Những khó khăn, yếu kém và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử và biện pháp phòng tránh (Trang 64)

II. Thực trạng giao kết hợp đồng điện tử tại Việt Nam và những rủi ro

2. Những khó khăn, yếu kém và nguyên nhân

2.1. Khó khăn về phương thức thanh tốn

Hạn chế lớn nhất cho giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam hiện nay là chưa xây dựng được quy trình cho phương thức thanh tốn trên mạng khơng chỉ đối với giao dịch quốc tế mà cả đối với giao dịch trong nước. Công cụ phổ biến nhất để giảm thiểu chi phí khi mua hàng trên mạng là dùng thẻ trong khi nhu cầu sử dụng thẻ như một phương tiện thanh tốn ở trong nước vẫn cịn q ít, đặc biệt là loại thẻ nội địa. Mặt khác, cho đến nay, bản thân các ngân hàng cũng chưa thật sự đầu tư cộng nghệ đủ để ứng dụng quy trình thanh tốn thẻ trên mạng. Tại sao vậy? Bởi vì chi phí đầu tư cho cơng nghệ này khơng thấp chút nào. Khi thanh tốn bằng thẻ trên mạng thì yêu cầu quan trọng nhất là phải bảo mật thông tin thẻ. Điều này địi hỏi phải có giải pháp kỹ thuật (khố mã, giải mã liên quan đến việc tách thông tin giữa mua hàng và thanh tốn). Một số cơng ty như cơng ty IBM đã ra phần mềm SET đáp ứng khá tốt yêu cầu về chống hacker xâm nhập. Đầu tư phần mềm này khoảng 50.000 đôla Mỹ và hiện hai tổ chức thẻ quốc tế lớn nhất là MasterCard và VisaCard đã bắt buộc các ngân hàng thành viên phát hành thẻ phải áp dụng nếu đầu tư vào việc thanh toán thẻ trên mạng. Nếu ngân hàng áp dụng theo dúng các phần mềm đã được quốc tế chứng nhận như trên thì chi phí đầu tư sẽ rất lớn, trong khi đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu là các ngân hàng nhỏ, vì vậy họ cho rằng việc đầu tư như vậy trước mắt thì chưa mang lại hiệu quả.

2.2. Quy trình giao kết hợp đồng điện tử chưa được đầu tư xây dựng một cách bài

bản

Nhiều trang web của các doanh nghiệp trong nước chỉ mạng nặng tính hình thức, chỉ mới dừng ở mức giới thiệu công ty và sản phẩm, dịch vụ. Những trang web này chưa thực sự là một công cụ hỗ trợ thiết thực cho hoạt động kinh doanh và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp

Với một số trang web khác, doanh nghiệp đã chú ý tổ chức việc bán hàng qua mạng. Tuy nhiên các mục thông tin đặt hàng thường bị lỗi, thậm chí có khi khách hàng nhập thơng tin giả, hoặc nhập thông tin không đúng quy cách cũng được chấp nhận…Ngồi ra, những trở ngại về ngơn ngữ cũng như những khó khăn do chưa quen tiếp xúc với khách hàng trên mạng cũng khiến cho các doanh nghiệp không thể đáp ứng đúng các yêu cầu của đơn hàng (trả lời thơng tin, tổ chức đóng gói, giao hàng đúng ngày giờ…).

Nguyên nhân của sự yếu kém trên là do việc phát triển TMĐT nói chung cịn có hạn chế. Nhiều doanh nghiệp chưa đủ tài lực, nhân lực và vật lực cho việc triển khai quy trình TMĐT và giao kết hợp đồng điện tử. Nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng lắm vào mục tiêu bán hàng và thanh toán trên mạng khi xây dựng trang web của mình. Nhiều doanh nghiệp cịn e ngại về những rủi ro có thể phát sinh do khung pháp lý về giao kết hợp đồng điện tử chưa hoàn thiện.

Chưa có biện pháp phịng ngừa rủi ro cho giao kết hợp đồng điện tử trong TMĐT

Như đã trình bày ở chương I, hợp đồng điện tử có tính phi giấy tờ, phi biên giới… Vì vậy, có những hợp đồng điện tử được ký kết bằng giao dịch, trao đổi e-mail, qua fax… Những khi thực hiện hợp đồng để khai thác trách nhiệm do vi phạm hợp đồng của mình, bên vi phạm lập tức đưa ra lý do là: “tơi khơng biết gì về hợp đồng này”, ai đó đã quét giả mạo chữ ký, dấu chữ ký của công ty tôi lên hợp đồng …Bên có quyền lợi bị vi phạm phải vì một lý do nào đó, do sự bất cẩn của mình, lại khơng lưu lại trên máy, hoặc không in ra những hợp đồng điện tử qua mail đó. Các văn bản hiện hành của Việt Nam cũng khơng có quy định cụ thể nào về vấn đề này . Và như vậy, ra trước toà cơ quan giải quyết tranh chấp người vi phạm vẫn là người thắng cuộc, rủi ro thật lớn mà biện pháp phòng ngừa rủi ro. Nguyên nhân là do cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có những quy định cụ thể để giúp doanh nghiệp, toà án hoặc trọng tài tháo gỡ những khó khăn này.

Một số rủi ro khi giao kết hợp đồng điện tử khi áp dụng một số phương thức hiện đại như các phương tiện điện tử trong giao kết hợp đồng thì bên cạnh các tiện ích mà giao kết hợp đồng điện tử mang lại, các bên phải đối mặt với một số những rủi ro nhất định cả về mặt kỹ thuật, mặt thương mại cũng như về mặt pháp lý. 2.1. Rủi ro từ việc sử dụng chữ ký điện tử

Một hợp đồng được hình thành khi một đề nghị giao kết hợp đồng được chấp nhận. Đối với hợp đồng điện tử các vấn đề có thể phát sinh khi một đơn chào hàng hoặc một sự chấp nhận bị mạo danh bởi một người nào đó khơng có thẩm quyền về mặt pháp lý để rằng buộc công ty với hợp đồng. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể nhận được đơn chào hàng hay đơn đặt hàng được ký bởi một chữ ký khơng đảm bảo an tồn, ví dụ như loại chữ ký gồm các ký tự đơn giản, chữ ký là bản quét chữ ký viết tay… Trong trường hợp như vậy, doanh nghiệp cần có một thư điện tử yêu cầu đối tác xác nhận thơng tin đã nêu nhằm tránh những rủi ro có thể phát sinh. Nếu doanh nghiệp khơng có sự xác nhận lại hoặc khơng có những thủ tục rằng buộc, rất có khả năng một người khác đang lợi dụng những thông tin của bên đối tác để gửi đơn chào hàng hoặc đơn đặt hàng giả. Nếu thực hiện việc giao hàng (hoặc cung ứng dịch vụ) theo những đơn chào hàng, đơn đặt hàng đó, doanh nghiệp sẽ gánh chịu nhiều tổn thất do không lấy được tiền hàng mặc dù hàng đã giao.

Bên cạnh đó, đối với hợp đồng điện tử vấn đề về lưu trữ chữ ký điện tử cũng là vấn đề phức tạp. Doanh nghiệp sử dụng chữ ký điện tử cần phải có sự đảm bảo về việc bảo mật cho chữ ký dạng này trong các máy vi tính vì trong trường hợp bất kỳ nếu một người nào tiếp cận được với chữ ký đó và dùng nó để ký hợp đồng thì doanh nghiệp khơng cịn cách nào khác là phải cơng nhận hiệu lực của hợp đồng điện tử đã ký trước đối tác của mình, về mặt pháp lý dù điều đó bất lợi cho mình. Hoặc nếu doanh nghiệp để lọt mật mã vào tay người khác người này có thể mạo doanh nghiệp để giao kết hợp đồng với đối tác. Trong những trường hợp như vậy, doanh nghiệp phải chịu một số rủi ro như mất danh tiếng, phải thực hiện những hợp đồng khơng phải do mình ký, đối tác khơng tin tưởng .v.v…

2.2. Rủi ro do có sự khác nhau trong quy định của pháp luật các nước về hình

thức hợp đồng điện tử

Một số rủi ro nữa về mặt pháp lý khi giao kết hợp đồng điện tử, đó là luật pháp một số nước khác nhau có thể quy định khơng giống nhau, có những hạn chế đối với hợp đồng điện tử hay đòi hỏi đối với một loại hợp đồng nhất định phải được thành lập dưới dạng văn bản (giấy mực). Thông thường, thực ra trong điều kiện thương mại quốc tế, các doanh nghiệp vẫn cịn gặp nhiều khó khăn do chưa có khung pháp lý chung giữa các nước về TMĐT và chữ ký điện tử. Rủi ro sẽ phát sinh khi hợp đồng điện tử được chấp nhận ở nước này nhưng lại khơng được coi là có hiệu lực ở một nước khác, ngồi ra, ở nhiều nước đang phát triển, phát luật về giao dịch, giao kết hợp đồng điện tử cịn chưa có hoặc cịn rất sơ khai. Điều này sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề khi tranh chấp xảy ra mà khung pháp lý thì quá sơ sài. Các doanh nghiệp rất e ngại khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử cũng vì nguyên nhân này. Vì vậy, khi giao kết hợp đồng điện tử, doanh nghiệp cần chú ý nghiên cứu kỹ các quy định trong các văn bản hiện hành cũng như của các nước đối tác để tránh được những rủi ro khơng đáng có khi hợp đồng điện tử vơ hiệu. 2.3. Rủi ro về mặt kỹ thuật gây hậu quả khó khăn khi xảy ra tranh chấp

Ngoài ra, các doanh nghiệp khi giao kết hợp đồng điện tử còn phải đối mạt với một số rủi ro về kỹ thuật. Giao kết hợp đồng điện tử đòi hỏi việc áp dụng một số biện pháp hay phương pháp công nghệ kỹ thuật số đặc biệt nhằm bảo đảm cho sự an tồn, chính xác, cho tính tồn vẹn của thơng tin trong hợp đồng . Tuy nhiên, sự phát triển không ngừng của kỹ thuật, công nghệ thông tin khiến cho các biện pháp hay phương pháp đó có thể nhanh chóng bị “vơ hiệu hố” bởi các phương pháp hiện đại hơn. Vì vậy, khơng thể khơng tính đến các rủi ro về sự tấn cơng của các virus cũng có thể lam tê liệt hệ thơng thơng tin của các bên hoặc làm cho các bên bị mất hoàn toàn các dữ liệu điện tử hoặc lưu trữ. Điều này sẽ làm cho các doanh nghiệp, nếu khơng có biện pháp phịng ngừa tốt, sẽ ln ln là bên bị thua kiện trước các vụ tranh chấp do khơng có bằng chứng phù hợp.

Rủi ro liên quan đến bằng chứng về lưu hợp đồng điện tử trong giải quyết tranh chấp.

Đối với hợp đồng điện tử, vì hợp đồng được thể hiện qua các dữ liệu điện tử, các thơng điệp số, mà các thơng điệp này có thể được sao, lưu, phát tán trên mạng do đó mà có thể tạo ra nhiều bản gốc. Vì vậy, khái niệm “bản gốc” và việc lưu trữ hợp đồng điện tử trở nên khó khăn hoặc với hợp đồng truyền thống. Hợp đồng điện tử thông thường sẽ được “lưu trữ” trong hệ thống thông tin của các bên, tức là được “lưu trữ dưới dạng thông điệp số mà không được thể hiện ra dưới một hình thức có thể “sờ mó, cầm nắm” được. Làm thế nào để thơng tin lưu trữ đó khơng bị sửa đổi trong thời gian lưu trữ? Đặc biệt, khi muốn tra cứu một bản gốc trong môi trường điện tử cần phải sao thơng điệp dữ liệu đó từ máy lưu trữ về máy tra cứu rồi mới hiển thị. Nếu các thơng điệp số đó bị sửa thì sẽ khó xác định được đâu là bản gốc. Muốn giải quyết được các vấn đề liên quan đến bản gốc của một hợp đồng điện tử cũng như trong các phương tiện điện tử thì trước tiên cần phải sử dụng một số phương pháp nhất định để đảm bảo thông điệp số sẽ không bị thay đổi, đảm bảo được sự ngun vẹn và tính chính xác. Đây là cơng việc phức tạp, địi hỏi có sự phối kết hợp chặt chẽ cả vấn đề kỹ thuật công nghệ với vấn đề pháp lý mà các bên giao kết hợp đồng điện tử khơng thể bỏ qua nếu muốn có đủ chứng cứ hợp lệ cho một vụ tranh chấp.

Chương III:

Giải pháp phòng tránh rủi ro khi giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam.

I. Dự báo về tình hình giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam trong thờigian tới và khả năng phát sinh những rủi ro. gian tới và khả năng phát sinh những rủi ro.

1. Cơ sở dự báo

Cơ sở dự báo về tình hình giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới được sự nhìn nhận trên cơ sở: thứ nhất là đánh giá xu hướng phát triển TMĐT trên thế giới trong thời gian tới cũng như khả năng đầu tư cho những ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam. Thứ 2 là hiệu lực của công cuộc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ cho sự phát triển cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Xu hướng phát triển của TMĐT trên thế giới

TMĐT đang phát triển như vũ bão không chỉ ở các nước công nghiệp phát triển mà ở cả các nước kém phát triển thuộc mọi châu lục trên thế giới. Mặc dù các số liệu đưa ra từ các nguồn khác nhau có thể chưa hồn giống nhau nhưng khơng ai có thể phủ nhận là TMĐT ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt, đạt từ 60%-70% mỗi năm. Sự phát triển của TMĐT có thể thấy rõ ở những mặt sau đây:

a. Về doanh thu.

Nếu như năm 1999 tổng doanh thu TMĐT trên toàn thế giới mới chỉ đạt 111 tỷ USD, tương đương khoảng 0,37% tổng doanh thu của giao dịch thương mại nói chung thì trong những năm gần đây, tốc độ phát triển của TMĐT gia tăng rất nhanh. (Xem bảng 4)

Bảng 4

Tốc độ phát triển của TMĐT toàn cầu

Đơn vị: tỷ USD

Năm 2003 2004 2005 2006

Doanh thu 3.878,8 6.201,1 9.240,6 12.837,3

Nguồn: Báo cáo của Forrester Research

b. Về công nghệ

Sự phát triển của TMĐT toàn cầu dựa trên nền tảng công nghệ Internet và các ngành cơng nghệ tính tốn, viễn thơng và số hố. Cơng nghệ Internet trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ cả phạm vi bao phủ lẫn phạm vi ứng dụng. Số người sử dụng Internet tăng mạnh mẽ và dự tính trong giai đoạn từ nay đến những năm 2020, số người sử dụng internet trên toàn thế giới sẽ đạt đến con số 10 tỷ người. Để đạt mức 50 triệu người dùng điện thoại phải mất 74 năm, cịn internet chỉ mất có 4 năm. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các quốc gia, các doanh nghiệp cũng như người dân tích cực tham gia vào TMĐT.

Công nghệ viễn thông cũng đạt tốc độ phát triển chóng mặt. Trong vịng 30 năm qua, mỗi năm khả năng xử lý thơng tin của máy tính tăng lên gấp đơi và giá máy tính giảm 25%. Dự báo đến năm 2020, khả năng xử lý thơng tin của máy tính sẽ được nhân lên 100.000 lần và khả năng lưu trữ thông tin tăng lên từ 1000 đến 10.000 lần. Khả năng chuyển tải của hệ thống cáp viễn thông xuyên Đại Tây Dương trong gần 2 thập kỷ qua tăng trung bình 64%/năm, nhưng giá thành giảm 41%/năm.

Xu hướng phát triển của TMĐT ở Việt Nam

Mức độ phổ cập Internet và thiết bị di động - những phương tiện cơ bản để giao kết hợp đồng điện tử gia tăng mạnh mẽ.

Tiếp theo đà tăng của năm 2006, số người dùng internet năm 2007 tăng 26,3%, đạt 18,5triệu người, chiếm 22% dân số. Tỷ lệ người dùng Internet đã vượt mức trung bình của thế giới (19,1%). Một đặc điểm nội bật của thị trường Internet hai năm 2006-2007 là sự phát triển mạnh của các thuê bao băng thông rộng. Tổng số

thuê bao vào cuối năm 2007 đạt gần 1,3 triệu, gấp 6 lần so với thời điểm tháng 12/2005 (0,21 triệu thuê bao)(12) Ngoài ra, xu hướng hội tụ công nghệ giữa dịch vụ viễn thơng truyền thơng và Internet cũng đang góp phần đẩy nhanh tốc độ phổ cập Internet trong xã hội. Đây là tiền đề tốt cho việc phát triển theo chiều rộng các ứng

dụng TMĐT trong tương lai.(Xem bảng 5)

BẢNG 5

Một số chỉ tiêu Internet của Việt Nam tổng tương quan với thế giới

Khu vực/Năm Tổng số người sử dụng Internet (đơn vị: 1.000)

2005 2006 2007 Trung Quốc 111.000 137.000 162.000 Nhật Bản 64.160 87.540 - Hàn Quốc 33.010 34.120 - Malaysia 11.016 11.292 14.904 Singapore 1.731,6 1.910,3 2.421,8 Thái Lan 7.084,2 8.465,8 - Việt Nam 10.711 14.683,8 18.226,7 Thế giới 964.27,7 1.130.669,3 1.262.032,7

Nguồn: số liệu năm 2005 và năm 2006 theo nguồn thống kê của ITU (Liên đồn Viễn Thơng Quốc tế, cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc), số liệu năm 2007

(cập nhật đến tháng 11) theo nguồn của Internet World Stats tại: www.Internetworldstats.com

Từ bảng thống kê trên ta thấy số người sử dụngInternet của Việt Nam tăng liên tục từ năm 2005 từ 10.711.000 người lên 14.683.800 người năm 2006 và 18.226.700 năm 2007. Điều này đóng góp to lớn cho việc phát triển những giao

Một phần của tài liệu Rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử và biện pháp phòng tránh (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)