Chứng bệnh buồng trứng đa nang có thường gặp không? Nó sẽ gây nên hậu quả gì?

Một phần của tài liệu Sức khỏe phụ nữ (Trang 59 - 60)

nên hậu quả gì?

Chứng bệnh buồng trứng đa nang là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ trẻ tuổi. Một số nhà khoa học đã căn cứ vào siêu âm để kiểm tra tỷ lệ phát sinh dạng đa nang có trong buồng trứng, kết quả cho thấy: Người kinh nguyệt ít chiếm 80-91%, người tắt kinh chiếm 26-38%, người không rụng trứng chiếm 57%, phụ nữ nhiều lông chiếm 70-92%. Siêu âm, kiểm tra, chẩn đoán và căn cứ vào những biểu hiện lâm sàng cho thấy đây là bệnh rất phổ biến.

Chứng bệnh buồng trứng đa nang gây nên hậu quả gì? Như đã giới thiệu ở phần trên, người bệnh sẽ phát sinh các chứng: rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, nhiều lông, tăng sinh nội mạc tử cung hoặc ung thư. Vì testosteron và insulin ở mức quá cao, lượng mỡ trong máu có những thay đổi bất lợi. Lâu ngày, bệnh nhân có thể mắc bệnh tiểu đường, xơ cứng động mạch, bệnh tim.

Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị chính xác không chỉ giúp người bệnh ngay từ khi còn trẻ đã có vòng kinh nguyệt đúng chu kỳ, giảm lượng lông trên cơ thể, hoàn thành nhiệm vụ sinh đẻ mà còn phòng được các bệnh nội mạc tử cung hoặc ung thư, bệnh tiểu đường, bệnh tim. Người bệnh khi đã hiểu được các kiến thức này, nên coi trọng việc bảo vệ sức khỏe bản thân.

76. Chẩn đoàn và điều trị bệnh buồng trứng đa nang như thế nào?

Câu 74 đã đề cập đến nguyên nhân phát sinh bệnh, nhưng chưa hoàn toàn rõ ràng, có thể ở những người bệnh khác nhau thì nguyên nhân phát bệnh cũng khác nhau. Nó liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương, buồng trứng, tuyến thượng thận, nhân tố di truyền... nhưng đến nay vẫn chưa tìm được phương pháp trị bệnh tận gốc.

Trước khi điều trị, bác sĩ cho người bệnh làm hóa nghiệm, siêu âm để loại trừ khả năng mắc một số bệnh tương tự (tăng sinh màng tuyến thượng thận, cơ năng sinh lý của tuyến giáp trạng ở quá mức bình thường hoặc quá yếu) để chẩn đoán xác định bệnh.

Mục đích của việc trị bệnh là thúc đẩy khả năng sinh đẻ. Trước hết là thúc đẩy sự rụng trứng. Cần nhấn mạnh là: Trong thời gian uống thuốc, nên đo

nhiệt độ cơ thể. Nếu việc điều trị có hiệu quả, khí hư sẽ xuất hiện tương đối nhiều sau khi dừng thuốc 7-8 ngày. Hãy tiếp tục uống 2-3 ngày, khi nhiệt độ cơ thể tăng 0,3-0,5 độ C. Nên tranh thủ sinh hoạt vợ chồng 2 ngày một lần, thực hiện 2-3 lần sẽ có khả năng mang thai. Người béo nên dùng thuốc với lượng nhiều hơn người bình thường (theo chỉ dẫn của bác sĩ) thì mới có hiệu quả. Sau thời gian dùng thuốc, bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm, quan sát dịch dính ở cổ tử cung. Nếu đường kính của tế bào trứng trong buồng trứng là 16- 18 mm, có thể tiêm thêm hCG vào bắp, sau 24 giờ nếu quan hệ vợ chồng thì tỷ lệ thụ thai sẽ cao.

Nếu dùng loại thuốc thúc đẩy sự rụng trứng thông thường trong thời gian tương đối dài nhưng chưa có hiệu quả, nên thay loại hMG/hCG. Loại này sẽ đem lại hiệu quả nhất định, tuy giá thuốc tương đối cao.

Hiện nay có một số phương pháp thúc đẩy hỗ trợ rụng trứng tương đối phức tạp, tốn nhiều tiền, tỷ lệ thụ thai không vượt quá 20%. Vì vậy, nếu điều kiện kinh tế cho phép, bệnh nhân nên bàn bạc với bác sĩ, lựa chọn bệnh viện có điều kiện kỹ thuật đầy đủđể trị bệnh có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Sức khỏe phụ nữ (Trang 59 - 60)