CHƯƠNG I : THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
3.2. Giải pháp hoàn thiện cơng tác hồn thuế VAT đối với doanh nghiệp
3.2.6. Tăng cường xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm trong hoàn thuế
hoàn thuế
Cho đến nay việc kiểm tra hoàn thuế chủ yếu được thực hiện sau khi đã hoàn thuế cho doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp chấp hành đúng theo quy định của luật thuế, song bên cạnh đó cịn một số đơn vị ln tìm cách để chiếm đoạt tiền của NSNN, những đơn vị này nếu khơng bị phát hiện thì đó là một cơ hội tốt để chiếm dụng trái phép tiền của NSNN, còn nếu bị phát hiện họ sẽ nộp phạt và chỉ nộp phạt “vi phạm hành chính trong lĩnh vực hồn thuế”... chính vì việc sử lý thiếu nghiêm chưa kiên quyết, xử lý còn nương nhẹ nên đối tượng vi phạm vẫn coi thường pháp luật và tiếp tục bịn rút NSNN.
Để giảm bớt tình trạng gian lận trong hồn thuế, ngành thuế và các cơ quan chức năng cần phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm đồng thời cũng xử lý theo theo pháp luật đối với những cán bộ có hành vi ăn hối lộ, tiếp tay cho đối tượng vi phạm.
Ngoài ra để các vụ vi phạm được xử lý có hiệu quả thì cần phải trao thêm quyền hạn cho cơ quan thuế, bởi vì nhiều khi cơ quan thuế phát hiện ra hành vi vi phạm nhưng lại khơng được quyền xử lý chính điều này đã tạo ra kẽ hở cho những đối tượng gian lận len lỏi vào.
3.2.7. Đẩy mạnh việc hình thành dịch vụ tư vấn thuế
Việc thất thốt tiền của NSNN thơng qua cơng tác hồn thuế khơng hẳn là do hành vi ham lợi của doanh nghiệp. Tất nhiên phần lớn là do hành vi ham lợi của doanh nghiệp, song bên cạnh đó cịn có một số đơn vị chưa nắm rõ, chưa biết hết yêu cầu của luật thuế mà kê khai nhầm..., điều này cũng có thể gây thất thốt cho NSNN.
Mặc dù hiện nay pháp luật về thuế GTGT đang ngày được hồn chỉnh, quy trình quản lý thuế ngày càng được cải tiến theo nguyên tắc đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự tính và nộp thuế theo thơng báo của cơ quan thuế vụ. Nhưng không phải tất cả các đối tượng đều nắm chắc và hiểu biết đầy đủ về pháp luật thuế để thực hiện tốt nghĩa vụ thuế của mình. Hơn nữa, các sắc thuế mới được áp dụng ở nước ta, thuế GTGT còn là vấn đề bỡ ngỡ gây lúng túng cho doanh nghiệp do đó tư vấn thuế chính là một chức năng cơ bản của các cơ quan chức năng thuế nhằm tăng cường ý thức tự giác, tự nguyện thực hiện các luật thuế của đối tượng nộp thuế, đảm bảo việc kê khai đúng, đầy đủ và kịp thời.
Mặt khác sự phát triển của dịch vụ tư vấn thuế sẽ góp phần làm giảm nhân viên ngành thuế và chính là một phần của cơng tác cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế. ở Nhật Bản, từ năm 1950 đến nay, số nhân viên tong ngành thuế khơng những khơng tăng mà cịn giảm (năm 1955 là 57000 người so với 62.000 người năm 1950); Trong khi ở nước ta, số nhân viên ngành thuế ngày càng lớn, nhưng hiệu quả thực hiện công tác thuế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; Thời gian gần đây các cơ quan thuế đã tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật thuế GTGT thông qua các phương tiện thông tin đại chúng( chuyên mục về thuế trên truyền hình, trên các ấn phẩm...) đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về thuế cho doanh nghiệp...
Tuy nhiên, những hoạt động trên chưa nhiều và quan trọng là chưa có độ sâu cần thiết, nên chất lượng cơng tác tun truyền, phổ biến chưa cao khơng ít cơ quan thuế, cán bộ thuế còn quan liêu, sách nhiễu khi doanh nghiệp tìm đến để giải đáp thắc mắc về thuế. Hiện nay dịch vụ tư vấn về thuế mới chỉ được thành lập ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM. Song các chuyên gia tư vấn thuế hiện nay thì khơng chỉ thiếu về số lượng mà năng lực tư vấn thuế cũng còn là một vấn đề bất cập. Thực tế đó khiến cho nhiều doanh nghiệp vướng mắc về thuế mà khơng biết hỏi ai.
Hơn nữa hình thức dịch vụ tư vấn thuế còn đơn điệu, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu tư vấn đa dạng của doanh nghiệp. Các hình thức tư vấn mới thơng qua các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại chưa được áp dụng phổ biến (như tư vấn qua điện thoại, fax, tư vấn qua mạng thông tin Internet...). Nội dung tư vấn cũng mới chỉ dừng lại ở việc thông tin về thuế suất, thủ tục đăng ký, khai nộp thuế. Tư vấn thuế chưa thực sự thể hiện tính cách một q trình hỗ trợ doanh nghiệp từ khâu lập sổ sách kế toán, nhập hoá đơn chứng từ...
Như vậy thúc đẩy dịch vụ tư vấn thuế phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay đang trở thành một yêu cầu bức thiết, nhằm hạn chế tình trạng tiền từ NSNN “chảy” vào túi của doanh nghiệp bất hợp pháp.
Để làm được điều này, địi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ trên các mặt: Thể chế hoá bằng văn bản các dịch vụ tư vấn thuế nói chung tư vấn thuế GTGT nói riêng; khuyến khích và có cơ chế ưu đãi phát triển các tổ chức tư vấn thuế; Hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực cho các chuyên gia, cán bộ làm công tác tư vấn thuế, cải thiện các điều kiện tiếp cận thông tin cho các tổ chức, các nhà tư vấn; Đẩy mạnh hội nhập trong lĩnh vực tư vấn bằng việc tạo điều kiện cho các tổ chức tư vấn nước thuê chuyên gia nước ngoài vào làm việc; Tăng cường công tác tuyên truyền cho các doanh nghiệp sử dụng tư vấn thuế trong hoạt động của mình như là một biện pháp minh bạch hố tình hình tài chính doanh nghiệp và chấp hành tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước.