So sánh phân bố nồng độ bụi mịn PM10 tại các điểm khảo sát

Một phần của tài liệu Xác định mức độ ô nhiễm PAHs trong khói hương trên địa bàn thành phố hà nội và đánh giá rủi ro sức khỏe con người (Trang 38 - 40)

Đối với địa điểm Giải Phóng (S1, S2, S3) kết quả cho thấy mẫu S2 có giá trị PM2.5 và PM10 lớn nhất, đây là căn hộ tầng 18 có một mặt tường tiếp giáp với đường giao thơng bên ngồi, giá trị cao nhất vào thời điểm 12h trưa. Tiếp đó là

Đề tài: Xác định mức độ ơ nhiễm các hợp chất Hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) trong khói hương tại thành phố Hà Nội và đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người

mẫu S1 là một căn hộ tầng 15 và cuối cùng là mẫu S3 trong một căn hộ tầng 11. Điều này cho thấy nồng độ bụi mịn tăng dần theo chiều cao cơng trình.

Đối với ba địa điểm còn lại, nồng độ bụi PM2.5 cao nhất tại điểm S4, tiếp theo đó là S6 và S5. Cịn nồng độ PM10 cao nhất tại điểm S6, tiếp theo đó là S4 và S5. Đây đều là các căn hộ tầng 2, đặc biệt tại điểm S6 là phòng làm việc, mật độ thắp hương rất thường xuyên nên nồng độ bụi đo được từ khói hương cao hơn so với các điểm khác.

3.1.2 Hàm lượng PAHs ở các vị trí lấy mẫu

Kết quả phân tích của 16 PAHs điển hình trong mẫu bụi khói hương ở khu vực Hà Nội bằng phương pháp GC-MS được thể hiện trên bảng 3.5

Bảng 3.5. Hàm lượng PAHs trong bụi khói hương ở Hà Nội (ng/m3)

Điểm khảo sát/giờ lấy mẫu S1 S2 S3 S4 S5 S6 Naphthalene 2 94 6 5 - 2 Acenaphthylene 48 7 4 5 - 8 Acenaphthene 41 9 2 10 4 41 Fluorene 8 39 19 19 2 6 Phenanthrene 70 109 50 18 3 8 Anthracene 6 17 26 11 2 6 Fluoranthene 13 155 64 6 4 5 Pyrene 20 98 44 7 4 12 Benzo[a]anthracene 10 42 56 2 5 12 Chrysene 20 105 29 19 5 20 Benzo[b]fluoranthene 4 85 115 59 6 6 Benzo[k]fluoranthene 5 30 3 9 2 3 Benzo[a]pyrene 6 94 55 83 3 6 Dibenzo[a,h]anthracene 15 5 50 110 4 5 Benzo[g,h,i]perylene 30 31 69 102 3 30 Indeno[1,2,3-c,d] pyrene 27 2 50 1119 5 27 ∑PAHs 325 922 642 1584 52 237

Kết quả cho thấy sự ô nhiễm của nhiều hợp chất PAHs khác nhau trong mơi trường khơng khí. Tổng hàm lượng PAH có trong bụi khói hương ở Hà Nội nằm

trong khoảng 52 – 1584 ng/m3, trung bình 627 ng/m3. Nồng độ PAH trong bụi khói hương cao nhất ở khu vực Times City (S4), thấp nhất là ở khu vực Việt Hưng, quận Long Biên (S5). Trong đó, một số cấu tử PAHs khơng phát hiện được trong mẫu bụi tại khu vực Việt Hưng, cụ thể là Naphthalene và Acenaphthylene, nhưng phát hiện ở các khu vực khác với hàm lượng nhỏ.

Như vậy, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thành phần chủ yếu PAHs trong bụi do đốt hương là Naphthalene (PAHs 2 vòng), sau đó là Acenaphthylene, Acenaphthene, Phenannthrene (PAHs 3 vòng), cùng với Fluoranthene, Pyrene, Chrysene (PAHs 4 vòng), Benzo[a]pyrene, Benzo[g,h,i]perylene (5 vòng), Indeno[1,2,3-c,d] pyrene (6 vòng)

Thành phần PAHs trong bụi khói hương chủ yếu là PAHs 3 – 4 vịng do sự đốt cháy tạo ra khói hương khi sử dụng.

Một phần của tài liệu Xác định mức độ ô nhiễm PAHs trong khói hương trên địa bàn thành phố hà nội và đánh giá rủi ro sức khỏe con người (Trang 38 - 40)