NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP VLXD VÀ XL SỐ 5.
1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán NVL tại Công ty
Để việc kinh doanh trong tương lai ngày càng phát triển thì việc phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế là một nhu cầu tất yếu khách quan. Yêu cầu quản lý đặt ra cho các doanh nghiệp phải ngày càng hoàn thiện công tác tổ chức, hạch toán kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng.
Với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ ý kiến của mình vào việc hoàn thiện công tác kế toán của đơn vị, góp phần làm cho công tác kế toán thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả, phục vụ tốt cho quá trình quản lý nói chung của Doanh nghiệp, qua thời gian thực tập tại Công ty sau khi tìm hiểu nắm bắt, đối chiếu với lý luận đã được học tập và nghiên cứu, em xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL tại Công ty.
2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL tại Công ty2.1. Kiến nghị thứ nhất: Việc phân loại và lập sổ danh điểm NVL 2.1. Kiến nghị thứ nhất: Việc phân loại và lập sổ danh điểm NVL
Với một khối lượng lớn chủng loại NVL gồm nhiều nhóm, thứ có công dụng, phẩm chất khác nhau, Công ty cần lựa chon một tiêu thức phân loại hợp lý. Xuất phát từ đặc điểm NVL và yêu cầu quản lý của Công ty CP VLXD và XL số 5, theo em NVL của Công ty có thể phân loại dựa vào nội dung kinh tế và yêu cầu của kế toán quản trị. Với tiêu thức phân loại như trên, NVL của Công ty có thể được chia thành 5 loại sau: - Nguyên vật liệu chính
- Vật liệu phụ - Nhiên liệu
- Phụ tùng thay thế - Vật liệu khác
Tương ứng với cách phân loại trên, Công ty có thể mở TK cấp hai để theo dõi (TK 1521, TK 1522, TK 1523, TK 1524…)
Để đảm bảo cho công tác quản lý NVL được chặt chẽ, thống nhất tạo điều kiện cho việc kiểm tra, đối chiếu một cách dễ dàng để phát hiện khi có sai sót thì Doanh
nghiệp nên lập sổ danh điểm NVL trong đó NVL cần phải được chia một cách chi tiết theo tính năng lý, hóa, theo quy cách, phẩm chất của NVL. Công ty có thể lập sổ danh điểm theo hướng kết hợp giữa số hiệu tài khoản và việc phân chia, phân loại NVL. Trên cơ sở mã hóa NVL theo từng nhóm, loại, thứ NVL và tùy theo số lượng của NVL để xác định ký hiệu, mã số cho phù hợp, có thể gồm 1, 2 hoặc 3, 4 chữ số.
Với cách phân loại và hướng dẫn lập sổ danh điểm đã đưa ra, Công ty có thể lập sổ danh điểm nguyên vật liệu như sau:
Bảng 3.1: Sổ danh điểm vật tư
SỔ DANH ĐIỂM VẬT TƯ
Số ký hiệu Tên, nhãn hiệu, Đơn
vị Ghi chú Loại vật liệu Danh điểm vật liệu 1521 NVL chính 1521.1 Đất sét M3 1521.2 Than cám Tấn 1521.3 Than xỉ Tấn 1522 Vật liệu phụ 1522.1 Nhóm Sắt thép Kg 1522.2 Nhóm Vòng bi vòng 1523 Nhiên liệu 1523.1 Nhóm dầu 1523.2 Điện năng kW 1523.3 Nhóm xăng các loại lít 1523.4 Nhóm mỡ các loại kg 1524 Phụ tùng thay thế 1524.1 Nhóm Curoa 1525 Vật liệu khác 1525.1 Áp tô mát cái 1525.2 Bóng điện cái
2.2. Kiến nghị thứ hai: Mở các TK cấp 2 của TK 152
Tương ứng với sổ Danh điểm vật tư nêu trên, Công ty nên mở các TK cấp 2 , cấp 3 của TK 152 để có thể theo dõi một cách chi tiết từng nhóm NVL:
TK 1521: Nguyên vật liệu chính TK 1521.1: Đất sét
TK 1521.2: Than cám TK 1521.3: Than xỉ TK 1522: Vật liệu phụ TK 1523: Nhiên liệu TK 1524: Phụ tùng thay thế TK 1525: Vật liệu khác Áp dụng vào thực tế như sau:
Căn cứ vào Phiếu xuất kho số 72 ngày 30/11/2009, kế toán định khoản: Nợ TK 62102: 233.234.197
Có TK 1521: 233.234.197 (chi tiết TK 1521.1: 98.469.756 TK 1521.2: 81.193.011
TK 1521.3: 53.571.430)
2.3. Kiến nghị thứ ba: Lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ.
Công ty nên lập Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ để kiểm tra tình hình thực hiện định mức sử dụng vật tư. Phiếu này có thể được lập theo mẫu sau:
Bảng 3.2: Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
PHIẾU BÁO VẬT TƯ CÒN LẠI CUỐI KỲ
1 Đất sét M3
2 Than cám Tấn
3 Than xỉ Tấn
Số lượng vật tư còn lại cuối kỳ ở đơn vị sử dụng được phân thành 2 loại: - Nếu vật tư không cần sử dụng nữa thì lập Phiếu nhập kho và nộp lại kho
- Nếu vật tư còn sử dụng tiếp thì bộ phận sử dụng lập Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ thành 2 bản:
+ Một bản giao cho phòng kế toán làm căn cứ ghi giảm chi phí sản xuất phục vụ cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
+ Một bản giao cho phòng kế hoạch vật tư để phòng nắm bắt kịp thời, chính xác lượng vật tư còn lại trong kho để từ đó có kế hoạch thu mua, dự trữ hợp lý.
2.4. Kiến nghị thứ tư: Lập Sổ chi tiết TK 141 cho từng đối tượng.
Để tiện cho việc theo dõi số tạm ứng của từng nhân viên thu mua, kế toán có thể lập sổ chi tiết tài khoản 141 tương ứng với từng đối tượng tạm ứng. Sổ này có thể lập theo mẫu như sau:
N, T ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải TK đối
ứng Số phát sinh Số dư Số N, T Nợ Có Nợ Có Dư đầu kỳ …………. Cộng phát sinh tháng Dư cuối kỳ
2.5. Kiến nghị thứ năm: Lập Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu.
Công ty nên lập Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu để phản ánh chính xác lượng nguyên vật liệu xuất dùng cho từng bộ phận. Bảng này có thể lập theo mẫu sau:
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU
Tháng…..năm….
Số:…..
stt Ghi Có các TK
Ghi Nợ các TK chínhNVL NVL phụ Nhiên liệu Phụ tùng thay thế Vật liệu khác
1 TK 621: CP nguyên vật liệu trực tiếp - Nhà máy gạch Tam Điệp
- Nhà máy gạch Hà Bắc - Nhà máy gạch Cầu Rào 2 TK 627: CP sản xuất chung
- Nhà máy gạch Tam Điệp - Nhà máy gạch Hà Bắc - Nhà máy gạch Cầu Rào 3 TK 2412: Xây dựng cơ bản
KẾT LUẬN
Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng và Xây lắp số 5 nói riêng. Thông qua công tác kế toán nguyên vật liệu sẽ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất quản lý và sử dụng nguyên vật liệu một cách hiệu quả, ngăn chặn được hiện tượng tiêu cực làm thiệt hại chung đến tài sản của Doanh nghiệp, đồng thời góp phần vào việc phấn đấu tiết kiệm chi phí, giá thành sản phẩm, tăng tích lũy. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn hiện nay, kế toán nguyên vật liệu trong các Doanh nghiệp sản xuất đang là vấn đề cần được quan tâm một cách thích đáng.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của Công ty, công tác kế toán NVL đã và đang không ngừng được hoàn thiện đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, trong công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty vẫn còn một số vướng mắc cần hoàn thiện hơn nữa. Qua thời gian thực tập ở Công ty, dù chưa hiểu cặn kẽ và sâu sắc vấn đề song em đã cố gắng tìm hiểu những vấn đề cơ bản và đưa ra một số kiến nghị với mong muốn Công ty tham khảo để công tác kế toán NVL hoàn thiện hơn và thực sự trở thành công cụ quản lý hữu hiệu hơn, thích hợp hơn với nền sản xuất hiện đại.
Với góc nhìn của một sinh viên thực tập tại Công ty, trình độ có hạn, lại chưa có kinh nghiệm thực tế nên những vẫn đề nêu trong chuyên đề này không tránh khỏi sự thiếu sót. Vì thế em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để chuyên đề này hoàn thiện hơn.Trên đây là toàn bộ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em qua một thời gian được đi sâu tìm hiểu thực tế, vận dụng lí luận vào thực tiễn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – Th.S Đào Mạnh Huy và các cán bộ lãnh đạo cũng như nhân viên phòng Tài chính kế toán Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng và Xây lắp số 5 đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.