Kết quả phân bố kích thước của các mẫu như trên Hình 4.18. Đỉnh phổ phân bố kích thước của các mẫu hàm lượng 0,05%, 0,1%, 0,2%, 0,4% thể tích lần lượt là
107 nm, 127 nm, 151 nm, 169 nm. Như vậy khi tăng hàm lượng CNTs thì sự tụ đám của CNTs tăng lên, dẫn đến đỉnh phổ phân bố kích thước cũng tăng. Kết quả đo độ dẫn nhiệt của chất lỏng nano CNTs/EG-DI với các hàm lượng khác nhau như trên
Hình 4.19. Ở 25 oC, độ dẫn nhiệt của chất lỏng nano với hàm lượng CNTs 0%; 0,05%; 0,1%; 0,2%; 0,4% thể tích tương ứng là 0,422; 0,432; 0,440; 0,449; 0,481 W/mK.
Kết quả cho thấy khi hàm lượng CNTs tăng lên, độ dẫn nhiệt của chất lỏng nano cũng tăng lên. Khi nhiệt độ tăng thì độ dẫn nhiệt cũng tăng theo.
Hình 4.19. Độ dẫn nhiệt của chất lỏng nano CNTs/EG-DI theo hàm lượng CNTs
Để so sánh với kết quả lý thuyết ở chương 3, chúng tơi sử dụng độ dẫn nhiệt của CNTs là 1400 W/mK, của EG và nước lần lượt là 0,26 W/mK và 0,6 W/mK, kết quả như trên Hình 4.20. Mơ hình tính tốn lý thuyết dự đốn khá chính xác kết quả thực nghiệm thu được.
Kết quả hấp thụ nhiệt mặt trời của chất lỏng nano CNTs/EG-DI như trên Hình
4.21. Khi chất lỏng nano cĩ thêm CNTs, khả năng hấp thụ nhiệt năng lượng mặt trời
tăng lên. Sau 35 phút chiếu sáng, chất lỏng nano cĩ hàm lượng CNTs 0,05% tăng khoảng 5,1% so với EG. Khi hàm lượng CNTs tăng lên, khả năng chuyển hĩa cũng tăng lên, nhưng khi hàm lượng là 0,4% thì khả năng chuyển hĩa quang nhiệt lại thấp hơn nồng độ 0,2%. Chứng tỏ hàm lượng CNTs tối ưu để chuyển hĩa quang nhiệt trong thí nghiệm này là 0,2% thể tích với khả năng chuyển hĩa tăng 5,8%.
Hình 4.20. So sánh kết quả lý thuyết với kết quả thực nghiệm