triển lãm những mặt hàng mà Thái Lan có thế mạnh được tổ chức tại Thái Lan.