Bộ xương của phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh có thay đổi gì?

Một phần của tài liệu Sức khỏe phụ nữ (Trang 79 - 80)

Bộ xương do thành phần hữu cơ, thành phần vô cơ và nước tạo thành.

Xương và các tổ chức khác luôn ở trong trạng thái thay đổi liên tục. Trước tiên, các tế bào xương thoái hóa tại một số bộ phận trong cơ thể sẽ đưa canxi trong xương vào hệ tuần hoàn và hình thành nên những huyệt nhỏ. Quá trình này gọi là "hấp thụ xương". Sau đó, từ những huyệt này, các tế bào tạo xương sẽ làm cho canxi và phốt pho trong chất dịch xung quanh tích lại,

hình thành nên tổ chức xương mới. Quá trình này gọi là "hình thành xương". Tốc độ thoái hóa và tạo thành xương luôn ở trong trạng thái cân bằng.

Từ nhỏ cho đến khi thành niên, lượng xương trong cơ thể dần tăng, đến 25- 30 tuổi thì đạt đến đỉnh cao. Nhân tố di truyền có ý nghĩa quyết định lớn đối với sự phát triển của xương. Còn lại (20%) là do chế độ ăn uống, vận động, hoóc môn, thuốc, thể trọng và bệnh mạn tính quyết định. Trong giai đoạn phát dục, cơ thể cần bổ sung lượng canxi thích hợp.

Ở phụ nữ sau 30 tuổi, lượng xương dần thoái hóa, mỗi năm giảm 0,25-1%. Sau khi mãn kinh (trong vòng 15 năm đầu) do lượng oestrogen giảm nên tốc độ thoái hóa xương cao, mỗi năm giảm 1%-5%. Trong 3-5 năm đầu sau khi mãn kinh, tốc độ thoái hóa xương cao nhất, với ảnh hưởng chủ yếu là xốp xương. Ngoài ra, do cơ thể già yếu nên công năng của tế bào xương giảm, sự hấp thụ canxi và hình thành vitamin D kém... Điều này gây ảnh hưởng đến xương cốt toàn cơ thể.

Bước sang tuổi 60-70, xương phụ nữ yếu hẳn, xuất hiện hiện tượng gù lưng, mỏi vai...

Một phần của tài liệu Sức khỏe phụ nữ (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)