Giải pháp nâng cao tính trung thực của nhân viên

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân viên VN khối văn phòng tại công ty YKK VN (Trang 74 - 75)

1 .Những vấn đề chung về ý thức trách nhiệm

1.4.8 .Nghiên cứu về thái độ đổ lỗi hay bị chịu trận nơi công sở

3.5. Giải pháp nâng cao tính trung thực của nhân viên

Đức tính trung thực là hết lịng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lịng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội. Nếu có tính trung thực, doanh nghiệp sẽ có được uy tín và lịng tin ở khách hàng, kinh doanh đạt hiệu quả cao, góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển.

Trong môi trường công sở, sự thiếu trung thực thể hiện qua nhiều phương thức như nói dối, đánh cắp ý tưởng của người khác, dùng phương tiện làm việc của công ty để phục vụ lợi ích cá nhân, thậm chí có thể móc nối với bên ngoài để trục lợi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của đơn vị mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng và năng suất lao động của chính nhà quản lý. Trong trường hợp đó, cần có cách xử lý tinh tế và phù hợp tùy theo từng hoàn cảnh.

- Nếu đó chỉ là lỗi lầm không nghiêm trọng, không ảnh hưởng nhiều đến công việc chung, người quản lý hãy làm như vơ tình phát hiện và nhẹ nhàng khuyên nhân viên rằng tính trung thực ln được doanh nghiệp đánh giá cao.

- Nếu lỗi lầm ở cấp độ cao hơn, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của bộ phận, của công ty, quản lý nên mời nhân viên ấy đến gặp riêng và nói cho người ấy biết những điều mà mình đã nắm bắt được và yêu cầu phải tuân thủ nội quy công ty, đừng làm điều gì ảnh hưởng đến lợi ích chung.

- Nếu sai lầm đã ở mức độ nghiêm trọng không thể “xử lý nội bộ”, người quản lý nên bàn bạc với một vài nhân viên nịng cốt trong bộ phận để tìm cách giải quyết. Có thể cùng vài người trong bộ phận cùng gặp gỡ, trao đổi với nhân viên ấy, phân tích rõ tác hại của vụ việc và đề nghị chấm dứt ngay việc làm thiếu trung thực của nhân viên đó.

- Nếu tình hình vẫn khơng cải thiện, quản lý có thể báo cáo với lãnh đạo đơn vị và đưa vụ việc ra tập thể bộ phận để làm rõ. Những góp ý chân tình của tập thể có thể có tác dụng tích cực đối với người có tinh thần cầu thị. Ngược lại, nếu nhân viên ấy không lắng nghe, khơng nhìn nhận sai lầm thì việc loại bỏ con người ấy ra khỏi tập thể là điều cần thiết. (Trúc Minh , 2009)

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân viên VN khối văn phòng tại công ty YKK VN (Trang 74 - 75)