Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thực trạng IPO việt nam và những nhân tố ảnh hưởng định giá thấp nghiên cứu tài chính doanh nghiệp (Trang 38 - 41)

Bảng 7

Trình bày những thống kê đặc điểm những công ty và việc định giá thấp trong suốt mẫu nghiên cứu. Giá trị IPO trung bình là khoảng 71,42 triệu đô, riêng 3 năm cuối cùng là trên 110 triệu đơ / năm. Mức giá phát hành trung bình hầu như ổn định trong giai đoạn 1988 – 1998 nhưng nó đã vượt trên mức 14,5$ trong năm 1999 và 2000. Khoảng 45% của mẫu những cơng ty IPOs thì được bảo lãnh bởi vốn đầu cơ. Và tỷ lệ phần trăm này tăng cao hơn trong những năm đầu thập niên 1990s, trong năm 1999 và 2000. Trong khi khoảng 44% những công ty IPO báo cáo sự thâm hụt trong 1 năm trước khi phát hành ra công chúng và tỷ lệ này tăng 80% trong năm 1999 và 2000. Tính trung bình 46% những cơng ty trong thời kỳ mẫu là những cơng ty liên quan đến cơng nghệ, nó chiếm khoảng hơn ½ từ năm 1995 đến 2000. Khoảng 33% của những cơng ty thì tiến hành IPO để hồn trả hay giảm nợ. Tỷ lệ phần trăm này hầu như không đổi từ 1988 – 1998. Trong 1999 và 2000, phần trăm của những công ty tiến hành IPO để hoàn trả nợ giảm 17% và 5%. Trong 1988, chỉ 7% công ty IPO đã sửa đổi bảng giá dự bị/mở đầu. Phần trăm này tăng đến 25% và 44% sau đó. Bradley và Jordan (2002) đã báo rằng khoảng 36% những công ty IPO trong mẫu quan sát của họ nằm trong bảng giá được cơng bố. Trong khi chúng ta có một kết quả tương tự khoảng 34%. Trung bình 32% IPOs có mức giá phát hành cuối cùng hoặc nằm trên, hoặc nằm dưới bảng giá công bố. Chỉ 18% IPOs được định giá nằm bên ngoài khoảng này trong 1989. Trong khi đó, mức tỷ lệ này cao trong năm 2000 (43%).

Bảng 8

Chúng ta so sánh đặc điểm phát hành và trình bày thống kế giữa những mức cao và thấp của sự khác biệt một quan điểm. Sử dụng những thước đo khác nhau của sự khác biệt về quan điểm, chúng ta nhận thấy rằng phát hành với sự khác biệt về quan điểm cao thì được bảo lãnh bởi vốn đầu cơ hơn là mức khác biệt thấp. Mức khác biệt cao phát hành từ khoảng 50% đến 60% VC-backed trong khi sự khác biệt thấp nằm trong khoảng 30% - 40%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 0,01 cho tất cả các kích thước/độ lớn của các công ty đặc trưng. Việc phát hành ra công chúng khơng có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với những cơng ty có thu nhập tốt hay xấu một năm trước khi phát hành ra công chúng, cho những công ty sử dụng cho

Nghiên cứu Tài chính doanh nghiệp

mục đích hồn trả nợ hay những mục đích khác, và cho những cơng ty có hay khơng sự điều chỉnh trên bảng giá dự bị/mở đầu. Tuy nhiên, những công ty không liên quan đến công nghệ và phát hành với mức giá cuối cùng nằm ngồi bảng giá cơng bố có ý nghĩ thống kê.

Phát hành với mục đích để trả nợ thì cũng có mức giá phát hành trung bình cao hơn so với phát hành cho những mục đích khác cũng như xét về mặt người bảo lãnh thì phát hành với mức khác biệt quan điểm cao hơn, có một sự xếp hạng về ý nghĩa thống kê cao hơn. Phát hành với mục đích để hồn trả nợ (sự khác biệt về quan điểm thấp) có mức xếp hạng bảo lãnh trung bình cao hơn những mục đích khác một cách đáng kể.

Bảng 10

Chúng ta trình bày kết quả hồi quy OLS của định giá thấp khi tiến hành IPO và các đại diện của sự khác biệt về quan điểm. Từ bảng kêt quả (cột 1) ta thấy VC-backed có mức giá phát hành cao hơn, biến overhang (số cổ phần còn lại để đưa ra cơng chúng) càng cao thì mực độ định giá thấp càng cao. Trong cột 2, chúng ta thêm các biến khác vào (như trong bảng phần phụ lục). Chúng ta thấy rằng Firms with loss và Tech- Firms có ý nghĩa thống kê và mối tương quan thuận với mức độ định giá thấp, cho chúng ta thấy rằng với mức càng cao của các nhân tố đại diện này sẽ cho mức độ định giá thấp càng lơn hơn, nghĩa là càng mong đợi sự tăng giá trong thị trường thứ cấp. Tương tự cho các biến khác, nhìn một cách tổng quát, các biến này đại diên cho sự khác biệt về quan điểm, có tương quan thống kê thuận với mực độ định giá thấp của công ty khi tiến hành IPO.

Qua những phân tích thực nghiệm cũng như lý thuyết nghiên cứu (được thực hiện với các công ty trên nước Mỹ) thì chúng ta có thể thấy rằng, các nhà đầu tư có khuynh hướng định giá thấp cổ phần IPO để mong đợi một tỷ suất sinh lợi mong đợi ở thị trường thứ cấp, khi mà những ràng buộc về quyền sở hữu khơng cịn.

Thơng qua phần tích “sự khác biệt về quan điểm” của các nhà đầu tư bằng những biến đại diện như trong phần trình bày đã nêu thì các nhân tố tương đối đa dạng. Với mục đích dựa vào bài nghiên cứu này để ứng dụng vào Việt Nam để xem các nhân tố tác động ra sao cũng như tình hình định giá, tuy nhiên do giới hạn về mặt thời gian và kiến thức, tác giả chưa có điều kiện để thực hiện bài một cách hồn chỉnh, phần trình bày ở đây mang tính chất tham khảo, để sau này có thể phát triển thêm ứng dụng vào Việt Nam.

Nghiên cứu Tài chính doanh nghiệp

KT LUN

Nhìn chung trong thời gian qua tình hình IPO Việt Nam cũng tương đối mạnh mẽ từ khi bắt đầu vào năm 2000 đến nay, tuy nhiên với ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu thì bức tranh IPO vào năm 2008 có phần ảm đạm. Hơn nữa, trên thị trường Việt Nam hiện nay, cũng tồn tại không ít những tiêu cực ảnh hưởng đến quá tình định giá cũng như đấu giá trước khi thực hiện IPO. Đây là vấn đề mà chúng ra cần phân tích, tìm ra ngun nhân cũng như những tác động của nó để có được những biện pháp hữu hiệu nhất giúp thị trường IPO năm 2009 có những biến chuyển mới, giúp nền kinh tế phát triển, tạo thêm nguồn vốn cho các cơng ty và qua đó đưa thị trường chứng khoán phát triển, phục hồi sau giai đoạn suy thối…

Nghiên cứu Tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng IPO việt nam và những nhân tố ảnh hưởng định giá thấp nghiên cứu tài chính doanh nghiệp (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)