* Khoản 1, 2 Điều 155 khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 45 Bộ luật hình sự năm 1985 liên quan tới hành vi chiếm đoạt chiếc xe máy
* Khoản 1, 2 Điều 155 Bộ luật hình sự năm 1985
Khoản 1 Điều 155 quy định cấu thành cơ bản của tội trộm cắp tài sản của công dân.
– Khách thể bị tội phạm xâm hại là quan hệ sở hữu tài sản của công dân. Đối
tượng tác động của nó là tài sản của cơng dân.
Hành vi lấy chiếc xe máy Dream II của D đã trực tiếp xâm hại tới quan hệ sở hữu tài sản của anh L. Ông L đã mất quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt chiếc xe máy của mình
– Mặt khách quan của tội phạm
Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản của công dân gồm có hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn lén lút, bí mật; hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi chiếm đoạt tài sản và hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Tội phạm hoàn thành khi hậu quả phạm tội xảy ra.
Các tình tiết của vụ án cho thấy D lợi dụng mọi người trong gia đình nhà Ơng Lê Quốc L (ở làng lân cận) đi vắng, đã dùng kìm cộng lực cắt khố cửa vào nhà lấy chiếc xe Dream II. Như vậy, D đã thực hiện hành vi chiếm đoạt chiếc xe Dream II của ông L bằng thủ đoạn lén lút, bí mật che giấu tính chất phạm pháp của hành vi của mình đối với ơng L- chủ sở hữu tài sản. Tội phạm hoàn thành kể từ khi D chiếm đoạt được chiếc xe Dream II trị giá 5 lượng vàng.
– Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm lỗi cố ý trực tiếp, động cơ tư lợi.
Các tình tiết của vụ án cho thấy D đã nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, biết được việc thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của ông L là hành vi bị pháp luật cấm. Tuy nhận thức được rất rõ như vậy nhưng D vẫn thực hiện hành vi phạm tội với động cơ tư lợi.
Chủ thể của tội phạm địi hỏi người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt từ đủ 16 tuổi trở lên ở khoản 1 và từ đủ 14 tuổi trở lên ở khoản 2 và 3 Điều 155 Bộ luật hình sự năm 1985. D đã thoả mãn các điều kiện của chủ thể của tội phạm này.
Tóm lại: Đối chiếu với các dấu hiệu đặc trưng pháp lý của tội trộm cắp tài sản của
công dân theo khoản 1 Điều 155 Bộ luật hình sự năm 1985 thì hành vi của D đã thoả mãn các dấu hiệu của tội phạm này. Tuy nhiên, tài sản của ông L là chiếc xe Dream II với giá trị 5 lượng vàng. Theo Nghị quyết số 01/89/HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng Thẩm phán Tồ án nhân dân tối cao thì “khoảng 5 tấn gạo, 5 tấn xăng dầu, phân đạm, 5 tạ mỳ chính, 2 tấn đường trắng loại 1, hai lượng vàng, đối với tiền hoặc các loại tài sản hàng hoá, vật tư khác quy ra trị giá tương đương với 5 tấn gạo- được coi là số lượng tài sản, hàng hố, vật tư có giá trị lớn hoặc thu lợi bất chính lớn. Khi trị giá gấp 3 lần các mức nêu trên thì được coi là giá trị rất lớn hoặc có số lượng rất lớn, thu lợi bất chính rất lớn”.
Như vậy, Phạm Văn D đã phạm tội trộm cắp tài sản của công dân trong trường hợp chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn theo điểm c khoản 2 Điều 155 Bộ luật hình sự năm 1985.
Do hành vi trộm cắp tài sản của công dân xảy ra từ ngày 14/7/1995, nhưng cho đến ngày 11/6/2001 Cơ quan công an mới phát hiện ra nên cần phải kiểm tra để xác định hành vi phạm tội này đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chưa và D có được hưởng thời hiệu khơng.
Theo khoản 2 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1985, tội trộm cắp tài sản của công dân theo khoản 2 Điều 155 là tội nghiêm trọng (khung hình phạt từ 2 đến 10 năm tù). Điểm c khoản 1 Điều 45 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội này là 15 năm. Kể từ khi D phạm tội trộm cắp tài sản của công dân (14/7/1995) đến ngày phạm tội mới (11/6/2001) chưa đến 6 năm cho nên D vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi trộm cắp tài sản của mình.
Nhưng do hành vi phạm tội này lại được phát hiện và xử lý sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực pháp luật, nên cần phải vận dụng những điều luật có lợi cho D theo quy định khoản 3 Điều 7 Bộ luật này.
Hai tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 132 và Điều 155 Bộ luật hình sự năm 1985 được Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 sáp nhập thành một tội.
Khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định “Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 50 triệu đồng… thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”. Như vậy, so với quy định về tội trộm cắp tài sản trong Bộ luật hình sự năm 1985 cho thấy nhà làm luật không chỉ phi tội phạm hố mà cịn phi hình sự hố một phần loại tội phạm này.
Đối chiếu với hành vi trộm cắp chiếc xe máy Dream II (giá trị 5 lượng vàng – dưới 50 triệu đồng) của D chúng ta thấy nó chỉ thoả mãn các dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138. Theo khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999 thì khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này được áp dụng với hành vi phạm tội trên của D (áp dụng theo hướng có lợi cho D). Cũng theo khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999, tội trộm cắp tài sản do D thực hiện là tội ít nghiêm trọng và căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 23 Bộ luật hình sự năm 1999 thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm đối với loại tội này là 5 năm.
Theo các tình tiết của vụ án thì từ khi phạm tội trộm cắp tài sản của công dân (14/7/1995) đến ngày phạm tội mới (11/6/2001) đã qua gần 6 năm. Trong thời gian này D vẫn làm ăn sinh sống bình thường ở nhà, khơng trốn tránh và cũng khơng có lệnh truy nã của Cơ quan công an. Căn cứ vào các quy định tại khoản 2 và 3 Điều 23 Bộ luật hình sự năm 1999 thì D khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản nữa.
* Khoản 1 Điều 136, Bộ luật hình sự năm 1999 liên quan tới hành vi D thực hiện ngày 11/6/2001
Khoản 1 Điều 136 quy định cấu thành tội cướp giật tài sản
Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội này thể hiện ở chỗ tội phạm xâm phạm tới quan hệ sở hữu tài sản. Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi nhanh chóng chiếm đoạt tài sản của nạn nhân rồi nhanh chóng tẩu thốt. Tội phạm hồn thành khi chiếm đoạt được tài sản. Tội cướp giật tài sản được người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đủ tuỏi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp với động cơ tư lợi
So sánh, đối chiếu các dấu hiệu cấu thành của tội cướp giật tài sản quy định tại khoản 1 Điều 136 như đã trình bày ở trên với các tình tiết khách quan và chủ quan
của vụ án cho thấy hành vi của D đã xâm phạm trực tiếp quyền sở hữu tài sản của cơng dân được pháp luật hình sự bảo vệ. D đã có hành vi lợi dụng chủ xe đang lúi húi buộc hành lý vào sau xe đã nhanh chóng nổ máy cài số phóng xe đi thẳng. Sau đó mang xe đến hiệu cầm đồ để bán. Hành vi này rõ ràng là hành vi cố ý chiếm đoạt tài sản của công dân bằng thủ đoạn nhanh chóng chiếm đoạt rồi tẩu thốt. Đây là dấu hiệu của tội cưopứp giật chứ không phải là dấu hiệu đặc trưng của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 137 Bộ luật hình sự. D có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nhận thức được hành vi của rmình là nguy hiểm cho xã hội nhận thực được hậu quả của hành vi đó những vẫn có ý thức chiếm đoạt bằng được tài sản của nạn nhân để thoả mãn động cơ tư lợi.
Dựa vào những phân tích trên đây cho thấy hành vi của D đã thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội cướp giật tài sản theo khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự.
4. Kết luận:
Phạm Văn D chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản của công dân. Tội danh và hình phạt được quy định tại khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự.