Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tieu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần đầu tư Sao Bắc

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM đẩy MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ sản PHẨM tại CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư SAO bắc NGUYỄN THANH THỦY (Trang 37 - 42)

ty cổ phần đầu tư Sao Bắc

1. Tăng cường các hoạt động xúc tiến

Các hoạt động xúc tiến giúp cho Cơng ty có cơ hội phát triển các mối quan hệ các hoạt động xúc tiến bán hàng. Xúc tiến là cơng cụ hữu ích trong việc chiếm lĩnh thị trường, tăng cường tính cạnh tranh sản phẩm của Cơng ty. Thơng qua hoạt động xúc tiến Cơng ty có thể cung cấp cho khách hàng tiềm năng các thông tin cần thiết, tạo ra hình ảnh đẹp trong con mắt khách hàng về Cơng ty từ đó lơi kéo khách hàng, tăng thị phần, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.

Thực tế ở Công ty các hoạt động quảng cáo và xúc tiến chưa thực sự được coi trọng đúng mức, Cơng ty hầu như khơng có các chương trình quảng cáo hay xúc tiến, điều đó hạn chế rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm đặc biệt là tầng lớp dân cư. Nếu Công ty không tăng cường các hoạt động quảng cáo và xúc tiến này thì sẽ rất hạn chế trong việc thu hút các chủ đầu tư và các khách hàng tìm đến Cơng ty do đó rất hạn chế khả năng mở rộng thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm.

2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý của Công ty được xây dựng theo kiểu trực tuyến, thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh, tuy nhiên Cơng ty chưa có phịng marketing và đặc biệt bộ phận chuyên trách tiêu thụ sản phẩm, phòng kinh doanh thực hiện tất cả các công việc từ đầu vào cho đến đầu ra của sản phẩm từ chạy vật tư cho đến

lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và thực hiện tiêu thụ sản phẩm. Các nhân viên chịu sự điều hành của trưởng phịng kinh doanh làm tất cả các cơng việc, khơng có sự chun mơn hóa và chuyên trách do đó hạn chế rất lớn hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Để hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Cơng ty được tốt hơn thì cần lập ra phòng marketing hoặc một bộ phận chuyên trách về tiêu thụ sản phẩm riêng trực thuộc phòng kinh doanh. Bộ phận tiêu thụ sản phẩm sẽ chịu trách nhiệm tất cả các quá trình tiêu thụ sản phẩm, bộ phận marketing sẽ nghiên cứu chiến lược marketing, liên kết chặt chẽ với bộ phận tiêu thụ để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ. Số nhân viên tùy thuộc vào quy mô của Công ty mà tổ chức cho phù hợp. Các nhân viên tiêu thụ và marketing phải được bồi dưỡng kiến thức và nâng cao trình độ chun mơn, giao tiếp tốt, có sức khỏe và trung thực. Sản xuất ngày càng phát triển, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì chắc chắn hoạt động marketing không những giúp cho Công ty tiêu thụ sản phẩm tốt mà cịn làm cho Cơng ty có thể đứng vững trên thị trường đầy biến động, marketing đóng vai trị ngày càng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty.

3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Khả năng cạnh tranh của sản phẩm là tất cả các yếu tố gắn chặt và liên quan đến sản phẩm, được tạo ra trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các yếu tố này tạo ra khoảng cách trong việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng so với đối thủ cạnh tranh , để nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty cần mô tả sản phẩm theo quan điểm của khách hàng. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới đầu tư trang thiết bị máy móc để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về mặt kĩ thuật của sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về lắp ghép sản phẩm, đưa sản phẩm lên các độ cao khác nhau và phức tạp của các cơng trình; phát triển và nâng cao các dịch vụ như vận chuyển, lắp ghép, chào hàng, tư vấn, quảng cáo…sự khác nhau trong một vài dịch vụ cũng sẽ tạo ra một sản phẩm mới, một sản phẩm khác biệt.

4. Thành lâp bộ phận đàm phán và kí hợp đồng

Do khách hàng của Cơng ty là các Công ty xây dựng lớn và các chủ đầu tư là chủ yếu, đối với khách hàng lớn này, để đàm phán và kí hợp đồng tốt Cơng ty cần có một ban đàm phán và kí hợp đồng. Các thành viên của nhóm này phải có kĩ năng, nhiệm vụ đàm phán tốt, am hiểu các khách hàng và có nhiệm vụ tìm hiểu các dự án xây dựng và đầu tư lớn ở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và các tỉnh lân cận, các khu đơ thị mới và các cơng trình cơ sở hạ tầng kĩ thuật đang, sẽ được xây dựng, tiếp cận chủ đầu tư các dự án để thảo luận, thương lượng và kí hợp đồng. Hoạt động của ban này phải lập kế hoạch và phân công trách nhiệm, xác định vị trí vai trị của từng thành viên rõ ràng. Thực tế trong thời gian qua Công ty đã tiếp cận cung cấp sản phẩm cho một số cơng trình dự án lớn, tuy nhiên có nhiều cơng trình lớn Cơng ty chưa tiếp cận được hoặc khối lượng sản phẩm cung cấp tỷ lệ nhỏ. Do vậy trong thời gian tới Công ty phải nỗ lực hơn nữa trong việc tiếp cận các dự án lớn, thu thập thông tin và soạn thảo kĩ càng các kế hoạch tiếp cận và có các đối sách đàm phán thích hợp cho từng dự án.

5. Đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại và nâng cao tay nghề cho côngnhân nhân

Nâng cao chât lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng là điều kiện tồn tại trong nền kinh tế thị trường, muốn vậy Công ty phải không ngừng nghiên cứu đầu tư các thiết bị phương tiện máy móc cơng nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đất nước ngày càng phát triển thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các đơ thị mới diễn ra mạnh mẽ, các cơng trình xây dựng ngày càng phức tạp, độ sâu, độ cao, các yêu cầu kĩ thuật đối với cơng trình ngày càng chặt chẽ, phương pháp thi công cũng ngày càng hiện đại, đa dạng. Do vậy để tạo ra các sản phẩm tốt, đáp ứng các cơng trình ngày càng phức tạp địi hỏi Cơng ty phải khơng ngừng đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặt khác công nghệ hiện đại sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh cao so với đối thủ cạnh tranh, nâng cao uy tín của Cơng ty, thu hút khách hàng. Trong tương lai khi nhà nước mở cửa hồn tồn, tham

gia AFTA thì sự cạnh tranh sẽ tăng lên, để có thể tồn tại và phát triển Công ty phải nghiên cứu đổi mới thiết bị công nghệ mới.

Công ty cũng thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.

PHẦN KẾT LUẬN

Ngày nay xu thế khu vực hóa và tồn cầu hóa cùng với tiến trình hội nhập kinh tế và tự do hóa thương mai đang diễn ra mạnh mẽ, đã và đang tạo ra cho các Công ty Việt Nam nói chung và Cơng ty Cổ phần đầu tư Sao Bắc nói riêng những cơ hội lớn hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên các Công ty cũng phải đối mắt với những thách thức hết sức lớn, đặc biệt là từ các Công ty xây dựng lớn.

Nhiều Công ty của Việt Nam thiếu tầm nhìn chiến lược, khơng có một chiến lược kinh doanh dài hạn nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm mà chỉ đề ra các chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn nên năng lực cạnh tranh của các Cơng ty này khơng có. Trong phạm vi luận văn này, em đã đưa ra một số giải pháp cũng khơng ngồi mong muốn của Cơng ty giúp Cơng ty Cổ phần đầu tư Sao Bắc đạt được những mục tiêu quan trọng nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm để nâng cao vị thế của Cơng ty. Với góc nhìn chủ quan, chắc chắn em sẽ chưa thể bao quát và giải quyết tất cả các vấn đề thực tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư Sao Bắc. Môi trường kinh doanh luôn biến đổi không ngừng nên chiến lược kinh doanh của Công ty cũng phải thay đổi theo từng thời kì cho phù hợp.

Do trình độ và thời gian còn hạn chế nên bài luận văn của em chắc chắn cịn nhiều thiếu sót, em rất mong được sự góp ý chân thành từ các thầy cô giáo và các bạn để đề tài của em được hồn thiện hơn.

Mơt lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình cuả cơ giáo ThS. Đặng Thị Lan đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp tập I và tập II, PGS.TS Nguyễn Thành Độ, TS.Nguyễn Ngọc Huyền, NXB Thống kê, Hà Nội 2001

2. Giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, PGS. TS. Nguyễn Thành Độ, TS.Nguyễn Ngọc Huyền, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội 2002.

3. Giáo trình Những sai lầm trong quản lý và kinh doanh, Trần Tất Hợp, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội tháng 10/2002.

4. Giáo trình Marketing thương mại, PGS.TS.Nguyễn Xuân Quang, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, năm 2007

5. Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa cơng ty, Th.S Nguyễn Mạnh Quân, Nhà Xuất Bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân, năm 2011

6. Giáo trình Phân tích tài chính các hoạt động kinh doanh, PGS.TS.Đặng Văn Thanh, TS.Nguyễn Thế Khải, Trường đại học kinh doanh và cơng nghệ Hà Nội, năm 2005

7. Giáo trình Quản trị nhân sự, GS.TSKH.Vũ Huy Từ, Trường đại học kinh doanh và cơng nghệ Hà Nội, năm 2008

8. Giáo trình Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp, TS.Đoàn Hữu Xuân, Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội

9. Bản quy hoạch tổng thể mạng lưới tiêu thụ bê tông tỉnh Bắc Ninh từ 2002 đến 2010, định hướng 2020.

10. Số liệu các phịng ban của Cơng ty cổ phần đầu tư Sao Bắc giai đoạn năm 2014 - 2016

11. Một số thời báo và tạp chí Kinh tế

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM đẩy MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ sản PHẨM tại CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư SAO bắc NGUYỄN THANH THỦY (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w