Chia sẻ giá trị (Shared Value)

Một phần của tài liệu Tác động của marketing quan hệ đến lòng trung thành khách hàng nghiên cứu trong lĩnh vực tôm giống tại thị trường tỉnh phú yên (Trang 35)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUY ẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN ỨU

2.2. Mô hình nghiên cứu đề nghị và các giả thuy ết nghiên ứu

2.2.2.4. Chia sẻ giá trị (Shared Value)

Chia sẻ giá trị được định nghĩa như là phạm vi đối với đối tác thường có những tin tưởng về những gì đối xử, những mục tiêu và những chính sách quan trọng hoặc khơng quan trọng, sự cảm kích hoặc khơng cảm kích và đúng hoặc sai (Morgan & Hunt, 1994). Chia sẻ giá trị đã được xem xét lâu dài như sự đo lường quan trọng trong việc xây dựng những mối quan hệ giữa người mua và người bán. Marketing được cho là thành cơng chỉ khi nó mang lại giá trị và sự hài lịng cho các khách hàng mục tiêu.

Trong marketing quan hệ, các giá trị liên quan đến việc cung cấp sản phẩm được chia sẻ giữa các nhà cung cấp và khách hàng. Chia sẻ giá trị cũng thể hiện sự

đồng quan điểm giữa khách hàng và doanh nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu lợi ích chung. Đây là yếu tố để xây dựng nên tầm nhìn chiến lược marketing mối quan hệ với khách hàng. Khi hai bên có cùng mục tiêu sẽ tạo cho họ gần gũi hợp tác với nhau nhiều hơn. Do đó, ta đề xuất giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết H4: Chia sẻ giá trị tác động cùng chiều đến lòng trung thành của khách hàng.

2.2.2.5. Sự cảm thông (Empathy)

Sự cảm thông đề cập đến một số nhân tố của mối quan hệ giữa các đối tác trong kinh doanh, cho phép các bên có thể thơng qua đó hiểu được quan điểm và thái độ đối xử của bên kia đối với mình (Sin và cộng sự, 2005).

Hiểu được nhu cầu của mỗi bên, mong muốn và quan tâm sẽ là điều kiện quan trọng để thấu hiểu, dự đoán hành vi của người khác và tạo ra sự đánh giá cao hơn cho bên kia. Nhà quản trị muốn đạt hiệu quả trong công việc, trước tiên, phải tìm hiểu nhu cầu đích thực của khách hàng, sau đó mới đến việc lựa chọn và cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Sự cảm thông thể hiện qua mức độ thông tin trao đổi giữa doanh nghiệp và khách hàng, đặc biệt khi họ gặp phải những khó khăn, trục trặc hay vướng mắc trong quá trình giao dịch, sử dụng dịch vụ. Khách hàng ln cần có sự thơng cảm, thiện chí giúp đỡ và tháo gỡ, tạo điều kiện cho họ trong quá trình sử dụng dịch vụ.

Một số nghiên cứu trước đây đã cho thấy có sự liên quan của cảm thơng như một yếu tố nền tảng của marketing quan hệ (Berry, 1983). Sự cảm thông được định nghĩa như là sự tìm kiếm để hiểu những ước muốn và mục tiêu của người khác. Đó cịn là thước đo của mối quan hệ kinh doanh, mà hai đối tác có thể hiểu được hồn cảnh, cũng như kỳ vọng lẫn nhau. Do đó, ta đề xuất giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết H5: Sự cảm thông tác động cùng chiều đến lòng trung thành của khách hàng.

2.2.2.6. Sự hỗ trợ lẫn nhau (Reciprocity)

Sự hỗ trợ lẫn nhau là sự đo lường về mối quan hệ kinh doanh, mà nó tạo ra hoặc dành cho bên cung cấp những ủng hộ, hoặc cho phép bên kia có những ủng hộ

tương ứng hay nhận được sự ủng hộ sau đó (Callaghan & cộng sự, 1995). Trên thực tế sự hợp tác là nét đẹp văn hóa và giá trị của hầu hết người Châu Á, tồn tại trong sự hài hòa và mối quan hệ lâu dài giữa người với người trong đời sống.

Sự hỗ trợ lẫn nhau được chú trọng trong quá trình thiết lập mối quan hệ lâu dài. Nó thể hiện sự quan tâm, đền đáp lại sự hỗ trợ từ một phía khi phía bên kia có thiện chí hợp tác vì lợi ích chung của nhau.

Sự hỗ trợ lẫn nhau giữa khách hàng và doanh nghiệp tạo điều kiện để hai bên hiểu nhau hơn, là nền tảng để họ đặt niềm tin lẫn nhau trong q trình thực hiện giao dịch. Từ đó doanh nghiệp phải cố gắng trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức tốt nhất để duy trì lịng trung thành của khách hàng. Do đó, ta đề xuất giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết H6: Sự hỗ trợ lẫn nhau tác động cùng chiều đến lòng trung thành của khách hàng.

2.2.2.7. Quản lý xung đột (Conflict Handling)

Dwyer & cộng sự (1987) định nghĩa quản lý xung đột là khả năng của mỗi nhà cung cấp trong việc giảm thiểu hậu quả tiêu cực do các xung đột đã xảy ra cũng như các xung đột tiềm ẩn.

Quản lý xung đột phản ánh khả năng của nhà cung cấp tránh các xung đột tiềm năng, giải quyết các mâu thuẫn trước khi chúng tạo thành vấn đề và khả năng thỏa thuận các biện pháp giải quyết khi các vấn đề nảy sinh. Quản lý xung đột đòi hỏi hành vi hợp tác từ các bên trong mối quan hệ trao đổi. Việc giải quyết xung đột tốt sẽ dẫn đến chất lượng mối quan hệ (Aza, 2009). Xung đột cho dù lớn đến đâu nếu được giải quyết thoả mãn có thể làm cho khách hàng trung thành hơn, ngược lại các xung đột nhỏ nếu khơng được giải quyết có thể dẫn đến việc từ bỏ của khách hàng. Nhưng tốt hơn hết là cần phải chủ động trong lập kế hoạch và thực hiện bao gồm xác định các xung đột tiềm ẩn, giải quyết các xung đột trước khi nó biểu hiện, tránh các xung đột có thể xảy ra và có biện pháp ngăn chặn chúng (Taleghani, 2011).

Ndubisi (2007) đã tìm ra mối quan hệ tích cực giữa quản lý xung đột và lòng trung thành của khách hàng một cách gián tiếp thông qua sự tin tưởng và cảm nhận về chất lượng mối quan hệ. Những nỗ lực này có thể mang lại mối quan hệ tốt hơn giữa nhà cung cấp và khách hàng. Do vậy, khả năng quản lý xung đột của nhà cung cấp dịch vụ hay sản phẩm tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lịng trung thành của khách hàng. Do đó, ta đề xuất giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết H7: Quản lý xung đột tác động cùng chiều đến lòng trung thành của khách hàng.

Bảng 2.4. Bảng tổng hợp các giả thuyết trong nghiên cứu

Giả thuyết Nội dung

H1 Niềm tin có tác động dương với lịng trung thành H2 Mối ràng buộc có tác động dương với lịng trung thành H3 Truyền thơng có tác động dương với lịng trung thành. H4 Chia sẻ giá trị có tác động dương với lịng trung thành H5 Sự cảm thơng có tác động dương với lòng trung thành H6 Sự hỗ trợ lẫn nhau có tác động dương với lịng trung thành H7 Quản lý xung đột có tác động dương với lịng trung thành

2.3. Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, tác giả đã đưa ra một số cơ sở lý thuyết về RM, lòng trung thành của khách hàng, mối quan hệ của RM với lòng trung thành của khách hàng. Chương này cũng đã xây dựng mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng, đánh giá thang đo, kiểm định các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết của các khái niệm nghiên cứu. Đồng thời, tác giả đã đề nghị mơ hình nghiên cứu cùng với các giả thuyết nghiên cứu. Chương 3 này dựa trên nền tảng lý thuyết ở chương 2 tác giả sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu gồm các phần chính sau:

- Thiết kế nghiên cứu, trong đó trình bày chi tiết, phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu.

- Các thang đo đo lường các khái niệm nghiên cứu và cách thức điều chỉnh.

3.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu này được tiến hành thông qua 2 giai đoạn: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức.

Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ là bước quan trọng nhằm điều chỉnh thang đo được thiết lập theo mơ hình nghiên cứu của các học giả nước ngồi. Từ đó, xây dựng bảng phỏng vấn sao cho phù hợp về văn hóa, trình độ phát triển trong lĩnh nghiên cứu. Do đó, trong nghiên cứu sơ bộ được tác giả thực hiện thơng qua hai phương pháp: định tính và định lượng.

Nghiên cứu sơ bộ định tính được tiến hành dùng phương pháp tham vấn ý kiến và thảo luận nhóm tập trung nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát để đo lường các khái niệm nghiên cứu, hình thành thang đo sơ bộ. Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành tham vấn ý kiến 20 khách hàng, nhân viên các công ty và thảo luận nhóm tập trung với nhóm 10 khách hàng. Từ đó tìm kiếm được những yếu tố cấu thành nên các nhân tố RM và lòng trung thành của khách hàng trên cơ sở thừa hưởng cở sở lý thuyết từ nghiên cứu trước.

Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện để đánh giá sơ bộ về về độ tin cậy, giá trị của các thang đó sơ bộ đã được thiết kế và điều chỉnh cho phù hợp với lĩnh vực và thị trường nghiên cứu nhằm hoàn thiện thang đo và bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức. Mẫu cho nghiên cứu sơ bộ định lượng có kích thước n=117, và được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Thời gian tiến hành thu thập

trong vòng 2 tuần. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 để xử lý dữ liệu. Dữ liệu thu thập từ nghiên cứu sơ bộ định lượng sẽ được dùng để đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhằm loại bỏ các biến không đạt yêu cầu độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định giá trị thang đo. Từ đó, điều chỉnh các biến quan sát một lần nữa cho phù hợp để có bảng câu hỏi phỏng vấn nghiên cứu định lượng chính thức.

Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức thực hiện bằng phương pháp định lượng nhằm kiểm định thang đo, mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh từ kết quả nghiên cứu sơ bộ để thu thập thông tin thông qua các đối tượng nghiên cứu là các trang trại nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Mẫu nghiên cứu chọn theo phương pháp phi xác suất (lấy mẫu thuận tiện).

Tác giả thực hiện khảo sát khách hàng bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi chi tiết chính thức với thang đo Likert 5 mức độ (1= Hồn tồn khơng đồng ý, 2= Không đồng ý, 3= Trung lập, 4= Đồng ý, 5= Hoàn toàn đồng ý). Tác giả phát ra 300 bảng câu hỏi khảo sát chính thức, số bảng câu hỏi thu về sau khi tác giả loại bỏ những bảng câu hỏi có nhiều ơ trống hoặc câu trả lời đồng nhất một thang điểm, còn lại 265 bảng câu hỏi hợp lệ, đạt tỷ lệ 88.33%

Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 để xử lý dữ liệu. Dữ liệu thu thập từ nghiên cứu định lượng chính thức dùng để kiểm định thang đo, mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Các thang đo này được kiểm định lần nữa bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau khi kiểm định thang đo, tác giả kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu bằng phân tích hồi quy. Sau cùng tác giả phân tích sự khác biệt của lịng trung thành và ý định hành vi của khách hàng với các yếu tố nhân khẩu học.

Dựa trên lý thuyết về phương pháp nghiên cứu đã trình bày ở phần trên, tác giả đề xuất quy trình nghiên cứu của đề tài như sau:

Vấn đề và mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết

Thang đo nháp

Nghiên cứu sơ bộ định tính (Tham vấn ý kiến khách hàng, thảo luận nhóm )

Thang đo sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ định lượng (n=117)

Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha Phân tích nhân tố khám phá EFA

Thang đo chính thức

Nghiên cứu chính thức (n=265)

Thống kê, mơ tả dữ liệu

Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích hồi quy và các phân tích khác

Viết báo cáo

3.2. Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ là bước quan trọng nhằm điều chỉnh thang đo được thiết lập theo mơ hình nghiên cứu của các học giả. Từ đó, xây dựng bảng phỏng vấn sao cho phù hợp với tình hình nghiên cứu. Do đó, ở giai đoạn này tác giả đã tiến hành cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung những biến quan sát mới sao cho phù hợp để đo lường các khái niệm nghiên cứu và thang đo. Để đảm bảo độ tin cậy cho thang đo trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng thang đo gốc của Sin (2005) đối với các nhân tố: niềm tin, mối ràng buộc, truyền thông, chia sẻ giá trị, sự cảm thông, sự hỗ trợ lẫn nhau và thang đo gốc của Ndubisi (2007) với các nhân tố: quản lý xung đột và lòng trung thành khách hàng làm cơ sở cho nghiên cứu sơ bộ.

3.2.1.Nghiên cứu sơ bộ định tính: được thực hiện lần lượt theo các bước sau:

Thu thập ý kiến: (Tham khảo phụ lục 1) Phát 20 phiếu lấy ý kiến của khách

hàng và của nhân viên các công ty để khám phá những yếu tố RM tác động lòng trung thành của khách hàng. Bảng câu hỏi này sẽ được phỏng vấn thử với một số khách hàng, để kiểm tra cách thể hiện ngơn ngữ trình bày đảm bảo các khách hàng hiểu được, trước khi đưa vào phỏng vấn trong nghiên cứu sơ bộ định lượng. Thông qua bước này tác giả đã tìm kiếm và thu thập thêm một số yếu tố dùng để đánh giá các khái niệm nghiên cứu.

Thảo luận nhóm: (Tham khảo phụ lục 2) Tiến hành thảo luận với nhóm khách hàng là chủ các trang trại ni tơm (nhóm 10 người). Trên cơ sở thang đo nháp đã xây dựng để loại bỏ các biến quan sát khơng được sự nhất trí, bổ sung thêm một số biến và thống nhất được các thành phần trong thang đo nháp. Cơ sở để loại bỏ biến là đa số khách hàng được phỏng vấn cho rằng các yếu tố đó khơng quan trọng đối với họ hoặc có sự trùng lặp, yếu tố này đã bao hàm trong yếu tố kia. Việc thảo luận nhóm được tổ chức theo dàn bài thảo luận nhóm trong một buổi. Tác giả chủ trì thực hiện giới thiệu các thành viên, sau đó đề cập vấn đề, hướng dẫn thảo luận, góp ý các câu hỏi liên quan đến đề tài nghiên cứu.

3.2.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính

Thang đo nháp trong nghiên cứu này được xây dựng dựa vào thang đo gốc của Sin (2005) và Ndubisi (2007). Chúng được tác giả điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với các trang trại nuôi tôm tại thị trường tỉnh Phú Yên dựa vào kết quả nghiên cứu định tính.

Như đã trình bày trong chương 2, tác giả sử dụng mơ hình nghiên cứu đề xuất là sự kết hợp mơ hình nghiên cứu của Ndubisi (2007) và Sin (2005). Mơ hình nghiên cứu đề xuất xem xét mối quan hệ nhân quả của các nhân tố RM gồm 7 thành phần: (1) Niềm tin (ký hiệu là TR), (2) Sự cam kết (ký hiệu là BO), (3) Sự truyền thông (ký hiệu là CO), (4) Cảm thông (ký hiệu là EM), (5) Chia sẻ giá trị (ký hiệu là SV), (6) Sự hỗ trợ lẫn nhau (ký hiệu là RE), và (7) Quản lý xung đột (ký hiệu là CH) tác động tới lòng trung thành khách hàng (ký hiệu là CL). Để đảm bảo độ tin cậy của thang đo trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng thang đo gốc của Sin (2005) và Ndubisi (2007) làm cơ sở nghiên cứu định tính sơ bộ. Trong đó, thang đo các thành phần: Niềm tin, Mối ràng buộc, Truyền thông, Chia sẻ giá trị, Sự cảm thông và Sự hỗ trợ lẫn nhau được xây dựng theo thang đo của Sin (2005) và thang đo các thành phần: Quản lý xung đột và Lòng trung thành khách hàng được xây dựng theo thang đo của Ndubisi (2007).

Qua thảo luận nhóm, tác giả đã điều chỉnh thang đo để có được thang đo sơ bộ với 34 biến quan sát đại diện cho 8 khái niệm nghiên cứu cần đo lường (tham khảo phụ lục 2). Như vậy, có 8 khái niệm nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này, các khái niệm này sẽ được đo lường bằng các biến quan sát với thang đo Likert 5 mức độ (1= Hồn tồn khơng đồng ý, 2= Khơng đồng ý, 3= Trung lập, 4= Đồng ý, 5= Hoàn toàn đồng ý).

Tất cả các điều chỉnh, bổ sung so với thang đo gốc đều được in nghiêng trong bảng dưới đây (Bảng 3.1). Trong đó, X là cơng ty tôm giống mà khách hàng thường xuyên giao dịch nhất.

Bảng 3.1. Hiệu chỉnh thang đo gốc sau nghiên cứu sơ bộ định tính

Một phần của tài liệu Tác động của marketing quan hệ đến lòng trung thành khách hàng nghiên cứu trong lĩnh vực tôm giống tại thị trường tỉnh phú yên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w