Kiểm tra quy phạm pháp luật hình sự đã lựa chọn

Một phần của tài liệu bài tập luật hình sự (Trang 50 - 52)

* Khoản 1 và 2 Điều 93 Bộ luật hình sự

Khoản 2 Điều 93 BLHS quy dịnh cấu thành cơ bản của tội giết người.

Mặc dù điều luật này khơng có mơ tả các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội giết người, nhưng từ thực tiễn xét xử đã được thừa nhận có thể đưa ra định nghĩa: giết người là hành vi cố ý tước đoạt sự sống của rngười khác một cách trái pháp luật.

– Khách thể của tội giết người là quyền sống của con người. Đối tượng tác động

của nó là con người đang sống đang tồn tại.

Hành vi của L đã xâm hại tới quyền sống của K, Q, H. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của L chính là K, Q, H.

– Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở hành vi khách quan tước đoạt

quyền sống của người khác, tức là hành vi có khả năng trực tiếp gây ra cái chết của nạn nhân, chấm dứt sự sống của họ. Hành vi tước đoạt tính mạng (quyền sống) của người khác trong mặt khách quan của tội giết người phải là hành vi trái pháp luật. Hậu quả chết người không phải là dấu hiệu bắt buộc (dấu hiệu định tội) của tội này, mà nó chỉ là dấu hiệu để xác định tội phạm hoàn thành. Nếu hậu quả chết người khơng xảy ra vì do ngun nhân chủ quan thì hành vi phạm tội được coi là giết người chưa đạt.

Trong trường hợp hậu quả chết người xảy ra người định tội danh cần phải kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả đó để từ đó xác định mức độ trách nhiệm hình sự của người phạm tội.

Trong thực tiễn xét xử, nhiều trường hợp việc xác định mối quan hệ nhân quả này hết sức phức tạp, nên theo hướng dẫn của Tồ án tối cao cần thiết phải có kết luận của Hội đồng giám định pháp y.

Căn cứ vào các tình tiết của vụ án cho thấy hành vi dùng súng K54 bắn vào K và Q là hành vi nguy hiểm cho xã hội trực tiếp xâm hại đến quyền sống của K và Q. Đây là hành vi tước đoạt sự sống của K và Q một cách trái phép, bị pháp luật cấm. Tuy nhiên, nó chưa gây ra cái chết cho nạn nhân nên theo Điều 18 BLHS thì đây là trường hợp giết người chưa đạt. Còn cái chết của chị H được coi là hậu quả của hành vi giết người chưa đạt này gây ra.

– Chủ thể của tội giết người là bất cứ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt

nhiều năm và khơng có biểu hiện gì của người mất hoặc hạn chế năng lực trách nhiệm hình sự. Như vậy, L là người đã thoả mãn đầy đủ các điều kiện của chủ thể tội giết người

– Mặt chủ quan của tội giết người thể hiện ở dấu hiệu lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián

tiếp. Dấu hiệu mục đích và động cơ phạm tội khơng phải là dấu hiệu bắt buộc.

Các tình tiết của vụ án cho thấy L có ý định giết K và Q. Biết hai người này hẹn hò nhau tại nhà trọ của Q nên L đã lấy súng K54 phục trước nhà trọ của Q, sau đó bắn hai người này. Với các tình tiết của sự việc cho thấy L thực hiện hành vi phạm tội bằng lỗi cố ý trực tiếp, L biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật cấm nhưng vẫn cứ thực hiện, bởi L mong muốn tước đoạt tính mạng của K và Q nhằm thoả mãn sự ghen tuông của cá nhân.

So sánh, đối chiếu với các dấu hiệu pháp lý của tội giết người theo khoản 2 Điều 93 và Điều 18 Bộ luật hình sự cho thấy L phạm tội giết người chưa đạt.

Tuy nhiên, căn cứ vào các tình tiết của vụ án cho thấy L có ý định giết K và Q. Do vậy, L phạm tội trong trường hợp giết nhiều người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 93 Bộ luật hìhn sự với tư cách là một tình tiết tăng nặng định khung.

Tóm lại: Lê Thị L phạm tội giết người chưa đạt. Tội danh và hình phạt được quy

định tại điểm a khoản 1 Điều 93 và Điều 18 Bộ luật hình sự.

Chú ý: Khi giải quyết vụ án này có thể có quan điểm cho rằng cần phải truy cứu

trách nhiệm hình sự đối với L thêm tội vơ ý làm chết người. Nhưng theo chúng tôi việc can phạm làm chết chị H không phải là kết quả của một hành vi vơ ý thơng thường, hay nói cách khác nó khơng phải là hành vi vơ ý độc lập mà là kết quả của hành vi cố ý giết người. Nếu định tội là vô ý làm chết người thì sẽ đánh giá sai tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó. Cho nên khơng cần định thêm tội vô ý làm chết người, chỉ cần định một tội là tội giết người (chưa đạt) và coi việc làm chết chị H là một hậu quả của hành vi giết người (chưa đạt) nói trên. Về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi giết người chưa đạt mà gây ra hậu quả làm chết người khác này có thể coi khơng khác gì trường hợp giết người đã hồn thành.

* Khoản 1 và 2 Điều 230 Bộ luật hình sự

Khoản 1 Điều 230 quy định cấu thành cơ bản của tội sử dụng vũ khí qn dụng trái phép. Đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện bằng lỗi cố ý xâm phạm các quy định của Nhà nước về an tồn cơng cộng liên quan tới vũ khí quân dụng

– Khách thể bị tội phạm xâm hại là các quy định của Nhà nước về an tồn cơng

cộng liên quan tới vũ khí quân dụng.

– Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện ở hành vi sử dụng trái phép vũ khí

qn dụng. Đây là tội có cấu thành hình thức. Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi khách quan sử dụng trái phép vũ khí qn dụng. Hậu quả phạm tội khơng có ý nghĩa cho việc định tội danh.

– Mặt chủ quan của tội phạm thể hiện bằng dấu hiệu lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc

cố ý gián tiếp). Mục đích và động cơ phạm tội khơng phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội phạm này.

– Chủ thể của tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt từ 16 tuổi trở lên nếu phạm tội theo ở khoản 1 và từ đủ 14 tuổi trở lên nếu phạm tội theo khoản 2, 3 và 4 Điều 230 Bộ luật hình sự.

Dựa trên cơ sở phân tích các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng nêu trên và căn cứ vào các tình tiết diễn biến của vụ án cho thấy:

Hành vi của L dùng súng K54 để bắn K và Q, H là hành vi sử dụng trái phép vũ khí qn dụng. Nó đã xâm phạm trực tiếp những quy định của Nhà nước về an tồn cơng cộng liên quan tới vũ khí quân dụng (Điều 3 Quy chế quản lý vũ khí … được ban hành theo Nghị định 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ. Hành vi này được L thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp. Nó đã gây ra hậu quả nghiêm trọng là làm K bị thương và làm chết H.

Hành vi phạm tội này của L đã thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 230 Bộ luật hình sự.

4. Kết luận

Lê Thị L phạm tội giết người chưa đạt và tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng. Tội danh và hình phạt được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 93 và Điều 18; điểm a khoản 2 Điều 230 Bộ luật hình sự.

Một phần của tài liệu bài tập luật hình sự (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w