Xác định tội danh cho hành vi của P.

Một phần của tài liệu bài tập luật hình sự (Trang 30 - 31)

Theo Thông tư liên tịch số 17 ngày 24 tháng 12 năm 2007 Bộ công an – Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao – Toà án nhân dân Tối cao – Bộ tư pháp: “Trường hợp một người biết là chất ma túy giả nhưng làm cho người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi… thì người đó khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm về ma túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS, nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác nữa trong cấu thành tội phạm của tội này”.

Như vậy, ta cần xét xem hành vi của P có thoả mãn các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 174 BLHS hay không.

– Khách thể:

Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu. Hành vi lừa đảo của P là nhằm thiết lập quan hệ sở hữu đối với tài sản chiếm đoạt.

Đối tượng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tài sản. Đối tượng tác động của hành vi của P cũng là tài sản (số tiền tương ứng với giá trị 2kg côcain mà C trả cho P)

– Mặt khách quan:

Hành vi tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt:

Hành vi lừa dối là điều kiện để hành vi chiếm đoạt có thể xảy ra, cịn hành vi chiếm đoạt là mục đích và là kết quả của hành vi lừa dối;

Hành vi lừa dối là hành vi cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật.

Trong trường hợp này ta thấy mặc dù biết là côcain là giả nhưng P vẫn bán cho C. Như vậy, rõ ràng P đã lừa dối C.

Hành vi chiếm đoạt trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có hai hình thức thể hiện cụ thể:

Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của chủ tài sản thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi nhận tài sản của người bị lừa dối. Vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã giao nhầm tài sản. Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang ở trong sự chiếm hữu của người phạm tội thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi giữ lại tài sản đáng lẽ phải giao cho người bị lừa dối. Vì đã tin vào thơng tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã nhận nhầm tài sản hoặc không nhận.

Trong trường hợp này, tài sản bị chiếm đoạt là số tiền tương ứng với giá trị của 2kg côcain mà C đã trả cho P. P đã giao hàng cho C chứng tỏ P đã nhận tiền của C. Từ đó cho thấy P đã thực hiện hành vi chiếm đoạt.

– Chủ thể:

Theo Điều 12 BLHS, P sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản nếu P từ đủ 14 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

– Mặt chủ quan:

Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết mình có hành vi lừa dối và mong muốn hành vi lừa dối đó có kết quả để có thể chiếm đoạt được tài sản.

Xét lỗi của P, ta thấy P biết mình có hành vi lừa dối C và mong muốn hành vi lừa dối đó có kết quả để chiếm đoạt được tài sản do đó P có lỗi cố ý trực tiếp.

Từ những phân tích trên, ta khẳng định hành vi của P cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Một phần của tài liệu bài tập luật hình sự (Trang 30 - 31)