Công tác xây dựng luật pháp, chính sách

Một phần của tài liệu So sánh môi trường đầu tư của việt nam và một số nước trong khu vực (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM

3.5 Công tác xây dựng luật pháp, chính sách

Việt Nam

Hệ thống pháp luật và chính sách ở việt nam ngày càng được hồn thiện là một điều tích cực cho thu hút đầu tư vào nước ta. Có thể thấy, những khó khăn về việc thực hiện FDI ở Việt Nam như các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, mất thời gian dẫn đến sự chậm trễ trong quá trình đầu tư và giải ngân. Trong khi đó, chất lượng nguồn lao động lại đang làm đau đầu các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam và làm cho môi trường đầu tư ở nước ta ngày càng kém hấp dẫn. Một trong nhưng tác nhân quan trọng không thể không nhắc đến là sự thiếu hụt các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam.

Về vấn đề minh bạch, khả năng doanh nghiệp được tiếp cận các tài liệu kế hoạch, như kế hoạch về các dự án cơ sở hạ tầng hoặc quy hoạch sử dụng đất vẫn chưa được cải thiện. Thậm chí trong năm qua, khả năng tiếp cận văn bản quy phạm pháp luật như luật, pháp lệnh… của Trung ương và văn bản pháp luật cấp tỉnh sụt giảm từ điểm trung bình 3,1 xuống cịn 2,9 trong thang điểm 5.

Một yếu tố nữa mà các doanh nghiệp FDI tỏ thái độ chưa hài lịng chính là thái độ của chính quyền tỉnh. Theo khảo sát của VCCI, hiện nay số doanh nghiệp FDI cho rằng cán bộ địa phương ưu đãi doanh nghiệp nước ngoài trong các quyết định kinh tế đã giảm đi rất nhiều, từ 59,6% trong năm 2010 so với hiện nay là 33%.

Trước tình hình đó, nhà nước ta cũng đưa ra những chính sách phù hợp để hy vọng cải thiện môi trường đầu tư như: cắt giảm các thủ tục hành chính nhiêu khê, rườm rà; nâng

cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển các chiến lược dạy nghề, có chính sách phát triển các ngành cơng nghiệp phụ trợ; nâng cấp các cơ sở hạ tầng, khu cơng nghiệp… Tuy nhiên, chính sách vẫn là chính sách và nó cần có thời gian để đi vào thực tế và phát huy hiệu lực.

Việc ký kết các thỏa thuận thương mại song phương và khu vực cũng là một biện pháp hữu hiệu trong thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam đang tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và trong tương lai gần sẽ đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU. Hai thỏa thuận này hứa hẹn là những tiền đề quan trọng cho một làn sóng đầu tư mạnh đến từ những nước có nền tảng công nghệ tiên tiến như Mỹ, Nhật và EU.

Cải thiện môi trường thể chế là giải pháp bền vững, lâu dài để thu hút đầu tư, kể cả FDI và đầu tư trong nước. Môi trường đầu tư thuận lợi, thủ tục đơn giản, ít rào cản và chính sách ổn định, dễ tiên liệu sẽ giúp các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh, giảm chi phí và giảm rủi ro cho họ. Hiện nay Việt Nam còn nhiều hạn chế về đầu tư nước ngoài trong một số ngành, lĩnh vực (ví dụ bán lẻ, tài chính-ngân hàng). Nhiều rào cản này khơng cịn phù hợp với tình hình thực tế và lợi ích chung của đất nước. Cắt bỏ những rào cản này sẽ tạo hấp lực thu hút FDI nhiều hơn.

Thái Lan:

Ngồi việc cải thiện mơi trường đầu tư, một nhân tố khác giúp thúc đẩy tăng trưởng đầu tư của Thái Lan là việc áp dụng chính sách đầu tư một cách linh hoạt. Nhìn chung, những chính sách của Thái Lan tạo nên một môi trường đầu tư thuận lợi: thủ tục hành chính ít rườm rà, thời gian thực hiện FDI cũng dễ dàng hơn so với ở Việt Nam.

Để thực hiện chính sách linh hoạt này, Ủy ban đầu tư Thái Lan BOI đã giám sát chặt chẽ xu hướng đầu tư trên thế giới và các yếu tố tác động tới môi trường kinh doanh ở từng nước đối tác, kể cả các yếu tố chính trị - xã hội, mơi trường kinh doanh và thậm chí thiên tai.

Chính phủ Thái Lan luôn quan tâm lắng nghe quan ngại của cộng đồng kinh doanh và thường có sự phản hồi kịp thời. Bên cạnh đó Thái Lan cũng đã có những chuẩn bị nhất định để có thể đóng vai trị đi đầu về thu hút đầu tư khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập vào năm 2015. Tuy nhiên, Thái Lan cần tích cực sửa đổi luật đầu tư nước ngồi và mở cửa hơn nữa đối với khu vực dịch vụ nhằm nâng cao hấp dẫn đầu tư. Thái Lan cũng cần đẩy mạnh chống tham nhũng, nhất là trong lĩnh vực hải quan, đồng thời cần giảm dần áp dụng các chính sách dân túy vì các chính sách này tạo cảm nhận tích cực về kinh tế và chính trị trước mắt nhưng về lâu dài sẽ hủy hoại nền kinh tế.

Tóm lại, với một chính sách thống nhất và phù hợp, Thái Lan đã tạo nên một môi trường đầu tư thu hút thơng qua đó, cải thiện hơn tình hình kinh tế của đất nước, khắc phục phần nào những bất lợi do tình hình chính trị bất ổn định gây ra. Đây cũng chính là những ưu điểm của hệ thống chính sách mà Việt Nam cần học hỏi.

Hàn Quốc:

Với một môi trường đầu tư không mấy thuận lợi, để cải thiện tình hình của mình, chính phủ Hàn Quốc đã đẩy mạnh cải thiện đầu tư, xác lập mục tiêu cơ bản là khôi phục kinh tế và đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, nỗ lực ký kết các hiệp định FTA, áp dụng thủ tục hành chính một cửa, giảm thuế và xóa bỏ các loại quy chế bất hợp lý.

Chính phủ Hàn Quốc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nhiều ngành dịch vụ hơn trước, như tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục… Chính phủ Hàn Quốc cũng đã tiến hành thành lập các khu vực kinh tế tự do nhằm đưa Hàn Quốc trở thành một trong những điểm đầu tư hấp dẫn nhất thế giới. Thủ tục hành chính một cửa là một điểm tích cực trong mơi trường đầu tư ở Hàn Quốc.

Hàn Quốc là nước có sức hấp dẫn đặc biệt với trình độ sử dụng cơng nghệ IT đạt tiêu chuẩn cao nhất thế giới. Nước này đang trở thành thị trường hấp dẫn để các doanh nghiệp IT thử nghiệm khả năng tiêu thụ của sản phẩm. Do đó, mục tiêu thu hút đầu tư FDI của Hàn Quốc thể hiện rõ là phát triển công nghệ cao và tăng khả năng cạnh tranh cho nền

kinh tế, do đó họ chỉ có ưu đãi ngành, chứ khơng có ưu đãi vùng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài.

Giai đoạn 2007-2008, trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, chính phủ Hàn Quốc đã đề ra chính sách thu hút FDI làm địn bẩy phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, xác định cần phải cải thiện cơ chế, môi trường đầu tư và thay đổi phương hướng thu hút FDI. Giới chuyên gia Hàn Quốc cho rằng cần phải sửa đổi chiến lược thu hút vốn FDI từ việc thu hút đầu tư về lượng sang về chất. Tức là phải chú trọng thu hút các nguồn vốn có lựa chọn phù hợp với chiến lược phát triển. Cần phải lựa chọn đối tượng ngành nghề và doanh nghiệp đầu tư sau khi xem xét kỹ các đặc điểm của Hàn Quốc và khả năng đóng góp cho phát triển lâu dài.

Malaysia:

Giống như Hàn Quốc, Chính phủ Malaysia được đánh giá đã thành cơng trong việc thực hiện chính sách một cửa nhằm thu hút đầu tư và chủ trương “Một Malaysia, nhân dân là trên hết và thu nhập là hàng đầu.”

Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những khu vực mới phát triển, sử dụng nhiều công nhân, sản xuất những loại hàng được ưu tiên hay sử dụng trên 50% nguyên vật liệu địa phương để sản xuất hàng xuất khẩu được cấp tín dụng ưu đãi. Trong chính sách thu hút đầu tư nước ngồi của Malaysia có điểm đáng chú ý là việc sử dựng tư bản nước ngoài để phục vụ cho việc phát triển tư bản trong nước.

Sau Thái Lan, Malaysia được xem là một nước có chính sách phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ một cách hợp lý và hiệu quả trong khu vực. Do đó đã cải thiện rất nhiều môi trường đầu tư của đất nước. Và thực tế, Malaysia hiện đang là điểm đến hấp dẫn của các hãng sản xuất nổi tiếng trên thế giới.

Năm 2010 Malaysia cơng bố chương trình cải cách kinh tế mới với tầm nhìn 2020 đưa đất nước trở thành nước cơng nghiệp phát triển với thu nhập bình quân đầu người là 15.000 USD, gấp đôi hiện nay.

Một phần của tài liệu So sánh môi trường đầu tư của việt nam và một số nước trong khu vực (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)