Trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc hoàn thuế

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các doanh nghiệp công nghiệp trên điạ bàn hà nội (Trang 29)

CHƯƠNG I : THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1.2. Hoàn thuế GTGT

1.2.8. Trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc hoàn thuế

- Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế của các đối tượng nộp thuế. Bộ phận tiếp nhận ghi rõ ngày tiếp nhận và chuyển kịp thời tới bộ phận quản lý xử lý.

- Thực hiện kiểm tra hồ sơ tại cơ thuế, phân loại đối tượng được hoàn thuế.

+ Kiểm tra hồ sơ đề nghị hoàn theo nội dung: Xác định trường hợp được hoàn thuế, thủ tục, hồ sơ theo hướng dẫn.

+ Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế nhưng hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định: Trong thời gian 7 ngày (kể từ khi nhận hồ sơ) cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản yêu cầu cơ sở kinh doanh bổ sung hồ sơ đầy đủ theo quy định hoặc lập lại hồ sơ gửi cho cơ quan thuế.

+ Kiểm tra số liệu, xác định số thuế được hoàn.

Đối với những đối tượng thuộc đối tượng hoàn trước, kiểm sau cơ quan thuế cần thực hiện: Kiểm tra số liệu đề nghị hoàn với số liệu trên bảng kê khai tổng hợp với số thuế đầu ra, căn cứ phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào phát sinh được khấu trừ, đối chiếu với số liệu trên tờ kê khai thuế GTGT bảng kê hoá đơn bán hàng của hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra.

Trong trường hợp số liệu đối tượng được hồn thuế kê khai khơng đúng chưa rõ thì cơ quan thuế yêu cầu cơ sở giải trình lại kèm theo tài liệu có liên quan.

Trong q trình kiểm tra số liệu, xác định số thuế được hoàn tại cơ quan thuế nếu phát hiện hồ sơ có dấu hiệu nghi vấn đối tượng hoàn thuế vi phạm quy định của luật thuế, cơ quan thuế thực hiện kiểm tra thanh tra tại cơ sở trước khi hoàn.

- Thời hạn giải quyết hồn thuế: Nếu kiểm sau hồn trước thì tối đa là 15 ngày, cịn kiểm trước hồn sau thì tối đa là 60 ngày.

1.2.9. Thẩm quyền và trình tự giải quyết hồn thuế GTGT

1.2.9.1. Thẩm quyền giải quyết hoàn thuế

- Cục trưởng Cục thuế xem xét, ra quyết định hoàn thuế cho các đối tượng được hoàn thuế GTGT theo quy định.

- Bộ trưởng bộ tài chính hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục thuế theo uỷ quyền của Bộ trưởng bộ tài chính ra quyết định hồn thuế cho các đối tượng và trường hợp đặc biệt.

1.2.9.2. Trình tự giải quyết hồn thuế GTGT

Trình tự giải quyết hồn thuế.

1. Đối tượng nộp thuế lập và gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế:

Đối tượng nộp thuế lập hồ sơ theo quy định để đề nghị hoàn thuế và gửi đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu. Phịng quản lý thu sẽ có trách nhiệm giải đáp các vướng mắc về thủ tục lập hồ sơ đề nghị hồn thuế.

2. Tiếp nhận hồ sơ.

- Phịng hành chính tiếp nhận hồ sơ và ghi sổ, đóng dấu theo quy định. - Chuyển hồ sơ về phòng quản lý thu.

3. Kiểm tra hồ sơ, xác định số thuế được hoàn. - Phòng quản lý thu tiến hành kiểm tra hồ sơ:

+ Hồ sơ hoàn thuế đã đầy đủ theo quy định

+ Các đối tượng nộp thuế và trường hợp ghi trong hồ sơ hồn thuế có đúng đối tượng và trường hợp được hồn thuế khơng? Nếu khơng đầy đủ phịng quản lý thu thuế thơng báo lại cho đối tượng nộp thuế để bổ sung, chỉnh sửa kịp thời. Trường hợp đối tượng nộp thuế khơng thuộc diện hồn thuế theo luật thì phải thơng báo cho đối tượng nộp thuế biết và giải thích rõ lý do vì sao khơng được hồn.

- Kiểm tra, xác định số thuế hoàn trả: Đối với trường hợp hồn thuế có đầy đủ hồ sơ, đầy đủ căn cứ pháp lý, phòng quản lý thu xác định số thuế được hoàn căn cứ vào các tài liệu sau:

+ Kiểm tra số liệu hoàn thuế với các chi tiết gửi làm theo hồ sơ.

+ Đối chiếu trong hồ sơ với số liệu cơ quan thuế đang quản lý về các chỉ tiêu kê khai tháng có liên quan, số thuế đã nộp, số thuế cịn phải nộp.

+ Kiểm tra, tính tốn cụ thể số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong đó có phân tích mối quan hệ doanh thu hàng xuất khẩu với tiêu thụ trong nước, thuế GTGT đã nộp khi nhập khẩu vật tư hàng hoá, thuế GTGT đã nộp của tài sản đầu tư. Trường hợp thật sự cần thiết phải kiểm tra lại tại cơ sở để xác minh thêm căn cứ xác định số thuế được hồn của đối tượng nộp thuế thì phịng quản lý thu phải báo cáo lãnh đạo cục duyệt kế hoạch kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp về sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ, các hợp đồng mua bán hàng hoá, vật tư, cung cấp dịch vụ...

Đối với các trường hợp hồn thuế lớn, có tính chất phức tạp, thời gian khấu trừ kéo dài thì phịng quản lý chuyển hồ sơ cho phịng thơng tin – xử lý thông tin thực hiện kiểm tra.

+ Sau khi phòng quản lý thu kiểm tra hồ sơ, xác định số thuế được hồn, chuyển hồ sơ về phịng nghiệp vụ chính sách thuế để thẩm định và góp ý vào từng hồ sơ hồn thuế của phịng quản lý thu trước khi trình lãnh đạo cục thuế để ra quyết định. Trong quá trình xem xét giải quyết hồ sơ hồn thuế các phịng quản lý thu, phịng nghiệp vụ... có thể khai thác thơng tin từ hệ thống máy tính để tham khảo từng trường hợp sau:

+ Đối tượng nộp thuế có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra liên tục 3 tháng.

+ Đối tượng nộp thuế có số thuế khấu trừ đầu vào nhưng khơng có thuế đầu ra.

+ Đối tượng nộp thuế có số thuế đầu vào lớn hơn đầu ra. + Đối tượng nộp thuế có số thuế sẽ được hồn sau quyết tốn.

Sau khi xác định số được hồn, phịng quản lý thu lập phiếu trình lãnh đạo về hồn thuế cho doanh nghiệp với nội dung:

 Hoàn thuế cho đối tượng nào.

 Số thuế đơn vị đề nghị hoàn.

 Số thuế hoàn trả đơn vị theo kết quả kiểm tra dự thảo quyết

định kèm theo phiếu trình lãnh đạo cục thuế. 4. Lãnh đạo duyệt:

Lãnh đạo xem xét, duyệt các trường hợp được hoàn và ký quyết định hoàn thuế.

5. Gửi và lưu các quyết định hồn thuế.

Phịng hành chính sao chép quyết định hồn thuế thành 3 bản, đóng dấu, lấy số cơng văn và gửi:

1 bản cho đối tượng nộp thuế. 1 bản gửi kho bạc tỉnh, thành phố.

1 bản gửi phòng quản lý thu để theo dõi việc thực hiện hoàn thuế. sau

đó lưu vào hồ sơ đối tượng nộp thuế. Thời hạn giải quyết hoàn thuế khi nhận hồ sơ của đối tượng nộp thuế là 15 ngày.

6. Lập danh sách đối tượng nộp thuế được hồn thuế.

Phịng quản lý thu căn cứ vào quyết định hoàn thuế để lập danh sách kết quả hồn thuế, sau khi có quyết định hồn thuế phịng quản lý thu phải lập mẫu 08 chuyển danh sách kết quả hồn thuế cho phịng kế hoạch.

Trong thời hạn 5 ngày, kể từ khi nhận được quyết định hoàn thuế của cơ quan thuế, kho bạc thực hiện thủ tục hoàn thuế, lập chứng từ và gửi 1bản chứng từ hoàn thuế cho cơ quan thuế.

8. Nhập chứng từ hoàn thuế:

- Nhập số thuế được hoàn theo quy định: Phịng máy tính nhập số thuế được hồn từ danh sách kết quả hoàn thuế, điều chỉnh số thuế phải nộp (thuế được khấu trừ) của từng kỳ hiện tại.

- Nhập số thuế đã được hồn theo chứng từ kho bạc phịng máy tính nhận và nhập chứng từ từ kho bạc chuyển sang, lưu chứng từ tại phịng. Hoạch tốn riêng số thuế đã hoàn mở sổ theo dõi chứng từ được hoàn theo quyết định hoàn thuế, số thuế đã được hoàn theo chứng từ. Cuối tháng, tổng hợp báo cáo số thuế đã hồn gửi cấp trên.

Kiểm tra sau khi có quyết định hồn thuế.

Sau khi cơ sở kinh doanh đã có quyết định hoàn thuế, cơ quan thuế tiến hành kiểm tra lại cơ sở kinh doanh nếu phát hiện có sự sai phạm trong việc lập hồ sơ đề nghị xin hồn thuế thì giải quyết như sau:

Trường hợp 1: Số thuế thực hồn nhỏ hơn số thuế đã hồn thì đối tượng

nộp thuế ngoài việc phải hoàn trả ngân sách nhà nước số tiền thuế kê khai sai còn bị xử phạt theo quy định của luật thuế GTGT. Trình tự xử lý trường hợp như sau:

Trong thời hạn 5 ngày kể từ khi phát hiện sai phạm. Cục trưởng cục thuế ra quyết định thu hồi số tiền thuế GTGT đã hoàn lớn hơn số thuế GTGT được hoàn vào ngân sách nhà nước.

Trường hợp đối tượng nộp thuế có hồ sơ xin hồn thuế kỳ tiếp theo thì xử lý bù trừ vào số thuế được hồn trong kỳ. Nếu bù trừ khơng hết số tiền phải thu hồi thì đối tượng nộp thuế phải nộp số tiền cịn lại vào kho bạc nhà nước.

Trường hợp 2: Trường hợp số thuế được hoàn lớn hơn số thuế đã hoàn

cho đối tượng nộp thuế, cục trưởng cục thuế ra quyết định hoàn ngay cho đối tượng nộp thuế.

1.2.10. Kiểm tra sau hoàn thuế

Kiểm tra sau hồn thuế là cơng tác kiểm tra sau khi đã hoàn thuế cho đối tượng nộp thuế. Hiện nay hiện tượng “rút ruột” NSNN đã trở thành hiện tượng phổ biến. Nhiều đơn vị đã dùng mọi thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn để được hoàn thuế. Mặc dù cơ quan thuế cũng đã có những biện pháp kiểm tra rất chặt chẽ trước khi hoàn thuế cho đối tượng nộp thuế. Nhưng do sơ suất, thiếu sót, cho nên vẫn cịn nhiều đơn vị đã chót lọt và thu được số tiền khá lớn từ ngân sách nhà nước. Chính vì tình trạng này mà buộc phải có cơng tác kiểm tra sau hồn thuế để hạn chế tình trạng gian lận trong hồn thuế. Cơng tác này có thể được thực hiện bởi đội ngũ thanh tra thuế, cơ quan kiểm tốn hoặc cũng có thể do trực tiếp đội ngũ cán bộ thuế thực hiện và họ thường thanh tra dưới hình thức là đối chiếu xác minh lại hoá đơn, chứng từ đơn vị xin hoàn trước đây với điều tra thực tế, tuy nhiên trong thực tế hiện nay công tác này được thực hiện chưa nhiều ở các cơ quan thuế và tốc độ tiến hành còn chậm.

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CƠNG TÁC HỒN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

2.1. TỔNG QUAN VỀ CỤC THUẾ HÀ NỘI

2.1.1. Khái qt về cục thuế Hà nội và phịng Cơng nghiệp

2.1.1.1. Khái quát về cục thuế Hà nội

Cục thuế Hà nội nằm trong hệ thống thu thuế Nhà nước trực thuộc Bộ tài chính được thành lập theo Nghị định số 281- HĐBT ngày 07/8/1990 của Hội đồng Bộ Trưởng để quản lý thống nhất trong cả nước công tác thu thuế và các khoản thu khác của NSNN. Cục thuế Hà nội là cơ quan chuyên môn thuộc Tổng cục thuế Nhà nước, đồng thời chịu sự chỉ đạo song trùng của UBND thành phố.

 Cục thuế Hà nội trực tiếp quản lý thu thuế các đối tượng nộp thuế trên

địa bàn Hà nội, bao gồm:

- Doanh nghiệp Nhà nước Trung ương, doanh nghiệp Nhà nước thuộc quận, huyện, thành phố, doanh nghiệp của Đảng, đoàn thể, đơn vị vũ trang nhân dân.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo luật đầu tư nước ngồi tại Việt nam.

- Cơng ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, các cơ sở kinh tế tập thể, hợp tác xã.

- Các hộ sản xuất kinh doanh đăng ký được nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

 Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục thuế Hà nội.

- Hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo việc thực hiện thống nhất các chính sách chế độ, thể lệ, nguyên tắc về quản lý, thu thuế trên điạ bàn theo đúng các luật, pháp lệnh, các văn bản quy định của Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng và các hướng dẫn của Bộ tài chính và cơ quan thuế cấp trên, phổ biến nội dung chính sách cho đối tượng nộp nộp thuế.

- Lập kế hoạch thu thuế và thu khác trên địa bàn

- Tổ chức thu thuế đối với các đối tượng do Cục trực tiếp quản lý thu thuế.

- Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên các chi cục thuế trong việc tổ chức công tác thu thuế, thực hiện luật, pháp lệnh.

- Thực hiện công tác thanh tra việc chấp hành chính sách, chế độ thuế. - Được quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân nộp thuế cung cấp kịp thời, đầy đủ hồ sơ cần thiết cho việc tính tốn trong cơng tác thu thuế và thu khác.

…….

 Phân cấp quản lý:

C c ph ó 4 Phịng thuế trước bạ Phịng ấn chỉ Phòng thanh tra, xử lý tố tụng C c Phòng nghiệp vụ 1 Phòng quốc doanh 1 Phịng quốc doanh 2 C C T R Ư N G Phịng hành chính C c ph ó 2 Phịng máy tính Phịng tài chính - ngân hàng

Phịng đầu tư nước ngồi

Phịng tổ chức cán bộ

C Ơ Phòng GT - XDCB - BĐ C c ph ó 1 Phịng thương nghiệp Phịng văn hố - xã hội Phịng nơng lâm Phịng cơng nghiệp Phòng tài vụ

2.1.1.2. Khái qt phịng thuế Cơng nghiệp

Phịng thuế cơng nghiệp là phịng trực thuộc cục thuế Hà nội, phịng gồm có 1 trưởng phịng, 3 phó phịng và 24 cán bộ trong biên chế trực tiếp quản lý các doanh nghiệp công nghiệp.

 Nhiệm vụ của phịng thuế cơng nghiệp:

- Nắm chắc các đối tượng nộp thuế, hướng dẫn các đơn vị nộp thuế trong quá trình hành thu

- Đôn đốc các đơn vị nộp tờ khai thuế theo đúng thời gian quy định - Có trách nhiệm kiểm tra các tờ khai thuế của doanh nghiệp

- Lập báo cáo quyết tốn thuế trình lên cục thuế

2.1.2. Một số đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Công nghiệp trên địa bàn Hà nội

Góp phần vào kết quả chung của cả nước. Hà nội vừa khẳng định là một địa bàn kinh tế trọng điểm của cả nước, nền kinh tế thủ đơ nói chung và nền kinh tế cơng nghiệp nói riêng đã đạt được nhiều kết quả khả quan, thực hiện được những mục tiêu do nghị quyết HĐND đề ra. Đặc biệt là sau khi các luật thuế mới ra đời nền kinh tế thủ đơ đã có những bước tăng trưởng đáng kể, nhất là đối với các doanh nghiệp công nghiệp.

Hiện nay các doanh nghiệp công nghiệp thuộc phịng Cơng nghiệp quản lý bao gồm hai loại hình, đó là doanh nghiệp Cơng nghiệp Trung ương và doanh nghiệp Công nghiệp Địa phương.

Với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương, đây là những doanh nghiệp có vốn lớn, điều kiện trang thiết bị máy móc hiện đại, đặc biệt trong những năm gần đây đã sản xuất một số ngành công nghệ cao như lắp ráp điện tử, sản xuất đồ da dụng…Những ngành nghề này đóng góp phần lớn số thu cho NSNN trong khối doanh nghiệp công nghiệp.

Với doanh nghiệp Công nghiệp địa phương: nhìn chung các doanh nghiệp Công nghiệp Địa phương có quy mơ nhỏ bé vẫn cịn đang sử dụng các thiết bị, máy móc cũ nhập từ các nước Liên Xơ cũ …các doanh nghiệp này thường đóng góp số thu NSNN nhỏ trong khối Cơng nghiệp.

Như vậy trong những năm qua các doanh nghiệp nhà nước khối Công nghiệp trên địa bàn Hà nội đã thực sự phát huy được vai trị chủ đạo của mình đối với nền kinh tế thủ đô, luôn dẫn đầu trong việc nộp NSNN với số nộp cao- là nguồn thu chính cho NSNN.

2.2. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC HỒN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁCDOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các doanh nghiệp công nghiệp trên điạ bàn hà nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)