Cơ chế thị trường

Một phần của tài liệu chuong 3 KTCT Chương 3 SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 32 - 35)

Lợi ích kinh tế về bản chất là quan hệ xã hội nên giữa chúng có quan hệ với nhau thông qua quan hệ kinh tế giữa các chủ thể. Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ kinh tế giữa các chủ thể được thực hiện thông qua thị trường, chịu sự chi phối của các quy luật thị trường.

Phương thức thực hiện quan hệ lợi ích kinh tế giữa những người lao động và những người sử dụng lao động. Để thực hiện lợi ích kinh tế của mình, người

lao động và người sử dụng lao động trước hết phải tham gia thị trường lao động. Trên thị trường này, người lao động xuất hiện với tư cách là người bán; người sử dụng lao động - người mua. Hai bên đều cần nhau: người lao động cần việc

làm để có thu nhập; người sử dụng lao động cần th lao động. Điều đó địi hỏi họ phải quan hệ với nhau và làm cho lợi ích kinh tế của họ thống nhất với nhau. Tuy nhiên, người bán thì muốn bán giá cao; người mua lại muốn mua với giá thấp. Sự cạnh tranh giữa hai bên sẽ hình thành một mức giá (tiền lương) hai bên chấp nhận được. Đây là thỏa thuận, nhân nhượng, đồng thuận đầu tiên để hai bên thực hiện lợi ích kinh tế của mình.

Tiếp theo là việc thực hiện thỏa thuận lao động, tức là quá trình lao động, quá trình người lao động tạo ra giá trị và giá trị thặng dư như đã trình bày ở chương

3. Trong q trình đó, người sử dụng lao động là người tổ chức, quản lý; người lao động là người bị quản lý. Kết quả của quá trình lao động là hàng hóa, dịch vụ trong đó chứa đựng giá trị và giá trị thặng dư mà người lao động đã tạo ra. Sau khi thực hiện giá trị và giá trị thặng dư, người lao động được trả lương, người sử dụng lao động nhận được lợi nhuận. Lợi ích kinh tế của hai bên đã được thực hiện.

Như vậy, quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động được bắt đầu từ thị trường lao động, đến việc sử dụng sức lao động trong các hoạt động sản xuất - kinh doanh và kết thúc bằng việc thực hiện giá trị và giá trị thặng dư trên thị trường hàng hóa, dịch vụ. Q trình đó chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố nên không phải khi nào cũng được kết thúc tốt đẹp. Người lao động và người sử dụng lao động luôn phải cạnh tranh và hợp tác với nhau.

Phương thức thực hiện quan hệ lợi ích kinh tế giữa những người sử dụng lao động. Những người sử dụng lao động trước hết cạnh tranh với nhau trong

cùng ngành kinh doanh. Họ cạnh tranh với nhau trong việc mua các yếu tố đầu vào (thuê đất đai, vốn, sức lao động…). Cạnh tranh giữa họ có thể làm giá cả các yếu tố sản xuất tăng lên. Sau khi mua được các yếu tố sản xuất cần thiết, người sử dụng lao động tiến hành q trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Để thực

hiện lợi ích của mình và cạnh tranh với những người sản xuất, kinh doanh cùng ngành, họ phải tìm mọi cách để nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ; tiết giảm mọi chi phí đến mức có thể để có thể bán được hàng hóa, dịch vụ với mức giá thu hồi được vốn và có lãi.

Những người sử dụng lao động ở các ngành kinh doanh khác nhau cũng cạnh tranh với nhau. Họ di chuyển vốn đầu tư từ những ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp sang những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao. Q trình đó chỉ chấm dứt khi sự chênh lệch tỷ suất lợi nhuận khơng cịn nữa (hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân). Khi tỷ suất lợi nhuận bình qn hình thành, hàng hóa, dịch vụ được bán theo giá cả sản xuất (chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình qn). Khi đó, lợi ích kinh tế của người sử dụng lao động được thực hiện bằng cách chia giá trị thặng dư theo vốn (tư bản). Như vậy, quan hệ lợi ích kinh tế giữa những người sử dụng lao động được thực hiện thông qua cạnh tranh và hợp tác giữa họ với nhau trên thị trường.

Phương thức thực hiện quan hệ lợi ích giữa những người lao động. Lợi

ích kinh tế của người lao động được thực hiện khi họ có việc làm, từ đó có thu nhập để bảo đảm cuộc sống. Để có việc làm và thu nhập, người lao động phải cạnh tranh với nhau trên thị trường lao động, đặc biệt là khi cung về lao động vượt cầu về lao động. Để cạnh tranh với nhau, người lao động có thể học tập, nâng cao tay nghề, nâng cao sức khỏe, thể lực… Điều này phù hợp với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, với lợi ích xã hội. Tuy nhiên, cạnh tranh với nhau người lao động buộc phải chấp nhận hạ thấp tiền lương hoặc tăng cường độ lao động, hoặc kéo dài thời gian lao động.

Trong điều kiện dân số và lao động gia tăng nhanh, vượt q mức tăng cầu về lao động thì khó tránh khỏi tình trạng một bộ phận người lao động khơng tìm được việc làm, bị thất nghiệp. Khi đó, người lao động cũng khơng thể giúp nhau và tình trạng người lao động bị bần cùng là không tránh khỏi.

Phương thức thực hiện quan hệ giữa lợi ích người lao động, lợi ích người sử dụng lao động và lợi ích xã hội. Lợi ích kinh tế của người lao động và người

sử dụng lao động được các chủ thể trực tiếp chăm lo, thực hiện. Trong cơ chế thị trường, lợi ích xã hội khơng có chủ thể trực tiếp chăm lo, nhưng - theo nhà kinh tế học cổ điển A. Smith (1723 – 1790) - khi các chủ thể chăm lo cho lợi ích của mình thì nền kinh tế thị trường xuất hiện “bàn tay vơ hình” chăm lo lợi

ích xã hội. Nếu người lao động tích cực, say mê, sáng tạo trong lao động; người sử dụng lao động chăm lo cho các hoạt động kinh doanh, không làm tổn hại lợi ích của bất cứ chủ thể nào thì khi lợi ích kinh tế của họ được thực hiện thì lợi ích xã hội cũng đồng thời, được thực hiện.

Lợi ích lớn nhất của xã hội (hay đất nước) là phát triển. Khi lợi ích xã hội (hay lợi ích quốc gia) được thực hiện có nghĩa là đất nước phát triển. Đó là cơ sở, tiền đề để thực hiện các lợi ích khác. Vì vậy, chăm lo và bảo vệ lợi ích quốc gia là nghĩa vụ của mọi công dân, của mọi chủ thể kinh tế và của nhà nước.

Một phần của tài liệu chuong 3 KTCT Chương 3 SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 32 - 35)