Hoàn thiện phương thức quản lý chi hoạt động bộ máy quản lý.

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi bảo hiểm xã hội ở việt nam (Trang 53 - 55)

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN, ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU CHI BHXH.

2. Kiến nghị về hoàn thiện, đổi mới hoạt động quản lý chi BHXH

2.2. Hoàn thiện phương thức quản lý chi hoạt động bộ máy quản lý.

Chi đầu tư xây dựng cơ bản

Để đạt được mục tiêu đầu tư xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của ngành BHXH Việt Nam, cần tập trung đầu tư dứt điểm từng dự án, trong năm 2001 cơ bản hoàn thành tất cả các trụ sở làm việc trong hệ thống BHXH Việt Nam. Quy mơ đầu tư và hình thức vừa đáp ứng được nhu cầu làm việc, phù hợp với đặc điểm hoạt động nghiệp vụ của ngành (thường xuyên phải tiếp xúc với đối tượng tham gia và hưởng cá chế độ BHXH), có chỗ lưu trữ tài liệu, hồ sơ, chứng từ.. vừa phải phù hợp với tổ chức bộ máy của từng địa phương và khơng bị lạc hậu ít nhất dến năm 2010. Thực hiện đầu tư đúng quy trình, quy phạm từ khâu chuẩn bì đầu tư tới khi kết thúc cơng trình. Quản lý chặt chẽ

nước, khơng gây phiền hà cho các nhà thầu. Cần thực hiện một số biện pháp sau:

+ Tăng cường năng lực quản lý đầu tư xây dựng ở cả BHXH Việt Nam và các ban quản lý dự án ở các địa phương theo hướng bổ sung thêm các cán bộ làm công tác quản lý, tập huấn nghiệp vụ quản lý.

+ Phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định, trình tự về thẩm định ở tất cả các giai đoạn từ khâu lập dự án đến tổ chức thi cơng, bàn giao đưa cơng trình vào sử dụng. Đặc biệt, cần chú trọng đến công tác giám sát thi công (thi công theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, đúng chủng loại vật liệu, đúng thiết bị, đúng quy trình, quy phạm, ghi nhật ký cơng trình đầy đủ, trung thực…). Ngồi ra, việc lập, thẩm định, phê duyệt quyết tốn cơng trình đảm bảo đủ hồ sơ, đúng khối lượng định mức, đơn giám, và các quy định của Nhà nước.

- Các ban quản lý dự án phải kịp thời thông tin, báo cáo tiến độ thực hiện của từng dự án, kiến nghị biện pháp xử lý khi có những phát sinh vượt q thẩm quyền. Khơng được tuỳ tiện điều chỉnh quy mô, thiết kế kỹ thuật đã được duyệt thông qua. BHXH Việt Nam sẽ kịp thời xử lý những đề nghị của địa phương đáp ứng yêu cầu tiến độ, chất lượng của cơng trình, đạt được mục tiêu đầu tư có hiệu quả, tránh thất thốt vốn của Nhà nước, đồng thời tránh gây ra những phiền hà cho chủ đầu tư và các nhà thầu.

- Các ban quản lý dự án phối hợp tốt hơn với các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương (như: sở kế hoạch và đầu tư, sở tài chính …) để tranh thủ sự giúp đơ, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác thực hiện quản lý các dự án đầu tư ở địa phương đảm bảo đúng quy định của Nhà nước.

Chi hoạt động thường xuyên của bộ máy quản lý.

Thực hiện Nghị quyết TW 7(khố VIII) chính phủ đã có Nghị định số 05/2000/NĐ - CP ngày 3/4/2000 trong đó quy dịnh về triển khai thực hiện thí điểm khốn biên chế và chi phí quản lý hành chính. ngày 6/9/2000, hội đồng quản lý BHXH Việt Nam đã có văn bản số 16/BHXH – HĐQL trình Thủ

tướng chính phủ sửa đổi một số quy định trong quy chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam. Trên cơ sở đề nghị của BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 20/1998 QĐ - TTg ngày 26/1/1998 của thủ tướng chính phủ.

Để tổ chức thực hiện tốt chủ trương khoán biên chế và chi cho hoạt động thường xuyên của bộ máy quản lý theo quyết định số 100/2001QĐ - TTg ngày 28/6/2001 của Thủ tưóng Chính phủ trong tồn ngành, nên thực hiện một số giải pháp sau đây:

- Tạo điều kiện cho BHXHcác cấp và các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam chủ động trong hoạt động, tăng hiệu quả và chất lượng công tác nhằm hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Khơng ngừng mở rộng thêm đối tượng hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Khơng ngừng mở rộng thêm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo luật định, đặc biệt là đối với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tổ chức chi trả đúng đối tượng, kịp thời, đầy đủ, góp phần đảm bảoan tồn và ổn định chính trị, xã hội.

- Tiết kiệm chi phí và tinh giảm biên chế, khuyến khích sử dụng những người có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, đúng ngành, đúng nghề được đào tạo.

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cơng tác quản lý tài chính; khuyến khích và tăng cường việc sử dụng kinh phí tiết kiệm và có hiệu quả.

- Tạo động lực khuyến khích, thúc đẩy mọi cán bộ, viên chức trong ngành phát huy hết khả năng lao động, nâng cao hiệu quả và năng suất cơng tác. Trên cơ sở tăng thu nhập chính đáng theo kết quả cơng tác của từng đơn vị và của từng người trong đơn vị.

- Đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ trong hoạt động chuyên môn, trong công tác cán bộ và quản lý tài chính trong tồn hệ thống.

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi bảo hiểm xã hội ở việt nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)