2 .4K ết lu ận chương
3.4 Các kiến nghị
Để vận dụng BSC vào việc đánh giá thành quả hoạt động tại nhà trường đạt thành công, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của tồn thể nhân viên trong trường cịn cần tới sự tác động của các tổ chức bên ngoài, như:
3.4.1 Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu:
Ủy ban nhân dân tỉnh BR-VT có vai trị quản lý, điều hành, ra các quyết định chính sách trong lĩnh vực hoạt động của Nhà trường. Cơ quan này cần có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để Nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng theo từng chương trình, ngành đào tạo của trường. Hiện nay, vẫn còn một số HSSV ra trường không kiếm được việc làm, hoặc làm trái ngành do một số ngành thừa người học, trong khi một số ngành lại khơng có HSSV học. Vì vậy, UBND tỉnh cần phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành tổ chức điều tra về việc làm, dự báo nhu cầu nhân lực để làm định hướng cho trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh và ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu nhân lực của địa phương, giảm tình trạng thừa “đầu ra”.
3.4.2 Doanh nghiệp
Doanh nghiệp đóng vai trị là đối tác sử dụng sản phẩm đào tạo từ các trường học. Hiện nay, tuy Nhà trường đã có được mối liên kết với các doanh nghiệp, nhưng sự kết nối này vẫn chưa được hoàn thiện dẫn đến HSSV sau khi ra trường chưa thực
sự đáp ứng được hoàn tồn cơng việc được giao, vẫn mất thêm một khoảng thời gian đào tạo. Do vậy, cần có sự tham gia tích cực hơn nữa của các đối tác xã hội là doanh nghiệp, cơ quan sử dụng nhân lực trong quá trình đào tạo thơng qua các hình thức như đặt hàng, trực tiếp tham gia giảng dạy, xây dựng chương trình học tập, tăng cường thực hành, thực tế, vừa làm vừa học... Có như vậy chất lượng giáo dục nghề mới thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của xã hội.
3.4.3 Những đối tác khác
Những đối tác khác có thể tham gia giúp cho kết quả hoạt động nhà trường được nâng cao như: các cơ quan truyền thông, người học, cơ quan tư vấn, đánh giá, kiểm định, tài trợ. Các cơ quan truyền thơng đóng vai trị giám sát, theo dõi và đưa tin lên báo chí, các kết quả nghiên cứu, đánh giá, kiểm định chất lượng của nhà trường trong việc thực hiện vai trò, sứ mệnh đào tạo nhân lực có trình độ, tay nghề cao đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp xã hội. Người học là người sử dụng dịch vụ giáo dục, cũng là người cung cấp thông tin đến với các cơ quan chức năng hoặc chính cơ sở đào tạo giúp nhà trường điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với người học. Bên cạnh các đối tác là cơ quan truyền thơng đại chúng, người học, người dân thì sự tham gia của các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, đánh giá, kiểm định có vai trị hết sức quan trọng trong việc chỉ ra khả năng đáp ứng của các cơ sở giáo dục đối với yêu cầu của xã hội về cơ sở vật chất, đội ngũ, chất lượng dạy và học. Gần đây, hoạt động kiểm định, đánh giá, xếp hạng chất lượng đào tạo của các trường nghề đang được quan tâm. Tuy nhiên, các thông tin về kết quả đánh giá, giám sát, kiểm định chưa công bố rộng rãi để xã hội cũng như người học thấy được chất lượng thực sự của các cơ sở này.