Mức độ CMDMN theo phân độ Fisher

Một phần của tài liệu Kết quả điều trị vi phẫu thuật vỡ túi phình động mạch thông sau (Trang 47 - 48)

Chương 1 : TỔNG QUAN

1.8. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị vi phẫu vỡ túi phình động

1.8.4. Mức độ CMDMN theo phân độ Fisher

Phân độ Fisher hay phân độ Fisher cải biên được sử dụng để đánh giá mức độ CMDMN sau vỡ TP ĐM não [84],[90],[98],[99]. Điều này cũng được khẳng định trong bảng tiên lượng kết quả điều trị của Van Donkelarr và cộng sự (2019) [84]. Nhóm tác giả này cho thấy tiên lượng của các trường hợp có phân độ Fisher từ 1-3 là như nhau, với mức điểm 0. Nhưng với tình trạng CMDMN có phân độ Fisher là 4 được xếp riêng ở một mức với điểm 1. Theo Brawanski và cộng sự (2017) phân độ Fisher 3 là yếu tố nguy cơ độc lập với kết quả ra viện có điểm mRS > 2 ở nhóm BN trên 70 tuổi [90]. Với nhóm BN trên 80 tuổi, kết quả cứu cho thấy 7,7% trường hợp có phân độ Fisher 1-2 có hiện tượng GNT cấp tính, tuy nhiên khơng có trường hợp nào trong nhóm này cần phải đặt dẫn lưu não thất ổ bụng sau phẫu thuật, so với 57,4% trường hợp có GNT cấp tính và 10% cần đặt dẫn lưu não thất ổ bụng ở những BN có phân độ Fisher 3-4. Jaja và cộng sự (2016) tổng hợp kết quả của 8 nghiên cứu với trên 9000 BN, cho thấy, nguy cơ tử vong ở các BN có phân độ Fisher 2, 3 và 4 cao gấp 1,26 lần, 1,77 lần và 1,86 lần so với tổn thương có phân độ Fisher 1 [98].

Tuy nhiên, khi so sánh sự ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau điều trị CMDMN do vỡ TP ĐM não, Kapapa và cộng sự (2013) nhận thấy, phân độ Fisher có giá trị tiên lượng thấp nhất khi so sánh với phân độ Hunt-Hess, phân độ WFNS hay điểm GCS [99].

1.8.5. Thời điểm phẫu thuật

Các khuyến cáo điều trị đều thống nhất rằng, sau khi chẩn đoán nguyên nhân CMDMN do vỡ TP ĐM não, BN cần được can thiệp điều trị càng sớm càng tốt, để ngăn ngừa tái chảy máu và co thắt mạch não [39],[40],[43],[44].

Nghiên cứu của Mahaney và cộng sự (2011) cho thấy, nhóm BN được phẫu thuật sớm (ngày 1-2) hoặc muộn (ngày 7-14) có kết quả tốt hơn nhóm BN được phẫu thuật vào ngày thứ 3-6 sau khi TP vỡ [100]. Đặc biệt, những BN được phẫu thuật trong ngày thứ 3-4 sau khi TP vỡ có tiên lượng rất xấu. Với những BN có dấu hiệu GNT cấp tính hoặc phân độ Fisher 3 hoặc 4, tác giả khuyến cáo nên mổ càng sớm càng tốt. Yao và cộng sự (2017) tiến hành tổng hợp kết quả của 14 nghiên cứu khác nhau nhằm so sánh kết quả điều trị phẫu thuật sớm (trong vòng 3 ngày đầu) và phẫu thuật muộn (từ ngày thứ 7 đến ngày 10) vỡ TP ĐM não [101]. Kết quả cho thấy, phẫu thuật sớm làm giảm tỷ lệ xuất viện nặng ở cả BN có tình trạng trước mổ tốt cũng như BN có tình trạng trước mổ nặng. Với những BN trên 50 tuổi, tỷ lệ tử vong ở nhóm BN được mổ sớm thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm BN được can thiệp muộn. Khi so sánh với nút mạch, Phillips và cộng sự (2011) nhận thấy, sau 6 tháng điều trị chỉ có 11,5% trường hợp phẫu thuật trong 24h đầu có điểm mRS từ 4-6 so với 13,6% được phẫu thuật sau 24h [93]. Ngoài ra, 87% trường hợp phẫu thuật có điểm mRS từ 0-3, so với 91% của nhóm nút mạch, nhưng sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Kết quả điều trị vi phẫu thuật vỡ túi phình động mạch thông sau (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w