Những trường hợp nào có thể dẫn đến dậy thì sớm đồng tính giả ở trẻ em gái?

Một phần của tài liệu Sức khỏe phụ nữ (Trang 26 - 27)

trẻ em gái?

Trong những đứa trẻ mắc bệnh dậy thì sớm, số trẻ em gái cao hơn nhiều so với trẻ em trai, trong đó:

- Khoảng 70-90% trong số đó không tìm được nguyên nhân gây bệnh ở trong não bằng các biện pháp kiểm tra hiện nay. Chứng bệnh này được gọi là "dậy thì sớm thực sự đặc phát". Tốc độ phát triển của nó có thể nhanh mà cũng có thể chậm.

- Một số trẻđược phát hiện có khối u trong não, hoặc bị dị tật bẩm sinh, từng bị não úng thủy, viêm não, chiếu tia phóng xạ vào não, bị ngoại thương hoặc bị u xơ dây thần kinh. Những trường hợp này được gọi là "dậy thì sớm do não". Những người dậy thì sớm do não thường bị kèm theo các triệu chứng đau đầu, co giật, thị lực giảm sút.

Tỷ lệ phát bệnh dậy thì sớm đặc phát cao gấp 2,7-9 lần so với dậy thì sớm do não (ở trẻ em trai là gấp đôi). Qua việc hỏi han cụ thể tình hình bệnh sử hoặc kiểm tra hệ thần kinh, điện não đồ, chụp lồng ngực (như chụp cắt lớp, đo cộng hưởng), bác sĩ có thể phân biệt được hai loại bệnh này.

29. Những trường hợp nào có thể dẫn đến dậy thì sớm đồng tính giả ở trẻ em gái? trẻ em gái?

Ở một số người, trong buồng trứng hay tuyến thượng thận xuất hiện những khối u hay "nang" có thể tiết ra oestrogen, làm xuất hiện sớm đặc trưng giới tính nữ và kinh nguyệt. Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ phải kiểm tra hậu môn,

siêu âm vùng khoang chậu và tuyến thượng thận để phát hiện xem có các khối u hay không.

Một số người bị bệnh do các nguyên nhân sau:

- Dùng nhầm thuốc tránh thai của mẹ (chứa testosteron). - Uống các loại thuốc bắc, thuốc bổ không rõ thành phần.

- Người mẹ trong thời gian cho con bú có uống thuốc tránh thai hay thuốc bổ chứa hoóc môn.

- Dùng nhầm nước gội đầu, đồ dưỡng da của người lớn; hít phải bụi có chứa oestrogen hay ăn phải thịt các loại gia súc, gia cầm được chăn nuôi bằng thức ăn chứa nhiều hoóc môn.

Oestrogen trong các loại thuốc, thực phẩm, chất dưỡng da này qua đường ruột, sữa hoặc da, đi vào hệ tuần hoàn máu hoặc toàn thân của đứa trẻ, gây nên những biểu hiện dậy thì sớm. Tình trạng đó được gọi là "chứng dậy thì sớm có nguồn gốc từ bên ngoài". Ở những trẻ mắc chứng này, màu sắc của cơ quan sinh dục ngoài và núm vú thường sẫm hơn rõ rệt so với bình thường. Khi gặp trường hợp này, các bậc cha mẹ cần phải phối hợp với bác sỹ để xem xét và tìm ra những nguồn tiếp xúc với hoóc môn và có biện pháp giải quyết.

Ở một số bé gái 2-4 tuổi, có hiện tượng một hoặc cả hai đầu vú cùng nhú lên. Điều này kéo dài trong vài tháng hay vài năm nhưng không có các đặc tính và hiện tượng phát triển quá nhanh khác. Đó thực chất không phải dậy thì sớm mà là hiện tượng bầu vú phát triển sớm, không cần phải điều trị. Việc chẩn trị nguyên nhân gây bệnh cần phải qua sự kiểm tra toàn diện, chi tiết, thậm chí phải có một thời gian để quan sát. Có trường hợp phải qua điều trị thực nghiệm, bác sĩ mới xác định được nguyên nhân gây bệnh thực sự qua xu thế phát triển của các triệu chứng mới.

Một phần của tài liệu Sức khỏe phụ nữ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)