CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM
3.3 Nguồn nhân lực
3.3.3 Chất lượng nguồn lao động
Chất lượng nguồn lao động là cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong thời gian gần đây, nhất là khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam thời gian qua đang có xu hướng chững lại. Nhiều chuyên gia cho rằng, sự chững lại này có ngun nhân khơng nhỏ từ chất lượng nguồn lao động.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam hiện nay đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, cơng nhân kỹ thuật bậc cao và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nước khác. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3.79 điểm (xếp thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của WB) trong khi Hàn Quốc là 6.91; Ấn Độ là 5.76; Malaysia là 5.59; Thái Lan là 4.94,...
Kỹ năng nghề và năng lực nghề nghiệp của lao động Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá lớn so với các nước đang phát triển trên thế giới và khu vực. Năm 2011, theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam xếp thứ 65/141 quốc gia được xếp hạng về lao động.
Chất lượng của nguồn nhân lực thể hiện bởi năng suất lao động (NSLĐ):
- Từ năm 1998- 2009: Quan sát Hình 1, ta thấy NSLĐ của Việt Nam thấp hơn so các nước trong khu vực. Ví dụ, năm 2007, năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn thấp hơn Hàn Quốc là 18.6 lần; Malaysia 7.8 lần; Thái Lan 1.96 lần và Indonesia 1.5 lần.
NSLĐ của Việt Nam tăng trung bình 4.67% trong giai đoạn 1986-2009 vẫn thấp hơn tốc độ tăng của Trung Quốc (7.26%), xét về con số tuyệt đối chỉ bằng 40% của Thái Lan và 52.6% của Trung Quốc.
- Năm 2010: Năng suất lao động của Việt Nam chỉ đạt mức 2072 USD/1 người lao động, đứng ở mức thấp nhất trong số các nước Châu Á được so sánh. Nếu so sánh với các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore thì năng suất lao động của Nhật Bản cao gấp 39 lần Việt Nam, Singapore cao gấp 26 lần và Hàn Quốc cao gấp 16 lần Việt Nam. So sánh với các nước đang phát triểu trong khu vực thì năng suất lao động của Malaysia cao gấp 6,5 lần của Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc cũng cao gấp 2 lần Việt Nam và thậm chí năng suất lao động của Philippines cũng cao gấp rưỡi lần năng suất lao động Việt Nam. Trong khi tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam năm 2010 chỉ đạt 3,94% thì các nước láng giềng đều có mức tăng rất nhanh (trên 5%). Vì vậy, nếu khơng có nhưng tác động tích cực thì Việt Nam khó có thể bắt kịp được tăng trưởng năng suất của các nước trong khu vực.
Có thể nói ngun nhân chính làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động Việt Nam hiện nay là do chất lượng đào tạo còn nhiều bất cập, nền giáo dục nước ta vẫn cịn nhiều yếu kém. Trong khi đó các nước trong khu vực có chất lượng nguồn lao động cao hơn hẳn so với nước ta bởi các nước có những chính sách giáo dục đào tạo tốt.
Ví dụ, tại Hàn Quốc, chính sách giáo dục được xây dựng phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế. Năm 1950, Chính phủ Hàn Quốc chủ trương xóa mù chữ cho tồn dân. Những năm sau đó, hệ thống giáo dục dần được đẩy mạnh như: phát triển giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học (năm 1960); các trường dạy nghề kỹ thuật (năm 1970); đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và giáo dục trên lĩnh vực khoa học cơ bản và công nghệ, nâng cao chất lượng giáo dục và học suốt đời. Năm 1992, Hàn Quốc thực hiện cải cách giáo dục với mục tiêu tái cấu trúc hệ thống giáo dục hiện có thành một hệ thống giáo dục mới, bảo đảm cho người dân được học suốt đời. Tháng 12-2001, Chính phủ Hàn Quốc cơng bố Chiến lược quốc gia lần thứ nhất về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2001-
2005. Tiếp đó, Chiến lược quốc gia lần thứ hai về phát triển nguồn nhân lực thời kỳ 2006- 2010 được xây dựng và thực hiện hiệu quả. Nội dung chính của các chiến lược này đề cập tới sự tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp, trường đại học và các cơ sở nghiên cứu; nâng cao trình độ sử dụng và quản lý nguồn nhân lực, nâng cao tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực trong khu vực công; xây dựng hệ thống đánh giá và quản lý kiến thức, kỹ năng và công việc; xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin cho phát triển nguồn nhân lực; xây dựng và phát triển thị trường tri thức,...
3.3.4 Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam
Từ thực tiễn trong nước và kinh nghiệm của thế giới có thể thấy rằng, việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta có ý nghĩa hết sức quan trọng và cũng là yêu cầu bức thiết hiện nay. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 cũng nêu rõ cần tập trung tạo đột phá “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Để xây dựng đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp:
Thứ nhất, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 19/4/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 579/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 trong đó nêu rõ mỗi bộ, ngành và địa phương phải xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực đồng bộ với chiến lược, kế hoạch phát triển chung của mình. Vấn đề hiện nay là cần hiện thực hóa Chiến lược bằng các biện pháp, hành động cụ thể. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy rõ, coi trọng và quyết tâm thực thi chính sách giáo dục - đào tạo phù hợp là nhân tố quyết định tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Thứ hai, chúng ta cần đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo nhằm nâng cao chất
hố loại hình đào tạo, gắn kết đào tạo với thực tiễn, kết hợp với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo,...
Thứ ba, các doanh nghiệp cần chủ động liên kết với các trường đại học, cao đẳng, trung
học nghề trên cả nước để đào tạo nguồn lao động. Song song với việc đào tạo nghề, còn thực hiện đào tạo ngoại ngữ, trong đó chú trọng giảng dạy những từ vựng sát với thực tế công việc mà người lao động sẽ đảm nhận và bồi dưỡng kiến thức về luật pháp cũng như ý thức tổ chức kỷ luật cho người lao động.
Thứ tư, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng lao động lành nghề. Vì chỉ với lực lượng
lao động lành nghề thì Việt Nam mới có thể đạt được những thành tựu về cơng nghệ tiên tiến và năng suất lao động; trên cơ sở đó, thu hút đầu tư của nước ngoài.
Thứ năm, ngoài biện pháp của các cơ quan chức năng, bản thân mỗi người lao động cần
nêu cao trách nhiệm, tự nâng cao trình độ, tính kỷ luật lao động, tác phong cơng nghiệp cho mình. Chỉ có tay nghề cao, kỷ luật lao động tốt thì chúng ta mới giữ vững được thị trường.
3.4 Mơi trường chính trị - kinh tế
Việt Nam
So với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc… mơi trường chính trị kinh tế của nước ta là một lợi thế. Dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, quá trình đổi mới diễn ra một cách toàn diện và đồng bộ trong đó có đổi mới hệ thống chính trị để xây dựng một nhà nước pháp quyền. Do đó, mơi trường chính trị ổn định, an ninh được đảm bảo. Đây là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư nước ngồi.
Mặt khác, mơi trường kinh tế mặc dù còn thấp nhưng vẫn tăng trưởng khá ổn định, đời sống nhân dân các vùng không ngừng được năng cao, môi trường sinh hoạt văn hóa thân thiện tạo điều kiện cho các chuyên gia nước ngồi dễ hịa nhập với cuộc sống tại Việt Nam.
Tuy nhiên, cơng nghiệp phụ trợ ở Việt Nam cịn hết sức đơn giản, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết giản đơn, giá trị gia tăng thấp, và có sự chênh lệch về năng lực phụ trợ giữa các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ nội địa nước ta với các yêu cầu của các hang sản xuất trên toàn cầu. Bản thân chúng ta đã gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia vào chuỗi toàn cầu đi đến sản phẩm cuối cùng của các hãng. Trên thực tế, chúng ta đã thua ngay từ khi bắt đầu, khi chúng ta chưa có được sự chuẩn bị tốt nhất, cần thiết nhất khi cạnh tranh FDI với các nước trong khu vực.
Một ví dụ điển hình: trong khi chúng ta đang loay hoay tìm giải pháp để cải thiện mơi trường kinh tế, thì các hãng ơ tơ nổi tiếng thế giới đã có mặt ở Việt Nam liên tiếp công bố đổ vốn vào Thái Lan và Indonesia. Điều này cho thấy cơ hội để phát triển ngành công nghiệp ô tô ngày càng xa vời dù Việt Nam luôn được đánh giá là một thị trường đầy triển vọng. Nguyên nhân cơ bản của vấn đề này đó là, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam thật sự yếu kém, không cạnh tranh nổi vs các nước, đặc biệt là Thái Lan.
Thái Lan
Không giống như Việt Nam, môi trường kinh tế chính trị của Thái Lan từ năm 2008 đến nay không ổn định, thường xuyên đối mặt với bạo động. Các doanh nhân nước ngoài đang làm ăn tại Thái Lan lo ngại bất ổn chính trị tại Thái Lan sẽ bùng phát trở lại và có khả năng kéo dài, làm ảnh hưởng đến kế hoạch làm ăn. Kết quả của cuộc thăm dò do Đại học Bangkok vừa tiến hành cũng cho thấy tình hình chính trị tiếp tục xấu đi như hiện nay là nhân tố có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đầu tư tư nhân của Thái.
Mặc dù xung đột chính trị nội bộ vẫn tiếp diễn nhưng đến nay thì các nhà đầu tư vẫn coi Thái Lan là một điểm đến hấp dẫn và trung tâm phân phối sản phẩm ra thị trường thế giới. Kinh tế Thái Lan đạt tăng trưởng 7,8% trong năm 2010 và thị trường chứng khốn (SET) được xếp vào nhóm 10 thị trường có mức lợi nhuận đầu tư cao nhất thế giới đã tác động tích cực tới tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2011.
Một nguyên nhân làm cho Thái Lan trở thành mơi trường đầu tư hấp dẫn đó là Thái Lan có cả một ngành cơng nghiệp phụ trợ phát triển một cách mạnh mẽ, đó là lợi thế rất lớn mà Thái Lan có được trên con đường thu hút FDI.
Hàn Quốc
Mơi trường chính trị của Hàn Quốc những năm gần đây vấp phải một số bất ổn liên quan đến nguy cơ một cuộc chiến tranh Liên triều với CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, nhìn chung, tình hình chính trị trong nước của quốc gia này vẫn được xem là tương đối ổn định.
Những năm 2007, 2008, nền kinh tế Hàn Quốc rất dễ bị tổn thương trước những rủi ro tồn cầu do có độ phụ thuộc thương mại lên tới 70%. Mơi trường kinh tế ngày càng xấu đi do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nhà đất ở Mỹ và giá dầu leo thang, điều kiện đầu tư lúc này thực sự không thuận lợi. Tuy nhiên, với nền móng là một nước cơng nghiệp phát triển – một trong bốn con rồng của châu Á, mơi trường kinh tế tại Hàn Quốc ln có những thuận lợi đáng kể cho các doanh nghiệp đầu tư. Đây là một trong những lợi thế lớn của Hàn Quốc trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Trái ngược với Việt Nam, Hàn Quốc có một số hạn chế như quy mơ thị trường nhỏ và chi phí sản xuất như giá nhân cơng, giá đất... cao hơn so với nhiều nước. Do vậy, trong bảng xếp hạng chỉ số độ hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2007 do cơng ty tư vấn tồn cầu AT Kearney đưa ra, Hàn Quốc đứng thứ 24 trong số 47 nước được đánh giá.
Malaysia
Malaysia có tình hình chính trị ổn định, đề cao sự chia sẻ quyền lực giữa các dân tộc và
nhà nước đảm bảo sự chung sống hồ bình và hồ hợp giữa mọi người với nhau.
Kinh tế Malaysia đã có những bước chuyển mình. Từ một nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp trong thập niên 60 của thế kỷ XX, ngày nay Malaysia là một nền
kinh tế hướng ra xuất khẩu với các ngành chủ đạo là công nghệ cao, các ngành thâm dụng vốn và tri thức. Tỷ lệ người nghèo giảm từ 50% khi độc lập đến nay xuống cịn 3,5%.
Chính sách định hướng thị trường xuất khẩu rất nhanh chóng và nhạy bén giúp Malaysia luôn ổn định thị trường trước các biến động của kinh tế thế giới, không phụ thuộc nhiều vào các thị trường truyền thống.
3.5 Công tác xây dựng luật pháp, chính sách
Việt Nam
Hệ thống pháp luật và chính sách ở việt nam ngày càng được hồn thiện là một điều tích cực cho thu hút đầu tư vào nước ta. Có thể thấy, những khó khăn về việc thực hiện FDI ở Việt Nam như các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, mất thời gian dẫn đến sự chậm trễ trong quá trình đầu tư và giải ngân. Trong khi đó, chất lượng nguồn lao động lại đang làm đau đầu các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam và làm cho môi trường đầu tư ở nước ta ngày càng kém hấp dẫn. Một trong nhưng tác nhân quan trọng không thể không nhắc đến là sự thiếu hụt các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam.
Về vấn đề minh bạch, khả năng doanh nghiệp được tiếp cận các tài liệu kế hoạch, như kế hoạch về các dự án cơ sở hạ tầng hoặc quy hoạch sử dụng đất vẫn chưa được cải thiện. Thậm chí trong năm qua, khả năng tiếp cận văn bản quy phạm pháp luật như luật, pháp lệnh… của Trung ương và văn bản pháp luật cấp tỉnh sụt giảm từ điểm trung bình 3,1 xuống cịn 2,9 trong thang điểm 5.
Một yếu tố nữa mà các doanh nghiệp FDI tỏ thái độ chưa hài lịng chính là thái độ của chính quyền tỉnh. Theo khảo sát của VCCI, hiện nay số doanh nghiệp FDI cho rằng cán bộ địa phương ưu đãi doanh nghiệp nước ngoài trong các quyết định kinh tế đã giảm đi rất nhiều, từ 59,6% trong năm 2010 so với hiện nay là 33%.
Trước tình hình đó, nhà nước ta cũng đưa ra những chính sách phù hợp để hy vọng cải thiện môi trường đầu tư như: cắt giảm các thủ tục hành chính nhiêu khê, rườm rà; nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển các chiến lược dạy nghề, có chính sách phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ; nâng cấp các cơ sở hạ tầng, khu cơng nghiệp… Tuy nhiên, chính sách vẫn là chính sách và nó cần có thời gian để đi vào thực tế và phát huy hiệu lực.
Việc ký kết các thỏa thuận thương mại song phương và khu vực cũng là một biện pháp hữu hiệu trong thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam đang tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và trong tương lai gần sẽ đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU. Hai thỏa thuận này hứa hẹn là những tiền đề quan trọng cho một làn sóng đầu tư mạnh đến từ những nước có nền tảng cơng nghệ tiên tiến như Mỹ, Nhật và EU.
Cải thiện môi trường thể chế là giải pháp bền vững, lâu dài để thu hút đầu tư, kể cả FDI và đầu tư trong nước. Môi trường đầu tư thuận lợi, thủ tục đơn giản, ít rào cản và chính sách ổn định, dễ tiên liệu sẽ giúp các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh, giảm chi phí và giảm rủi ro cho họ. Hiện nay Việt Nam cịn nhiều hạn chế về đầu tư nước ngồi trong một