Những kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu Rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử và biện pháp phòng tránh (Trang 56 - 64)

II. Thực trạng giao kết hợp đồng điện tử tại Việt Nam và những rủi ro

1. Thực trạng giao kết hợp đồng điện tử tại Việt Nam

1.2. Những kết quả đã đạt được

1.2.1. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng được quy trình giao kết hợp đồng điện tử phù hợp

- Quy trình bán vé máy bay qua mạng Internet của cơng ty VDC: Bước đầu

khách hàng đặt vé, đặt chỗ, đặt chuyến bay qua e-mail tới website của VDC. Sau đó, vé được khách hàng (theo đúng yêu cầu về thời gian, địa điểm và cả hình thức nhận vé của khách hàng như: trực tiếp mang đến hoặc gửi qua dịch vụ thư thường hoặc cũng có thể chuyển phát nhanh qua bưu điện v.v… .). Kết thúc quy trình là khách hàng thanh toán bằng cách chuyển tiền tới tài khoản của VDC.

- Quy trình của ngân hàng ACB phục vụ đăng ký giao dịch có bảo đảm cho

việc mua bán nhà đất qua mạng Internet. Quy trình này được thực hiện như sau: cá nhân, tổ chức không cần đến ngân hàng và cơ quan đăng ký mà vấn được tiếp nhận hồ sơ, ngân hàng nhận và giải quyết từng hồ sơ qua website của ngân hàng. Quy trình cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân vay vốn, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ đăngký thế chấo và bảo lãnh về nhà đất từ 10 ngày xuống còn 4 ngày làm việc, do đó, tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại cho việc giao dịch. Quan trọng hơn, quy trình này được thực hiện tự động giữa ngân hàng và sở tài nguyên môi trường nên tránh được sự chồng chéo trong công việc, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí thực hiện cơng việc.

- Nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đã xây dựng được website để quảng cáo hàng hố và dịch vụ của mình. Tuy chưa xây dựng được một quy trình giao kết hợp đồng điện tửt của riêng mình nhưng các doanh nghiệp này cũng đã mạnh dạn đàm phán và giao kết hợp đồng điện tử thông qua các phương tiện điện tử như thông qua việc gửi đơn chào hàng và chấp nhận chào hàng bằng e-mail.

1.2.2. Các trang web bán hàng ngày càng được các doanh nghiệp đầu tư xây dựng

Trong tổng số 1737 doanh nghiệp được khảo sát, 38,1% đã có website và 11,8% cho biết sẽ tiến hành có website vào năm tới.(Xem hình 4)

Hình 4 38.10 % 11.80 % 50.10 %

Tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2007

Doanh nghiệp có website Doanh nghiệp sẽ xây dựng website trong tương lai Doanh nghiệp khơng có website

Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2007, Hà Nội tháng 2/2008

Trang 131

So với kết quả điều tra của những năm về trước có thể thấy tỷ lệ website doanh nghiệp phát triển tương đối ổn định và tốc độ tăng trưởng hai năm gần đây là rất khả quan.(Xem hình 5)

Hình 5 2004 2005 2006 2007 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 21.00% 22.30% 30.00% 35.60%

Tỷ lệ các doanh nghiệp có website qua các năm

Các năm Tỷ lệ doanh nghiệp

Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2007, Hà Nội tháng 2/2008

Trang 131

Xét về đặc điểm, tính năng, trong năm 2007 chất lượng của các website doanh nghiệp đã có nhiều tiến bộ so với năm 2006. Trước hết là tính năng giao dịch TMĐT được cải thiện, gần 36,7% website đã cho phép tương tác đặt hàng, so với con số 27,4% của năm 2006. Tỷ lệ website có tính năng thanh tốn trực tuyến cũng tăng đáng kể, từ 3,2% đến 4,8%. Dịch vụ siêu thị điện tử vẫn được nhiều doanh nghiệp cung cấp, nhưng các mặt hàng kinh doanh chuyên biệt đã bắt đầu chiếm ưu thế, phổ biến nhất hiện nay thiết bị điện tử viễn thông và hàng tiêu dùng. Về phương thức giao dịch, mơ hình kinh doanh B2B tiếp tục là lựa chọn chiếm ưu thế khi doanh nghiệp tiến hành lập website kinh doanh TMĐT. Trong khi tỷ lệ website có đối tượng mục tiêu là người tiêu dùng không thay đổi qua 2 năm qua, thì tỷ lệ website hướng tới khách hàng là tổ chức hoặc doanh nghiệp đã tăng từ 76,4% lên đến 84,8% năm 2007. Thống kê này cho thấy hướng đi của các doanh nghiệp Việt Nam cũng phù hợp với xu thế chung của thế giới về phương thức giao dịch B2B làm động lực phát triển cho TMĐT và qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Về phương thức quản lý, các website TMĐT ngày càng được vận hành một cách chuyên nghiệp hơn, 24,4% doanh nghiệp có website cho biết đã đăng ký với một cơng cụ tìm kiếm để tăng cường khả năng cũng như tần suất người dùng Internet truy cập vào website của mình. Số liệu thống kê năm 2007 cho thấy 64,5% doanh nghiệp có website đã tiến hành cập nhật thông tin trên website hàng ngày, 12,7% cập nhật hàng tuần và chỉ có 16,2% để website của mình ở trạng thái “tĩnh” (thỉnh thoảng mới cập nhật thơng tin). Kết quả khảo sát năm 2007 cho thấy doanh nghiệp đã nhìn nhận đúng mức hơn vai trị của website như một kênh giao tiếp và tương tác thường xuyên với khách hàng, từ đó đầu tư thoả đáng hơn cả về nguồn lực cũng như thời gian để nâng cao hiệu quả hoạt động cho ứng dụng TMĐT

1.2.3. Nhiều trang web bán hàng của doanh nghiệp Việt Nam đã trở thành quen thuộc

- Trang web http://vdcsieuthi.Việt Namn.Việt Nam của Cơng ty Điện tốn

và Truyền số liệu với dịch vụ đặt giỏ hoa, giỏ quả tươi cho các gia đình có nhu cầu trên mạng Internet, đặc biệt là dịch vụ chuyển hoa đào, hoa mai, cây quất cảnh, tầm xuân…vào dịp tết nguyên đán theo yêu cầu khách hàng. Tết năm 2004, có ngày công ty nhận được 50 đơn đặt hàng, đặc biệt là nhóm đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp. Các công ty như: Công ty liên doanh sản phẩm thép Việt Nam, Công ty Xây dựng Tàu thuỷ Vinashin… đã trở thành những khách hàng thân thuộc của Cơng ty Điện tốn và Truyền số liệu và đặt quà tết với số lượng lớn. Giá các sản phẩm của công ty được đánh giá rẻ hơn hoặc bằng so với các sản phẩm mua ngồi thị trường (tính cả chi phí vận chuyển) vì hàng hố của cơng ty hầu hết có nhà cung cấp trực tiếp là các nhà sản xuất.

- Siêu thị điện tử golmart (www.golmart.com.Việt Nam) cũng đang tích cực

đưa ra các chương trình giao hàng để “hút” người tiêu dùng. Do nằm trong tập đoàn vận chuyển hàng hố Weixin nên siêu thị này có lợi thế trong việc giao hàng. Cũng giống như vdcsieuthi, người tiêu dùng có thể tìm thấy nhiều loại mặt hàng khác nhau trên website bán hàng này.

- Ngoài ra dịch vụ bán hàng trên mạng của doanh nghiệp Việt Nam cịn có thể tìm thấy ở các trang web khác nhau như: www.Vietnamemart.com.vn

www.Westcom.com.vn,www.vietnamshop.com.vn,www.Vietnameshop.com.vn... Tuy nhiên, với thị trường Việt Nam, hình thức bán hàng qua mạng này mới chỉ đang ở giai đoạn “làm quen”, và cần nhiều thời gian hơn nữa để người tiêu dùng tiếp cận với nó.

1.2.4. Doanh thu từ việc ứng dụng TMĐT và giao kết hợp đồng điện tử của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao

Nếu tỷ trọng đầu tư cho ứng dụng CNTT và TMĐT của doanh nghiệp đang dần được điều chỉnh về mức 5-15%, thì có lẽ một nguyên nhân rất lớn là do hiệu quả đầu tư đã được phản ánh rõ qua mức đóng góp thực tế của ứng dụng TMĐT đối với doanh thu. Nếu năm 2005 chỉ có 7,5% doanh nghiệp cho biết các đơn đặt hàng qua phương tiện điện tử đem lại cho họ trên 15% nguồn doanh thu của mình, thì đến năm 2007 con số này đã là 37,2% diện đối tượng được điều tra. Tỷ lệ doanh nghiệp ít chịu tác động của TMĐT (đóng góp của TMĐT vào doanh thu dưới 5%) đã giảm mạnh từ 63,5% trong năm 2005 xuống còn 27,6% trong năm 2007. Như vậy, tỷ trọng doanh thu từ TMĐT đang chuyển dịch về ngưỡng trên dưới 15%, và sự chuyển dịch này diễn ra với tốc độ nhanh hơn nhiều so với các điều chỉnh tương ứng về nguồn vốn đầu tư cho TMĐT. (Xem Hình 6)

Hình 6 Từ 5% Từ 5%-15% Trên 15% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 64% 29% 8% 32.30% 34.40% 33.30% 27.60% 35.10% 37.20%

Chuyển biến trong doanh thu từ ứng dụng thương mại điện tử qua các năm

2005 2006 2007

Mức đóng góp cho doanh thu

T l d o a n h n g h iệ p

Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2007, Hà Nội tháng 2/2008

Trang 138

Phân tích sâu hơn cơ cấu doanh thu theo loại hình giao dịch, có thấy giao dịch TMĐT B2B mặc dù ít hơn về số lượng, nhưng lại chiếm ưu thế áp đảo về giá trị, với bình quân 67% doanh thu TMĐT của doanh nghiệp là do các đơn đặt hàng B2B đem lại. Con số này khẳng định thêm 1 lần nữa hướng đi tương lai trong việc phát triển ứng dụng TMĐT tại doanh nghiệp là giao dịch giá trị lớn giữa các đối tác kinh doanh theo phương thức B2B

1.2.5. Các mơ hình kinh doanh TMĐT chuyên biệt ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Song song với việc các doanh nghiệp trên cả nước ứng dụng TMĐT ngày càng mạnh mẽ và hiệu quả, đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp chuyên kinh doanh TMĐT. Hình thức kinh doanh TMĐT phổ biến nhất của các doanh nghiệp này là xây dựng và vận hành các sàn TMĐT theo các mơ hình B2B, B2C và C2C. Đặc biệt xem xét mơ hình B2B:

Giao dịch TMĐT ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được thực hiện thông qua các sàn TMĐT B2B tổ chức theo hình thức cổng thơng tin về cơ hội giao thương hoặc trung tâm thương mại thông qua những sàn TMĐT này, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thơng tin về đối tác tiềm năng và giới thiệu các dịch vụ, sản phẩm của mình ra thị trường. Bắt đầu xuất hiện vào năm 2003 đến cuối năm 2007 tại VIệT NAM có khoảng 40 sàn TMĐT B2B. Tuy nhiên, tiện ích của phần lớn của các sàn giao dịch này mới giới hạn ở việc đăng tải thông tin doanh nghiệp và nhu cầu mua bán. Hầu như chưa sàn nào có tiện ích tốt để hỗ trợ doanh nghiệp đàm phán, giao kết hợp đồng trực tuyến, theo dõi việc thực hiện hợp đồng và chăm sóc khách hàng. Phần lớn các đơn vị quản lý sản cho biết vẫn chưa thu phí thành viên tham gia giao dịch, nguồn thu chủ yếu là từ hoạt động quảng cáo trực tuyến, xúc tiến thương mại và dịch vụ ngoại tuyến cung cấp cho một số đối tác trọng điểm

Sau giai đoạn tăng trưởng nhanh về số lượng, sàn giao dịch B2B trong 2 năm 2005-2006 đến năm 2007 tốc độ tăng này có xu hướng chững lại. Thay vào đó là sự phát triển theo chiều sâu của những sàn hiện có, bao gồm việc cải thiện tính năng kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút lượng thành viên tham gia đơng đảo hơn. Tuy nhiên, ngồi một số sàn thu hút được khá đông doanh nghiệp tham gia với số cơ hội kinh doanh tăng nhanh, nhiều sàn giao dịch hiện nay phát triển tương đối chậm.

VD: Cổng TMĐT quốc gia ECVN

Cổng TMĐT quốc gia ECVN được thành lập theo quyết định số 266-2003/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 17/12/2003 và chính thức khai trương tại địa chỉ www.ecViệt Nam.gov.Việt Nam (nay là www.ecViệt Nam.com) vào tháng 8/2005. Với đường lối phát triển và chiến lược hoạt động tương đối chuyên nghiệp, ECVN là một trong số ít mơ hình sàn TMĐT B2B quy mơ lớn ở Việt Nam có uy tín cao sau 2 năm hoạt động.

Đến thời điểm cuối năm 2007, ECVN đã có hơn 10.000 cơ hội kinh doanh với tổng cộng gần 4.000 thành viên. Sự khác biệt cơ bản của ECVN so với các sàn TMĐT B2B khác là tính nghiêm túc trong việc thẩm định và kết nạp thành viên,

đặc biệt với các thành viên vàng và bạc. Ngồi ra, ECVN cịn là sàn TMĐT B2B đầu tiên có tích hợp các dịch vụ cơng hỗ trợ thương mại, tiêu biểu như dịch vụ cấp chứng nhận xuất xứ điện tử bắt đầu được triển khai thử nghiệm với các thành viên vàng bạc của ECVN từ cuối năm 2007.

Để đánh giá hiệu quả hoạt động của các thành viên, từ ngày 26/7 tới 20/8 năm 2007 Ban quản lý đã thực hiện cuộc khảo sát trực tuyến tình hình kinh doanh của các thành viên, nội dung của cuộc khảo sát thể hiện ở một số điểm sau:

Số lượng hợp đồng điện tử và giá trị hợp đồng điện tử

Trong số 202 thành viên tham gia khảo sát, có 38 thành viên ký được hợp đồng điện tử, chiếm tỷ lệ 19%. Nói cách khác, trung bình 5 thành viên tham gia ECVN thì có 1 thành viên đã ký được hợp đồng điện tử. Tổng số đối tác mà 38 thành viên này ký hợp đồng điện tử là 185, tức trung bình mỗi thành viên ký được hợp đồng điện tử với 5 doanh nghiệp khác, số hợp đồng điện tử được ký lên tới 236. (Xem bảng 3)

Bảng 3

Các hợp đồng điện tử ký nhờ ECVN

STT

Tiêu chí Số lượng

1 Tổng số thành viên ký được hợp đồng điện tử 38

2 Tổng số đối tác tham gia ký hợp đồng điện tử 185

3 Tổng số hợp đồng điện tử đã ký 236

4 Tổng giá trị hợp đồng điện tử (tỷ đồng) 53,2

Nguồn: Báo cáo của ban quản lý ECVN, tháng 12/2007

Con số có ý nghĩa lớn hơn là tổng giá trị hợp đồng điện tử lên tới 53,2 tỷ đồng, như vậy giá trị trung bình của mỗi hợp đồng điện tử là 225,4triệu đồng. Con

số này cho thấy ECVN thực sự là cổng TMĐT hỗ trợ giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử và biện pháp phòng tránh (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)