Sơ đồ bộ thu nhiệt mặt trời chảo parabol sử dụng chất lỏng nano

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của chất lưu chứa ống nano cacbon trong hấp thụ năng lượng mặt trời (Trang 31 - 32)

Nhĩm nghiên cứu khả năng chuyển hố ánh sáng thành nhiệt năng với hai chất lỏng nano, TiO2/H2O và CNTs/H2O, trong ống thu năng lượng mặt trời chân khơng dưới điều kiện thời tiết nhiều nắng hoặc nhiều mây. Thực nghiệm cho thấy cĩ sự chuyển hố tốt với chất lỏng nano CNTs/H2O khi phần trăm khối lượng là 0,5%. Nhiệt độ của chất lỏng nano CNTs/H2O cao hơn so với nhiệt độ chất lỏng TiO2/H2O chứng tỏ khả năng chuyển hố ánh sáng sang nhiệt năng của CNTs/H2O tốt hơn. Điều đĩ chứng tỏ trong các ống thu năng lượng mặt trời chân khơng thì dùng CNTs/H2O thích hợp hơn.

Hình 1.13. So sánh hiệu suất hấp thụ nhiệt của bộ thu chảo parabol dùng chất

Nhĩm của Li [21] nghiên cứu sự ảnh hưởng của ba chất lỏng nano khác nhau, Al2O3/nước, ZnO/nước, và MgO/nước lên hiệu suất của bộ thu năng lượng mặt trời. Kết quả cho thấy chất lỏng nano với nồng độ 0,2% là lựa chọn tốt nhất cho bộ thu. Nhĩm của Taylor [22] nghiên cứu tính chất quang của các hạt nano graphite, bạc, đồng, vàng và nhơm trong nước và VP1 thành dạng hỗn hợp lỏng để xác định khả năng ứng dụng trong hấp thụ trực tiếp của bộ thu năng lượng mặt trời. Họ thấy rằng 95% ánh sáng chiếu tới cĩ thể bị hấp thụ (với bề dày chất lỏng nano ≥ 10cm) với tỉ lệ thể tích nhỏ (cỡ 10-5).

Nhĩm của Khullar [20] nghiên cứu về bộ thu năng lượng mặt trời dùng chảo phản xạ parabol cĩ sử dụng chất lỏng nano và so sánh với bộ thu năng lượng mặt trời chảo phản xạ parabol khơng sử dụng chất lỏng nano dưới cùng một điều kiện. Họ sử dụng hạt nano nhơm pha vào trong Therminol VP1 (Biphenyl/diphenyl oxide (DPO) eutectic mixture) thành hỗn dịch với tỉ lệ thể tích 0,05%. Hình 1.12 biểu diễn sơ đồ của bộ thu năng lượng mặt trời chảo phản xạ parabol dùng chất lỏng nano. Kết quả cho thấy khi sử dụng chất lỏng nano hiệu suất nhiệt của bộ thu năng lượng mặt trời parabol cao hơn 5-10% so với truyền thống (Hình 1.13).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của chất lưu chứa ống nano cacbon trong hấp thụ năng lượng mặt trời (Trang 31 - 32)