Khi ra quyết định lựa chọn mục tiêu, công ty cần căn cứ vào năng lực của chính bản thân mình xem có thể đạt được không .Nguyên tắc đặt ra mục tiêu: thứ nhất là các mục tiêu đó phải cụ thể, thứ hai: mục tiêu đó phải thực hiện được, thứ ba: mục tiêu đó phải có thời gian nhất định để thực hiện
Trong số các mục tiêu kể trên, ta phân tích xem công ty V.M.I có thể lựa chọn mục tiêu nào cho mình. Thiết nghĩ mục tiêu dẫn đầu về chất lượng, dẫn đầu về chủng loại hàng hoá, dịch vụ và tạo lợi thế cạnh tranh là những mục tiêu mà công ty có thể lựa chọn bởi vì :
Công ty V.M.I còn là một công ty nhỏ, nhỏ về vốn, kinh nghiệm và thị phần nên mục tiêu dẫn đầu về chất lượng giúp công ty thu hút được lượng lớn khách hàng cộng với chất lượng cao /giá cao sẽ đem lại cho công ty lợi nhuận cao vì dù có nói hay, đẹp như thế nào đi chăng nữa thì một sản phẩm tồi hay một dịch vụ tồi không thể nào đem lại sự hài lòng cho khách hàng mà chỉ làm cho họ xa lánh và nói tiếng xấu về công ty cho bạn bè và người quen, vì vậy chất lượng là vấn đề cần
quan tâm hàng đầu của khách hàng và của công ty. Chất lượng của dịch vụ được biểu hiện bởi tính đơn giản, đúng đắn, tin cậy, kịp thời, độc đáo và sáng tạo, khác biệt so với dịch vụ cạnh tranh.
Mục tiêu dẫn đầu về chủng loại dịch vụ có tác dụng giúp bảo vệ thị phần hiện tại của mình. Cung cấp nhiều dịch vụ tốt để đáp ứng nhiều sự lựa chọn với nhiều khả năng tài chính khác nhau. Công ty nên lựa chọn cung cấp đa dịch vụ nhưng làm sao kết nối được nó thành một chuỗi khăng khít. Ví dụ : Cung cấp dịch vụ vòng tròn khép kín cho một sản phẩm, bắt đầu từ nghiên cứu thị trường => tư vấn => thiết kế => quảng cáo => khuếch trương => bảo vệ => chăm sóc khách hàng.
Mục tiêu tạo lợi thế cạnh tranh giúp một mặt hỗ trợ bảo vệ vị trí hiện tại, mặt khác nâng cao hơn nữa vị thế từ đó mở rộng thị trường tăng thị phần .
Từ việc xác định: Khác hàng mục tiêu
Mục tiêu kinh doanh ⇒ Chiến lược kinh doanh . Quy mô công ty
Từ ba điểm chính là Khách hàng mục tiêu , Mục tiêu kinh doanh và Quy mô công ty trên tôi xin đề xuất hai chiến lược kinh doanh mà công ty nên theo đuổi trong thời điểm hiện tại là: chiến lược nép góc thị trường và chiến lược khác biệt hoá sản phẩm.
1. Chiến lược góc khuất thị trường :
Một cách để trở thành người theo sau trên một thị trường lớn là làm người dẫn đầu trên một thị trường nhỏ hay ở nơi ẩn khuất. Những công ty nhỏ thường cạnh tranh với công ty lớn bằng cách nhằm vào thị trường nhỏ mà các công ty lớn ít hoặc không quan tâm. Điểm chủ yếu là các công ty có thị phần nhỏ trên toàn bộ thị trường có khả năng sinh lời lớn vì họ biết bám chặt những góc nhỏ nên có giá trị cao và tăng được doanh số bán và lợi nhuận lên rất nhiều.
Tại sao chiến lược góc khuất thị trường lại có khả năng ? Lý do chủ yếu là người núp bóng thị trường hiểu rõ nhóm khách hàng mục tiêu đến mức họ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với công ty khác tình cờ bán hàng trên khu vực ẩn khuất đó. Người núp bóng đạt được lợi nhuận lớn.
Nơi góc khuất lý tưởng có những đặc điểm gì? Một nơi góc khuất lý tưởng thường có những đặc điểm sau:
+ Chỗ góc khuất có qui mô và sức mua đủ để có thể sinh lời. + Chỗ góc khuất có khả năng tăng trưởng .
+Chỗ góc khuất ít được các đối thủ cạnh tranh quan tâm.
+Công ty có đủ tài lực và kỹ năng để phục vụ tốt nhất nhu cầu nơi góc khuất. + Công ty có thể phòng thủ tốt trước đòn tấn công của đối thủ cạnh tranh .
2.Chiến lược khác biệt hoá .
Mục đích là đạt được lợi thế canh tranh làm việc tạo ra sản phẩm – hàng hoá hoặc dịch vụ mà được người tiêu dùng đánh giá là độc đáo nhất. Sự khác biệt hoá sản phẩm dịch vụ bảo vệ công ty khỏi các đối thủ cạnh tranh ở mức độ mà khách hàng có lòng trung thành đối với nhãn hiệu sản phẩm dịch vụ của công ty. Lòng trung thành đối với nhãn hiệu là một sản phẩm vô hình rất có giá trị vì nó bảo vệ công ty trên tất cả các mặt, đồng thời nó cũng là rào cản gia nhập đối với các công ty đang tìm cách ra nhập ngành.
Để công ty có thể hoàn thành được mục tiêu kinh doanh, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp thực hiện cụ thể:
1. Tôi xin khái quát hoá quá trình hoạt động kinh doanh của công ty theo trình tự sơ đồ dưới đây:
2.Để tăng cường vai trò và hiệu quả của phòng Marketing hơn nữa, tôi xin đề xuất mô hình tổ chức quản lý hoạt động Marketing của công ty:
Lựa chọn khách hàng mục tiêu - Doanh nghiệp hiện đại
- Doanh nghiệp trong các khu CN, chế xuất ở 3 miền Bắc, Trung,