thay thế nhập khẩu
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sau khi trở thành thành viên của WTO, đặt ra vấn đề về cách thức hỗ trợ các nhóm doanh nghiệp, các ngành hướng vào xuất khẩu và cách thức hỗ trợ các ngành thay thế nhập khẩu và những cam kết đảm bảo việc duy trì ổn định các chính sách hỗ trợ. Những nội dung như như cách điều chỉnh biểu thuế ngành công nghiệp điện tử, cách điều chỉnh biểu thuế ngành thép, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành ô tô và quản lý nhập khẩu ô tô cũ cần được đưa vào như những ưu tiên trong việc xem xét lộ trình tự do hố các ngành chế tạo. Đây là cơng việc liên quan tới hàng loạt các đơn vị liên quan như Bộ Công nghiệp, Bộ Bưu chính Viễn thơng, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Khoa học Công nghệ, các hiệp hội ngành hàng (Hiệp hội thép, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, Hiệp hội điện tử) và các doanh nghiệp. Các đơn vị này phải tạo ra các diễn đàn, các nhóm làm việc chung để thống nhất một lộ trình và cách thức triển khai thực hiện rõ ràng trong dài hạn. Bên cạnh đó, Chính phủ nên hỗ trợ các hoạt động ở các ngành phụ trợ theo cách tiếp cận lấy doanh nghiệp làm trung tâm (xem thêm ở giải pháp 3.3.3.5).
Để đảm bảo thực hiện được điều này, tất cả các đơn vị liên quan kể trên cần đưa ra các lý do và dẫn chứng xác đáng cho lập luận về lộ trình tự do hố mà đơn vị mình đề xuất. Các học giả cũng nên được mời tham gia vào thảo luận chính sách để tăng luận cứ khoa học cho các thoả thuận đạt được giữa các đơn vị.
Dưới đây là một số đề xuất liên quan tới việc điều chỉnh lộ trình tự do hố hai mặt hàng chế tạo quan trọng hiện vẫn đang nhận được sự bảo hộ của Chính phủ phải kể đến bao gồm ơ tơ và điện tử gia dụng. Hai ngành này không giống nhau
nhưng nếu nhìn vào chi tiết các mặt hàng thì việc hợp lý lộ trình tự do hố hai ngành này liên quan tới một loạt các ngành như nhựa và các sản phẩm bằng nhựa (mã HS là 39), cao su và các sản phẩm bằng cao su (mã HS là 40), các loại kim loại (mã HS từ 72 đến 83), các loại xe cộ (mã HS là 87), … Tính tốn ở chương 2 cho thấy, ngoại trừ cao su còn hầu hết các sản phẩm này đều thể hiện rằng Việt Nam khơng có lợi thế so sánh hiện hữu và cả khả năng cạnh tranh hiện hữu so với thế giới và so với ASEAN. Điều này càng cho thấy những khó khăn khi phải thực hiện hợp lý lộ trình tự do hố các ngành có liên quan đến cơng nghiệp chế tạo. Việc diễn giải kết quả tính tốn ở chương 2 cần hết sức cẩn trọng bởi vì bản chất của việc tính tốn là dựa trên thực tiễn xuất khẩu đã xảy ra và chưa tính tới các phản ứng về chính sách của các chính phủ cũng như đầu tư của các doanh nghiệp trong tương lai. Hơn nữa, mỗi một ngành trong kết quả tính tốn lại có thể bao gồm rất nhiều các ngành nhỏ hơn (các loại nhựa và sản phẩm từ nhựa, các loại kim khí và sản phẩm từ kim khí). Mỗi nhóm ngành nhỏ này lại có năng lực cạnh tranh khác nhau tuỳ vào đặc điểm của từng ngành.
Đối với ngành ô tô, trước hết, cũng như với nhiều nước thực hiện cơng nghiệp
hố, Chính phủ Việt Nam hy vọng sự phát triển của ngành ô tô sẽ tạo điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp trong nước. Việt Nam là quốc gia đi sau so với Thái Lan và một số thành viên ASEAN khác trong việc thực hiện mở cửa, tự do hoá thương mại. Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Phillippinese đã đều theo đuổi chính sách thuế nhập khẩu ô tô cao trước AFTA. Chẳng hạn, năm 2003, Bumiputra Commerce Bank Bhd tổng kết thuế nhập khẩu nguyên chiếc và thuế linh phụ kiện của Thái Lan là 68,5% và 20% đối với xe khách; của Malaysia là 140-200% và 5-42% (riêng linh phụ kiện sử dụng trong Proton là 13%). Thuế ô tô nguyên chiếc ở Philippinese là 40% và Indonesia là hơn 100% [113]. Rõ ràng là Việt Nam phải thực hiện hội nhập khu vực và quốc tế và Việt Nam không thể không đương đầu với các thách thức về tự do hoá thương mại trong ASEAN, tham gia WTO, cạnh tranh với Trung Quốc. Những thách thức này cộng với vị trí láng giềng với Trung Quốc và thành viên ASEAN buộc Việt Nam32 phải tìm ra cho mình một thị trường ngách. Thái Lan đã tìm ra ngách cho mình là xuất khẩu linh
phụ kiện. Việt Nam nên học Thái Lan cách rà soát về nhu cầu thế giới và rà soát về năng lực sản xuất và cung cấp của các doanh nghiệp và các tổ chức, viện nghiên cứu trong nước khi tìm ngách thị trường. Việt Nam cũng cần khai thác điểm mạnh của quốc gia là đội ngũ công nhân kỹ thuật và kỹ sư có khả năng học hỏi nhanh. Việt Nam chủ yếu đang ở công đoạn lắp ráp (công đoạn D) với giá trị gia tăng thấp nhất.
Cách tốt nhất đối với Việt Nam khi dự đốn tình hình nhu cầu của thế giới và khả năng cạnh tranh của các quốc gia, doanh nghiệp là thu thập những quy hoạch đã có của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước láng giềng như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia để học hỏi và chọn lọc những nội dung mà các nước đi trước này đã nghiên cứu, thực hiện và điều chỉnh. Việc phân tích cơ hội và thách thức trên thị trường đã khó song việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các quốc gia bạn hàng và đối thủ cạnh tranh cũng gây khơng ít khó khăn cho việc hoạch định chính sách ở tầm vĩ mơ. Để hồn thành phân tích này, việc rà sốt quy hoạch cơng nghiệp và chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia khác có thể giúp ích một phần. Tuy nhiên, một cách hiệu quả hơn để có được thơng tin một cách chất lượng là khảo sát thực tế. Những chuyến đi kéo dài 1 tuần hay 10 ngày, gặp gỡ những đối tượng khác nhau (các nhà hoạch định chính sách, giới doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu của Chính phủ và tư nhân) mang lại những thơng tin bên
trong hữu ích cho việc ra quyết định của nước đi sau. Ba công việc quan trọng
đảm bảo thành công là nghiên cứu kỹ các thông tin thứ cấp để đặt đúng câu hỏi; lập lịch trình chặt chẽ có xác nhận của các cơ quan sẽ ghé thăm và duy trì mối liên hệ sau chuyến khảo sát.
Đối với ngành điện tử gia dụng, việc thực hiện các cam kết trong ASEAN và
hiệp định khung ASEAN-Trung Quốc đặt các nhà sản xuất tại Việt Nam vào thể phải đương đầu với thách thức cạnh tranh khốc liệt từ các nước ASEAN khác (Thái Lan, Malaysia) và Trung Quốc. Việc hợp lý hố lộ trình của ngành này liên quan tới các yếu tố đầu vào. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các nhà sản xuất trong nước mong muốn được mua nguyên vật liệu đầu vào từ các nguồn rẻ nhất
chứ không phải chỉ trong ASEAN. Kết hợp với những tính tốn ở chương 3 (khả năng cạnh tranh yếu của các ngành phụ trợ nhựa, cơ khí), việc tăng tốc lộ trình tự do hố đối với các mặt hàng nguyên vật liệu đầu vào cho ngành là hồn tồn hợp lý. Điều này khơng mâu thuẫn với mục tiêu cơng nghiệp hố vì khi mà các nhà sản xuất trong nước nâng cao được vị thế cạnh tranh, họ sẽ đứng vững ở thị trường trong nước. Trong dài hạn, khả năng xuất khẩu hàng hoá điện tử sẽ tăng lên. Và tiếp đến, các ngành nhựa, cơ khí, … sẽ phát triển hơn thơng qua việc liên kết với các nhà sản xuất này.