Tiếp tục thay đổi việc hoàn thuế

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các doanh nghiệp công nghiệp trên điạ bàn hà nội (Trang 69)

CHƯƠNG I : THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

3.2. Giải pháp hoàn thiện cơng tác hồn thuế VAT đối với doanh nghiệp

3.2.2. Tiếp tục thay đổi việc hoàn thuế

Hoàn thuế hợp lý vừa tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh lại vừa tạo ra hiệu quả đối với ngành thuế trong q trình

hành thu. Chính vì vậy thay đổi việc hồn thuế cho phù hợp là một yêu cầu cần thiết đối với ngành thuế hiện nay.

Nếu như trước đây, mọi DN đều được áp dụng theo quy trình hồn thuế là: Hồn trước kiểm sau, nay phịng tiến hành phân loại DN thành hai loại để kiểm tra hồ sơ và tiến hành hoàn thuế đối với những DN nào hiện nay đang thực hiện tốt quy định về sổ sách kế tốn, chấp hành chính sách thuế tốt khơng có hành vi vi phạm sẽ được hồn thuế theo quy trình hồn trước kiểm sau. Cịn đối với những doanh nghiệp thực hiện chế độ hoá đơn chứng từ khơng tốt, đã có hành vi trốn thuế thì sẽ kiểm tra xong rồi mới hoàn thuế (kiểm tra trước-hoàn sau).

Việc phân loại này một mặt sẽ đẩy nhanh tốc độ hoàn thuế giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi được số vốn đã bỏ ra đối với những doanh nghiệp thực hiện chế độ sổ sách kế tốn tốt, mặt khác có thể hạn chế những gian lận trong hoàn thuế đối với những doanh nghiệp có hành vi vi phạm ( thơng qua cơng tác kiểm tra trước khi hoàn).

3.2.3. Tăng cường cơng tác quản lý và sử dụng hố đơn

Một trong những nguyên nhân khiến số tiền NSNN “ra đi” ngày càng nhiều thơng qua cơng tác hồn thuế là do cơng tác quản lý và sử dụng hố đơn cịn nhiều bất cập, bất cập này được nảy sinh cả từ hai phía, từ phía doanh nghiệp do ham lợi nên tiến hành vi phạm, cịn từ phía ngành thuế thì có rất nhiều ngun nhân do trình độ cán bộ thuế, do cơ sở vật chất kỹ thuật...

Vậy nên để hạn chế được tình trạng gian lận trong hồn thuế thơng qua hoá đơn chứng từ, trước hết chúng ta phải có quy trình quản lý hố đơn chứng từ phù hợp. Đây chính là lý do cần phải tăng cường cơng tác quản lý-sử dụng hố đơn trong thời gian tới.

-Thứ nhất: Về thủ tục mua bán hoá đơn lần đầu do bộ tài chính phát

Kể từ ngày 2/1/ 2003, có một số thay đổi về thủ tục mua bán hố đơn lần đầu do bộ tài chính phát hành. Theo đó, đối với tổ chức, cá nhân mua bán hoá đơn cần các thủ tục sau: Giấy giới thiệu mua bán hoá đơn do người đứng đầu tổ chức ký, cơng văn mua hố đơn đối với tổ chức do người đứng đầu ký, đơn đề nghị mua hoá đơn đối với hộ gia đình sản xuất do chủ hộ ký, xuất trình chứng minh thư nhân dân của người trực tiếp mua hoá đơn, giấy chứng nhận đăng ký thuế kèm theo bản photocopy, sơ đồ các địa điểm sản xuất kinh doanh, phịng giao dịch do tổ chức, cá nhân vẽ có xác nhận và cam kết của người đứng đầu tổ chức, khi thay đổi địa điểm để sản xuất kinh doanh thì trong vịng 10 ngày, tổ chức và cá nhân thuê địa điểm mới phải gửi cho cơ quan thuế sơ đồ địa điểm mới đính kèm hợp đồng thuê nhà. Doanh nghiệp nếu khơng kê khai thuế hoặc có kê khai nhưng khơng có doanh thu sau một tháng mua hố đơn thì khơng được tiếp tục mua hố đơn do cơ quan thuế phát hành. Quy định này một mặt sẽ kiểm tra được sự tồn tại của doanh nghiệp, mặt khác hạn chế được tình trạng kinh doanh hố đơn đối với các doanh nghiệp.

- Thứ hai : Tăng cường ứng dụng tin học vào trong cơng tác quản lý hố

đơn: Sau hơn 4 năm thực hiện hoàn thuế GTGT, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng cơng tác quản lý hố đơn chứng từ khơng tránh khỏi những kẽ hở khiến cho một số phần tử có cơ hội lợi dụng để bịn rút NSNN, hiện nay trên thị trường tồn tại rất nhiều loại hoá đơn nên việc quản lý hoá đơn chứng từ khơng phải là đơn giản đặc biệt tình trạng hố đơn “giả”, “thật” lẫn lộn gây khó khăn cho cán bộ quản lý. Chính vì vậy, để quản lý hố đơn chứng từ có hiệu quả nhất thì chỉ bằng cách nối mạng tin học toàn ngành thuế trên phạm vi cả nước. Việc làm này sẽ giúp rất nhiều cho cơ quan thuế trong cơng tác quản lý hố đơn chứng từ cũng như cơng tác xác minh hố đơn.

Đồng thời các doanh nghiệp đăng ký theo phương pháp khấu trừ đều phải đưa hoá đơn GTGT vào đĩa để ngành thuế truy cập khi đối chiếu. Hiện tại, với phương pháp thủ công việc xác minh đối chiếu hoá đơn chứng từ gặp

rất nhiều khó khăn mà độ chính xác lại khơng cao. Nếu như thực hiện được việc nối mạng tin học của toàn ngành thuế thì cơng tác quản lý hố đơn chứng từ chắc chắn sẽ có hiệu quả hơn, hạn chế được tình trạng lợi dụng hố đơn để moi tiền NSNN.

- Thứ ba: Tiếp tục khuyến khích sử dụng hố đơn tự in

Thời gian qua các doanh nghiệp tự in hoá đơn đã quản lý khá tốt, tự giác và chịu trách nhiệm cao trước pháp luật. Hoá đơn tự in rất thuận lợi vì nó vừa hạn chế được tệ nạn mua bán hoá đơn, sử dụng hoá đơn giả, hơn nữa hoá đơn được thiết kế phù hợp với nhu cầu, mục đích kinh doanh, giới thiệu quảng bá sản phẩm của từng doanh nghiệp. Trên tờ hố đơn cịn ghi rõ tên, địa chỉ cua doanh nghiệp đã giúp họ tự khẳng định và tự chịu trách nhiệm với khách hàng và trước pháp luật bảo đảm cả về cơng tác hoạch tốn, kế tốn trong việc sử dụng hoá đơn.... Với những ưu điểm này ngành thuế đã có chủ trương duy trì việc khuyến khích các doanh nghiệp tự in hố đơn cùng với việc trang bị máy tính cho ngành thuế nối mạng để quản lý, sử dụng và đối chiếu chéo trong cả nước, để kiểm tra phát hiện sai phạm thì việc khuyến khích sử dụng hố đơn tự in sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường nội bộ để quản lý, sử dụng hoá đơn và ngăn ngừa các trường hợp sử dụng hoá đơn bất hợp pháp của đơn vị khác.

- Thứ tư: Cải tiến cơ chế quản lý về hoá đơn.

Đây là một giải pháp nhằm hạn chế tình trạng khai giảm doanh thu, giảm thuế GTGT đầu ra để được hoàn thuế.

+ Áp dụng cơ chế thẻ giảm giá cho người mua lẻ khi lấy hoá đơn mục đích chính là quyền lợi của người mua với nghĩa vụ nộp thuế của họ. Thuế GTGT đánh vào người mua nhưng họ khơng có quyền lợi gì và biện pháp gì giám sát các trung gian nộp hộ (các nhà cung cấp) khi nộp thuế cho nhà nước, tất yếu người mua thờ ơ với quy định lấy hoá đơn khi mua hàng-việc áp dụng cơ chế thẻ giảm giá sẽ khuyến khích người mua lẻ lấy hố đơn và do đó giúp cho cơ quan thuế có thể xác định được doanh số bán ra thực của doanh nghiệp

+ Thiết kế lại hố đơn tài chính cho nhỏ gọn và bổ sung một số nội dung cho phù hợp điều này sẽ giúp cho việc kê khai đầy đủ đồng thời giúp cho cơng tác xác minh hố đơn được thực hiện dễ dàng tiết kiệm thời gian, chi phí đối với cơ quan thuế kích thước hố đơn có thể đa dạng theo các cỡ hay khổ giấy in hoá đơn trên các máy bán hàng siêu thị và máy in văn phịng (có thể là khổ 4cm; 6cm; 12cm và 21cm). Theo đó có thể thiết kế và bổ sung hoá đơn như sau:

Nội dung được bổ sung 2 điểm: số chứng minh thư cho người tiêu dùng cá nhân, chiết khấu cho người mua sẽ ghi theo tỷ lệ quy định giảm giá cho người mua là người tiêu dùng cá nhân, còn các doanh nghiệp đã được khấu trừ khi hoạch tốn th ở đơn vị mình. Ví dụ: thuế GTGT 10%...Ngược lại, nếu người bán hàng ghi giá trị hoá đơn thấp hơn giá trị thật hay khơng xuất hố đơn thì quyền lợi người mua bị xâm hại nên tự người mua sẽ yêu cầu

HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG

Liên:............ Ngày, tháng

Số hoá đơn:.........

Đơn vị bán, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế:

Họ tên người mua, địa chỉ, mã số thuế, số chứng minh thư...

Hình thức thanh tốn:

Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền: Số tiền:

THUẾ GTGT:

Chiết khấu cho người mua: Cộng tiền thanh toán:

người bán thực hiện nghiêm chỉnh việc ghi hố đơn khi xuất hàng. Người bán hàng cũng khơng thể thu thập được số lượng lớn số chứng minh thư hay chữ ký của người mua cho nhiều tờ hoá đơn. Như vậy khi áp dụng đồng bộ các biện pháp sẽ khuyến khích mọi người sử dụng hố đơn và giảm thiểu khối lượng và bộ máy kiểm tra, giám sát của cơ quan thuế đồng thời các biện pháp quản lý đồng bộ vẫn đảm bảo tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho những người kinh doanh để phát triển kinh tế.

- Thứ năm: Bắt buộc các đơn vị kinh doanh nếu khơng sử dụng hố đơn

tự in khi mua hố đơn do bộ tài chính phát hành để sử dụng phải ghi (đóng dấu) đầy đủ: Tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 (liên giao cho khách hàng) của từng số hoá đơn trước khi mang ra cơ quan thuế. Đây là một biện pháp rất tốt để hạn chế các trường hợp vi phạm chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn chứng từ. Việc ghi các chỉ tiêu trên liên hố đơn là cơng việc mà người kinh doanh dù trước hay sau khi mua đều phải thực hiện. Nhưng với quy định này giúp cho cơ quan thuế cũng như đối tượng mua hoá đơn kiểm tra kịp thời số lượng hoá đơn cấp có đầy đủ, hư hỏng hay khơng, đề cao trách nhiệm của đối tượng sử dụng hoá đơn trong việc bảo quản, sử dụng tốt hơn, đồng thời hạn chế tình trạng kinh doanh gây thất thốt cho NSNN trong thanh tốn cũng như trong hồn thuế. Để thực hiện tốt việc ghi trên hoá đơn như quy định cơ quan thuế cần phải:

- Thường xuyên phổ biến tuyên truyền rõ ràng, sâu rộng về có ý nghĩa của việc ghi hố đơn theo quy định để đối tượng mua hoá đơn yên tâm thực hiện. Cơ quan thuế cần thường xun theo dõi, chỉ đạo cơng tác ghi trên hố đơn theo quy định để thuận lợi cho cơng tác kiểm tra, chống hố đơn giả.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi về không gian, thời gian và các công cụ, dụng cụ liên quan đến việc đóng dấu.

- Phải quy định rõ trách nhiệm kiểm tra hoạt động đóng dấu của cán bộ để hạn chế đối tượng đóng dấu sót số hố đơn.

Trên đây là các giải pháp về tăng cường quản lý cơng tác phát hành và sử dụng hố đơn, nếu việc quản lý được thực hiện tốt thì cơng tác hồn thuế sẽ đem lại hiệu quả cao và ngược lại.

3.2.4. Tiếp tục đổi mới cơ chế thanh toán trong hoạt độngmua bán, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) đối với đối mua bán, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) đối với đối tượng nộp thuế

Nhìn lại các văn bản pháp quy ban hành về việc thực hiện thuế GTGT trong thời gian qua, có thể dễ dàng nhận thấy, khơng giống các văn bản pháp quy khác, Nghị định chờ thông tư, Thông tư chờ chỉ thị, quyết định và các văn bản hướng dẫn của các cấp các ngành, Tổng cục thuế quá bức xúc trước tình trạng “rút ruột nhà nước” thơng qua hồn thuế nên ngay trong tháng 9 vừa qua đã có nhiều văn bản được ban hành kịp thời. Cụ thể ngay trong ngày ký nghị định 76 (ngày 13/9/2002). Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã yêu cầu các bộ ngành như: Bộ tài chính, bộ tư pháp, bộ công an, Ngân hàng Nhà nước, chủ tịch UBND cấp tỉnh, viện kiểm sốt, tồ án nhân dân tối cao và các cơ quan thông tin đại chúng từ trung ương tới địa phương phải bắt tay ngay vào việc tăng cường cơng tác quản lý thu thuế. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra rằng: Đối với hàng xuất khẩu có hố đơn GTGT, doanh nghiệp đã đăng ký mã số thuế kinh doanh thì chỉ nên hồn thuế cho lượng hàng hoá xuất khẩu thực thu ngoại tệ qua ngân hàng. Mặc dù lấy tiêu chí “phải thanh tốn qua Ngân hàng mới được hồn thuế” ban đầu có gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp thuộc khối thương nghiệp, xuất khẩu nơng, lâm, thuỷ sản là chính, thanh tốn bằng tiền mặt là chủ yếu. Song để hạn chế gian lận trong hồn thuế thì buộc phải có điều kiện này, bởi vì thanh tốn qua Ngân hàng sẽ giúp cơ quan thuế kiểm soát được số lượng hàng hoá thực xuất khẩu bằng việc chứng minh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, tờ khai hải quan và đặc biệt là số tiền từ Ngân hàng đối phương chuyển sang. Thực tế ở nước ta hiện nay mới chỉ áp dụng việc thanh

toán qua Ngân hàng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên theo thông báo dự thảo của tổng cục thuế thì trong thời gian tới bắt buộc tất cả các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp thực hiện mua bán nội địa cũng phải thực hiện thanh tốn qua Ngân hàng mới được hồn thuế.

3.2.5. Cần chú trọng hơn nữa cơng tác kiểm tra hồn thuế

Luật thuế GTGT ra đời đã khuyến khích sự phát triển sản xuất kinh doanh, tạo động lực cho sự phát triển của DN, tránh được tính trùng... và một trong những ưu điểm nổi bật so với thuế doanh thu là luật thuế GTGT cho phép DN tự kê khai, tự tính và nộp thuế theo thơng báo của cơ quan thuế, tuy nhiên chính vì cơng tác tự kê khai tự tính nên đã để lại khơng ít những hạn chế đối với cơng tác hồn thuế, một số doanh nghiệp đã lợi dụng cơng tác tự tính, kê khai để kê khai tăng số thuế GTGT đầu vào hoặc ghi giảm doanh thu hàng bán ra hay giảm số thuế GTGT đầu ra. Thật vậy công tác thanh tra, kiểm tra hồn thuế hết sức quan trọng. Nếu bng lỏng công tác thanh tra, kiểm tra sẽ là khe hở cho các DN có cơ hội trốn lậu thuế và số tiền NSNN ra đi sẽ ngày một lớn. Để tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra hồn thuế GTGT phải làm tốt các cơng việc sau:

 Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của bộ hồ sơ hoàn thuế.

Một bộ hồ sơ hoàn thuế được coi là đầy đủ, hợp lý thì đầu tiên trách nhiệm thuộc về phía DN. Bên cạnh sự giúp đỡ của cán bộ thuế DN phải tự tìm hiểu luật thuế, tự xác định mình thuộc đối tượng, trường hợp nào. Từ đó tiến hành lập hồ sơ hoàn thuế, đặc biệt các đơn vị phải có ý thức tự giác trong việc kê khai hồn thuế theo đúng nghiệp vụ phát sinh.

Đối với cơ quan thuế khi xét hồ sơ hoàn thuế cần chú ý một số điểm sau: - Đối với thuế đầu vào:

+ Các trường hợp được tính khấu trừ đối với hàng hố xuất khẩu phải kiểm tra xác định mối quan hệ giữa hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá dịch vụ mua vào.

+ Những chứng từ có ghi giá thanh tốn bao gồm cả thuế GTGT thì phải xác định giá khơng thuế và thuế đầu vào.

+ Thuế đầu vào của tài sản cố định được khấu trừ nếu có sự thay đổi mục đích sử dụng thì phải xác định lại phần được khấu trừ.

- Đối với thuế đầu ra:

+ Xác định đúng doanh thu bán hàng và thuế suất áp dụng cho từng mặt hàng, dịch vụ theo đúng chế độ hiện hành và theo đặc điểm của ngành nghề đối với kinh doanh.

+ Cơ quan thuế cần thường xuyên nhắc nhở khẳng định hơn nữa trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các số liệu kê khai trên hồ sơ hoàn thuế dần tạo thành một thói quen trong kê khai đối với đối tượng này.

- Ngành thuế nên thiết kế mẫu tờ khai hoàn thuế với đầy đủ thông tin cần kiểm tra, đặc biệt có thể đưa lên mạng vi tính những dữ liệu cần thiết hơn để đơn giản và rút ngắn thời gian kiểm tra từ đó xác định ra việc sử dụng hoá

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các doanh nghiệp công nghiệp trên điạ bàn hà nội (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)