Sử dụng chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) để đánh giá việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích chính sách thương mại quốc tế của việt nam (Trang 41 - 42)

hồn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam

Nhiều nghiên cứu đã thực hiện để tính tốn lợi thế so sánh hiện hữu của Việt Nam. So sánh về phương pháp, kết quả đạt được của các cơng trình nghiên cứu trước đây và của luận án được cung cấp ở Phụ lục 11.

Chi tiết kết quả tính tốn về lợi thế so sánh của Việt Nam so với ASEAN được cung cấp ở Phụ lục 12, 13, 14, 15.

Kết quả tính tốn cho thấy những ngành mà Việt Nam có LTSSHH cũng là những ngành mà ASEAN thể hiện LTSSHH khi thực hiện thương mại với thế giới. Như vậy, để đạt được lợi thế trong cạnh tranh, Việt Nam cần có được những thoả thuận song phương với các quốc gia bạn hàng. Xét trên giác độ này, các nước

ASEAN, đặc biệt là Thái Lan đã làm tốt hơn Việt Nam khi ký kết các hiệp định song phương.

Những ngành mà ASEAN khơng có lợi thế so sánh hiện hữu khi xem xét độc lập thương mại của ASEAN với thế giới cũng chính là những ngành mà Việt Nam có lợi thế so sánh hiện hữu so với ASEAN khi thực hiện thương mại với thế giới. Cụ thể là động vật sống (1); thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ (2); sữa và các sản phẩm từ sữa; trứng chim và trứng gia cầm; mật ong tự nhiên; sản phẩm ăn được gốc từ động vật (4); ngũ cốc (10); hạt và quả có dầu; các loại ngũ cốc; hạt và quả khác; cây công nghiệp hoặc cây dược liệu; rơm, rạ và cây làm thức ăn gia súc (12); nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất từ chúng; các chất chứa bi tum; các loại sáp khống chất (27); ơ, dù che, ba toong, gậy tay cầm có thể chuyển thành ghế, goi gậy điều khiển, roi điều khiển súc vật thồ kéo và các bộ phận của các sản phẩm này (66); kẽm và các sản phẩm

bằng kẽm (79); kim loại cơ bản khác (ngồi sắt và thép, đồng, Niken, nhơm, chì, thiếc, kẽm); gốm kim loại và các sản phẩm của chúng (81); dụng cụ, đồ nghề, dao kéo và bộ đồ ăn làm từ kim loại cơ bản; các bộ phận của chúng (82); các tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm và đồ cổ (97); các hàng hoá đặc thù (98). Đối với những

ngành này, việc ký kết các thoả thuận thương mại giữa ASEAN với thế giới sẽ có lợi cho Việt Nam. Tuy nhiên, việc thúc đẩy ASEAN đẩy mạnh hơn nữa tự do hoá thương mại những mặt hàng này chưa được Việt Nam thực hiện tốt.

Một phần của tài liệu Phân tích chính sách thương mại quốc tế của việt nam (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)