Thị trường tráiphiếu chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Thạc sỹ phát triển thị trường trái phiếu việt nam (Trang 49 - 52)

2.2.2 .Thực trạng vận hành thị trường TPCP Việt Nam

2.2.2.2. Thị trường tráiphiếu chính quyền địa phương

Mặc dù Luật Ngân sách nhà nước cho phép Hà Nội, TP.HCM được phát hành trái phiếu chính quyền địa phương bằng 100% giá trị kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm (“hạn mức” của các địa phương khác là 30%), nhưng hiện tại, dư nợ trái phiếu chính quyền địa phương mới chỉ bằng 10% tổng dư nợ trái phiếu. Và trên thực tế, đến thời điểm này, cũng mới chỉ có 3 địa phương là Hà Nội, TP.HCM và Đồng Nai thực hiện phát hành trái phiếu để đầu tư xây dựng cơ bản, trong khi hầu hết các địa phương đều thiếu nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Hình 2.7: Giá trị trái phiếu chính quyền địa phương phát hành từ 2003-2007

Nguồn: Tập hợp từ Sở GDCKTP.HCM và Sở GDCKHN

Sự phát triển của thị trường trái phiếu chính quyền địa phương có thể chia thành 2 giai đoạn trước và sau năm 2003.

Giai đoạn trước năm 2003:

Năm 1995, trái phiếu đô thị TP.HCM do Ủy ban nhân dân Thành phố đã khởi động cho việc phát hành trái phiếu đô thị. Huy động đầu tư đường Nguyễn Tất Thành – Liên tỉnh lộ 15. Cũng trong giai đoạn này, Bộ Tài chính đã thực hiện một số đợt huy động vốn cho các cơng trình thơng qua việc phát hành trái phiếu như: trái phiếu khu đô thị mới Linh Đàm (42 tỷ), khu đô thị mới Định Công (50 tỷ), đô thị mới Chí Linh (71 tỷ), xi măng Bút Sơn (122 tỷ) và một số trái phiếu cơng trình của các địa phương khác như Tiền Giang, Bình Thuận, Khánh Hịa… Nhìn chung

Năm

2 năm 5 năm 10 năm 15 năm

Tổng giá trị Giá trị Lãi suất (%)

Giá trị suấtLãi (%)

Giá trị

Lãi suất

(%) Giá trị Lãi suất(%)

2003 200 8.52 1.800 9 2.000 2004 1.600 8,5- 8,7 400 9 2.000 2005 1.185 9-9,05 965 9,55 2.150 2006 850 8,8- 9,05 525 9,15- 9,25 625 9,25- 9,55 2.000 2007 466 8,5 466 Tổng 200 5.716 925 1.590 8.431

thị trường trái phiếu chính quyền địa phương ở giai đoạn này cịn sơ khai, quy mơ thị trường còn nhỏ và tốc độ tăng trưởng tương đối chậm.

Giai đoạn từ năm 2003 đến nay:

Giai đoạn này đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế cùng với tiến trình đơ thị hóa, nhu cầu đầu tư và phát triển rất lớn và cấp bách nhưng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước luôn không đủ đáp ứng, đặc biệt đối với các dự án phát triển hạ tầng cơ sở của các tỉnh và thành phố nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Do đó, một số tỉnh và thành phố có điều kiện về tiềm lực kinh tế đã tiến hành phát hành trái phiếu huy động vốn tài trợ cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Trong 2003, Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị tiên phong trong việc phát hành TPCQĐP, với việc ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển đô thị Thành phố (HIFU) phát hành trái phiếu đô thị với các kỳ hạn 2 năm và 5 năm nhằm bổ sung vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng theo kế hoạch hằng năm của ngân sách thành phố và được giao dịch trên Sở GDCK TP.HCM (HOSE). Năm 2005, Hà Nội phát hành trái phiếu xây dựng cầu Vĩnh Tuy và Đồng Nai phát hành trái phiếu để huy động vốn cho cơng trình xây dựng hồ chứa nước Cầu Mới.

Bảng 2.6: Tình hình phát hành trái phiếu đô thị TP.HCM 2003-2007 (Đvt: tỷ đồng)

Nguồn: Quỹ đầu tư phát triển đô thị TP.HCM

Các địa phương đã huy động được một khối lượng vốn lớn cho ngân sách thông qua phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, từ năm 2003 đến nay, có hai địa phương tiêu biểu là TP.HCM và Hà Nội phát hành trái phiếu với tổng mệnh giá khoảng 10.000 tỷ đồng niêm yết tại các TTGDCK (TPHCM: 8.500 tỷ đồng và Hà Nội: 1.500 tỷ đồng), các địa phương khác quy mơ huy động cịn rất hạn chế.

Kế hoạch phát hành trái phiếu đô thị của TP.HCM trong 4 năm 2003-2006 là 8.000 tỷ đồng, mỗi năm 2.000 tỷ đồng, với các loại kỳ hạn 2 năm, 5 năm, 10 năm và 15 năm.

Như vậy, TP.HCM đã hoàn thành kế hoạch đặt ra, đã huy động vốn cho ngân sách và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị. Thành công này một phần do lãi suất trái phiếu đô thị cao hơn lãi suất TPCP cùng kỳ hạn. TP.HCM là địa phương tiên phong và tiêu biểu trong việc phát hành trái phiếu đơ thị. Nhìn chung thị trường phát hành trái phiếu đô thị trong thời gian qua đã tạo ra kênh huy động vốn hữu hiệu cho NSNN, đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội của một số địa phương. Một số địa phương đã huy động được một lượng vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, mở rộng thực hiện các dự án đầu tư của địa phương, góp phần làm giảm căng thẳng thiếu hụt ngân sách. Phát hành trái phiếu đô thị làm tăng nguồn vốn đầu tư trong dài hạn, cơ cấu nợ chuyển dần từ ngắn hạn sang dài hạn, phù hợp với diễn tiến nền kinh tế thị trường và đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của địa phương. Ngồi ra, thơng qua việc mở rộng phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, đã cung cấp thêm một lượng hàng hóa cho TTCK Việt Nam, góp phần thúc đẩy TTCK phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Mặc dù đã có những bước đầu thành cơng nhưng nhìn chung thị trường trái phiếu chính quyền địa phương vẫn cịn nhiều khó khăn:

-

-

-

Các địa phương vẫn còn lệ thuộc và dựa vào nguồn trợ cấp ngân sách trung ương, chưa chủ động đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đầu tư.

Trái phiếu chính quyền địa phương chủ yếu cũng do các định chế tài chính nắm giữ nên hoạt động giao dịch hầu hết được thực hiện trên TTCK theo phương thức mua bán có kỳ hạn. Thời gian qua, các giao dịch trái phiếu Đô thị TP.HCM, Hà Nội và trái phiếu Đồng Nai chủ yếu diễn ra giữa các cơng ty chứng khốn với các NHTM, các Quỹ đầu tư và một số công ty bảo hiểm.

Tuy nền kinh tế được đánh giá tăng trưởng trong thời gian qua nhưng chỉ tập trung ở hai trung tâm kinh tế lớn là TP.HCM và Hà Nội, các địa phương khác tốc độ tăng trưởng vẫn cịn chậm, thậm chí phần lớn địa phương vẫn trong trình trạng bội chi ngân sách. Do đó, mức độ tín nhiệm của người đầu tư đối với chính quyền đại phương chưa cao.

Năm

Trái phiếu VND Trái phiếu USD

Giá trị phát hành (tỷ đồng) Kỳ hạn (tháng) Lãi suất (%năm) Giá trị phát hành (tỷ USD) Kỳ hạn (tháng) Lãi suất (%/năm) 2000 1.067 60 6,9;7,1 125,6 60 5,26-5,49 2001 419 13;24 7,0;7,5 41,9 60;84 3,9;4,1 2002 2.202 12; 24 7,8;8,4 2003 6.498 12;13;18;24 8,2;8,6;8,8;9 25,3 18;24;36;60 2,4;2,5;2,7;3,1 2004 2.644 13;18;24;36 8,2;8,3;8,4;8,6 122 24;36;60 2,8;3,1;3,4

- Thu nhập bình quân đầu người ở nước ta vẫn còn thấp, vốn tiết kiệm để đầu tư thấp, đây cũng là yếu tố làm hạn chế khả năng huy động của thị trường trái phiếu.

Một phần của tài liệu Thạc sỹ phát triển thị trường trái phiếu việt nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)