1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến Luận án
1.4. Các cơng trình nghiên cứu về chủ thể ra quyết định áp dụng, rà soát áp
dụng pháp luật phòng vệ thương mại
Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (2022), “Tổng quan tình hình
phịng vệ thương mại Việt Nam năm 2021”17. Cơng trình này đã đánh giá khá đầy đủ về tình hình hoạt động PVTM ở Việt Nam cũng như trên thế giới trong năm 2021. Theo đó, cơng trình tổng hợp được các vụ kiện PVTM đã kết thúc, vụ kiện điều tra mới, các vụ việc tiến hành rà soát và kết thúc việc rà sốt, đặc biệt cơng trình đã có những cảnh báo về chống lẩn tránh PVTM ở Việt Nam thời gian tới.
VnEconomy (2022), “Vì sao Việt Nam dừng áp thuế chống bán phá giá đối
với thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc?”18. Thông qua vụ việc áp thuế PVTM đối với thép mạ từ Hàn Quốc và Trung Quốc, cơng trình đã giải thích các lý do xoay quanh việc vì sao BCT là ra quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc.
Bộ Công thương (2021), “Thực trạng ngành mía đường sau khi áp thuế
PVTM”19. Cơng trình đã đi đánh giá thực trạng thị trường mía đường của Việt Nam sau khi có quyết định áp thuế PVTM đối với một số mặt hàng mía đường từ Thái Lan. Cơng trình đã đưa ra một loạt các số liệu để đối chiếu, đánh giá những mặt đạt và chưa đạt của thị trường mía Việt Nam sau khi áp thuế PVTM.
Mai Xuân Hợi (2016), “Địa vị pháp lý của cơ quan điều tra vụ việc Phịng vệ
thương mại” . Tạp chí Dân chủ và Pháp luật20. Đây là cơng trình tác giả đi đánh giá bất cập pháp luật quy định về địa vị pháp lý của cơ quan điều tra PVTM và đề xuất
17
Nguồn:https://chongbanphagia.vn/tong-quan-tinh-hinh-phong-ve-thuong-mai-viet-nam-nam-2021-
n24883.html. Truy cập ngày 10/7/2022.
18
Nguồn:https://vneconomy.vn/vi-sao-viet-nam-dung-ap-thue-chong-ban-pha-gia-voi-thep-ma-tu-han-quoc- trung-quoc.htm. Truy cập ngày 11/7/2022.
19
Nguồn:https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-trong-nuoc/thuc-trang-nganh-mia-duong-viet-nam-sau-khi-ap- dung-bien-phap-phong-ve-thuong-mai.html. Truy cập ngày 10/7/2022.
20
Nguồn:http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/phap-luat-kinh-te.aspx?ItemID=140. Truy cập ngày 12/07/2022.
giải pháp xây dựng cơ quan điều tra đủ mạnh và độc lập về vị trí pháp lý cũng như chức năng, nhiệm vụ.
Điểm lại các cơng trình nghiên cứu trên đây có thể thấy, hiện chưa có cơng trình nghiên cứu về mặt lý luận cũng như đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về chủ thể ra quyết định áp dụng, rà soát áp dụng pháp luật PVTM. Các nghiên cứu trên đây, tập trung liệt kê các vụ việc áp dụng, rà soát việc áp dụng các vụ kiện PVTM ở Việt Nam và trên thế giới trong những năm gần đây, nhưng chưa có những đánh hiệu quả cũng như những điểm tồn tại trong thực tiễn thực thi pháp luật PVTM của chủ thể ra quyết định áp dụng, rà soát áp dụng pháp luật PVTM ở Việt Nam để làm cơ sở đưa ra các giải pháp hồn thiện.
1.5. Các cơng trình nghiên cứu về chủ thể giám sát hoạt động điều tra, áp dụng pháp luật phòng vệ thương mại
R.Baldwin and J.Steagall (1991), “An analysis of factors influencing ITC
decisions in antidumping, countervailing and safeguards cases (Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của ITC trong các trường hợp chống bán phá giá, chống trợ cấp và biện pháp bảo vệ)”. Carleton University – University of Wiscosin,
Ohawa, Canada, cũng đã kết luận: Vào khoảng những năm 80 của thế kỷ XX, ITC đúng là đã có dấu hiệu bị tác động bởi những áp lực cho chủ nghĩa bảo hộ, các phán quyết về chống bán phá giá nhằm tới bảo hộ cho ngành cơng nghiệp trong nước.
Đồn Trung Kiên (2010), “Pháp luật về chống bán phá giá hàng nhập khẩu
vào Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Luận án Tiến sĩ Luật học, thực
hiện tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Cơng trình đi phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật chống bán phá giá Việt Nam, đặc biệt đã phân tích khá chi tiết thực trạng các quy định về cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của cơ quan chống bán phá giá của Việt Nam và vấn đề giám sát độc lập hoạt động thực thi biện pháp chống bán phá giá, đây là nội dung quan trọng liên quan đến đề tài của Luận án đang thực hiện. Cụ thể, trên cơ sở dẫn chứng các vụ việc thực tiễn, tại mục 4.2.2.1 tác giả đã đi đến kết luận: “Quyền hạn của cơ quan điều tra là rất lớn, trong khi
khơng có cơ quan nào giám sát hay tư vấn độc lập cho q trình điều tra, có thể sẽ dẫn tới lạm dụng quyền lực”.
Nguyễn Qúy Trọng (2013), “Pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng nước
Từ trang 152 trở đi, cơng trình đã có những đánh giá chi tiết và sát thực thực tiễn thực thi pháp luật Tự vệ thương mại của BCT, Hội đồng xử lý vụ việc PVTM, CQLCT - cơ quan điều tra vụ việc. Và kết luận đó là: “...một vấn đề khác cần được
quan tâm là phải chăng hoạt động của cơ quan điều tra trong q trình thực thi có chịu sức ép hay không? Hay trong trường hợp này, chúng ta phải chịu sức ép về chính trị nhiều hơn sức ép về kinh tế?”.
Mai Xuân Hợi (2020), “Xử lý hành vi vi phạm quyền tiếp cận thông tin trong
hoạt động điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo pháp luật Việt Nam”. Tạp chí Nghề Luật số 1. Nội dung của cơng trình, người nghiên cứu đã tập
trung phân tích thực tiễn hành vi vi phạm quyền tiếp cận thơng tin các vụ kiện PVTM, từ đó đề xuất hoan thiện pháp luật về các hình thức xử lý vi phạm như: Quy định rõ dấu hiệu các hành vi vi phạm, chế tài xử lý các hành vi vi phạm, v.v.
Mai Xuân Hợi (2022), “Hoàn thiện quy định về giám sát hoạt động điều tra
phịng vệ thương mại”. Tạp chí Pháp luật Doanh nghiệp của Viện Nghiên cứu Lập
pháp phía Nam, số ra tháng 5 năm 2022. Trong cơng trình này, tác giả đã giải thích lý do cần thiết phải xây dựng thiết chế để giám sát hoạt động điều tra PVTM, từ đó đề xuất xây dựng cơ quan trực thuộc Quốc Hội để tiến hành giám sát hoạt động điều tra trong bối cảnh hiện nay.
Đánh giá kết quả nghiên cứu của các cơng trình trên đây có thể thấy, các nghiên cứu trong và ngoài nước đều thừa nhận rằng, có sự tác động từ các mệnh lệnh hành chính, sức ép về chính trị lên các quyết định của thiết chế điều tra PVTM. Đặc biệt, tác giả Đoàn Trung Kiên đã chỉ ra rằng, với quyền hạn được trao, nếu khơng có sự giám sát, tư vấn độc lập thì thiết chế thực thi PVTM rất dễ dẫn đến lạm quyền. Từ các kết luận nói trên, có thể thấy, việc xây dựng cơ chế giám sát đối với hoạt động thực thi pháp luật PVTM là hoàn toàn cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế, vị thế của các quốc gia trên trường quốc tế được coi trọng như hiện nay.
Điểm lại các nghiên cứu trên nhận thấy, ngồi cơng trình của tác giả mang tính chất gợi mở vấn đề, hiện nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu để xây dựng cơ chế giám sát hoạt động thực thi pháp luật của các chủ thể, đặc biệt là giám sát hoạt động của thiết chế điều tra PVTM, thông qua quy định các nội dung như: Vị trí pháp lý của cơ quan giám sát; thẩm quyền giám sát; phạm vi giám sát.
2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án
2.1. Những kết quả nghiên cứu mà Luận án kế thừa và tiếp tục phát triển
Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, các cơng trình liên quan đến Luận án tập trung nghiên cứu trên năm vấn đề lớn: Nghiên cứu về thiết chế điều tra PVTM; nghiên cứu về chủ thể yêu cầu điều tra PVTM; nghiên cứu về chủ thể phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật PVTM; nghiên cứu về chủ thể ra quyết định áp dụng, rà soát việc áp dụng pháp luật PVTM; nghiên cứu về chủ thể giám sát hoạt động điều tra, áp dụng pháp luật PVTM. Điểm lại kết quả nghiên cứu cho thấy, các cơng trình đã đạt được một số kết quả mà Luận án sẽ kế thừa để tiếp tục để phát triển, cụ thể:
(i) Kế thừa các quan điểm để tiếp tục chứng minh được sự cần thiết phải thực thi pháp luật về PVTM để chống lại các hành vi xâm phạm bất hợp pháp đến từ doanh nghiệp nhập khẩu trên cơ sở các nguyên tắc cho phép của WTO.
(ii) Kế thừa các lập luận giải thích về sự cần thiết phải xây dựng hệ thống chủ thể, từ chủ thể tiến hành điều tra; chủ thể yêu cầu điều tra; chủ thể phối hợp điều tra; chủ thể ra quyết định áp dụng, rà soát áp dụng PVTM và nhiều chủ thể khác liên quan và tồn xã hội. Trong đó, đặc biệt là vai trò trung tâm và quan trọng nhất là thiết chế điều tra PVTM.
(iii) Kế thừa và phát triển các luận điểm chứng minh sự tác động của mệnh lệnh hành chính, sức ép về chính trị, quan hệ ngoại giao nên cần thiết phải xây dựng thiết chế điều tra PVTM đủ mạnh về thẩm quyền và đảm bảo tính độc lập trong việc ra các quyết định để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
(iv) Kế thừa các luận điểm đã chứng minh như, hoạt động của thiết chế điều tra PVTM chưa đạt được “kỳ vọng”; doanh nghiệp Việt Nam sử dụng chưa hiệu quả biện pháp PVTM để đối phó với các hành vi thương mại khơng cơng bằng đến từ doanh nghiệp nhập khẩu nước ngồi. Và nguyên nhân của thực trạng nêu trên, như là xuất phát từ nhận thực cũng như năng lực của doanh nghiệp; hiệp hội ngành nghề chưa phát huy được vai trị của mình, v.v.
(v) Kế thừa một số các giải pháp như nâng cao nhận thức và năng lực PVTM cho doanh nghiệp Việt Nam; nâng cao và phát huy vai trò của các hiệp hội trong việc chủ động và trợ giúp doanh nghiệp thực thi các biện pháp PVTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
2.2. Các vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc chưa được giải quyết thấu đáo cần tiếp tụcnghiên cứu nghiên cứu
Bên cạnh những vấn đề đã được giải quyết nêu trên, các nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án vẫn còn những vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa thấu đáo, cần được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện, cụ thể:
(i) Chưa có cơng trình nào lý giải và tiến tới xây dựng được khái niệm về chủ thể thực thi pháp luật PVTM và điểm nhận diện các loại chủ thể thực thi pháp luật PVTM.
(ii) Các nghiên cứu đều cho rằng, cần xây dựng một thiết chế điều tra độc lập, đủ thẩm quyền tránh được tác động bởi sức ép chính trị, mệnh lệnh hành chính. Tuy vậy, cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn nội tại đặt ra như thế nào thì chưa có cơng trình nào nghiên cứu hoặc nghiên cứu nhưng ở mức độ khởi thảo. Hơn nữa, đề nghị xây dựng vị trí độc lập là thiết chế nằm trong bộ hay ngang với bộ hay một thiết chế đặc biệt khác.
(iii) Quyền yêu cầu điều tra PVTM theo pháp luật hiện hành có những bất cập gì khơng, đặc biệt quyền tiếp cận thông tin đối với các vụ kiện PVTM đã được đảm bảo chưa.
(iv) Quy chế phối hợp giữa doanh nghiệp với thiết chế điều tra PVTM và các chủ thể khác trong vụ kiện PVTM được quy định như thế nào. Hoạt động giám sát đối với quá trình điều tra PVTM như thế nào cũng chưa được các nghiên cứu đề cập tới, v.v. Để đáp ứng được yêu cầu lý luận và thực tiễn, đòi hỏi phải nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện cả về phương diện lý luận và thực tiễn hoạt động phối hợp thực thi của tất cả các cơ quan liên quan, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động.
(v) Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều thừa nhận rằng, có sự tác động từ các mệnh lệnh hành chính, sức ép về chính trị lên các quyết định của thiết chế điều tra PVTM. Cần thiết phải xây dựng cơ chế giám sát đối với hoạt động thực thi pháp luật PVTM, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế, vị thế của các quốc gia trên thương trường được coi trọng như hiện nay. Tuy vậy, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu để xây dựng quy định giám sát hoạt động thực thi pháp luật của các chủ thể, đặc biệt là giám sát hoạt động của thiết chế điều tra PVTM. Hơn nữa, cũng chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, tồn diện để đề xuất các
hình thức xử lý vi phạm đối với các chủ thể trong hoạt động điều tra cũng như hoạt động phối hợp thực thi pháp luật PVTM.
3. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài
Thứ nhất, Luận án dựa trên nền tảng các lý thuyết sau đây để đi giải thích cho
vấn đề tự do hóa thương mại và sự cần thiết phải thực thi pháp luật PVTM để bảo hộ cho nền sản xuất nội địa: (i) Lý thuyết Tự do về Quan hệ quốc tế nhấn mạnh đến lợi ích hợp tác giữa các quốc gia và yếu tố chính trị của nhà nước trong việc bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp khi tham gia vào tự do hóa thương mại; (ii) Lý thuyết về Lợi thế tuyệt đối của Adam Smith nhấn mạnh: Để giải quyết sự khan hiếm về lương thực do đất đai ngày càng cằn cỗi, Adam Smith cho rằng có thể giải quyết bằng cách nhập khẩu lương thực từ nước ngoài với giá rẻ hơn. Việc nhập khẩu này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước. Lợi ích này được gọi là lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương; (iii) Lý thuyết về Lợi thế so sánh của Davil Ricardo đã nhấn mạnh: Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham gia vào phân cơng lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về sản xuất các sản phẩm khác. Bằng việc chun mơn hố sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh, mức sản lượng và tiêu dùng trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương ; (vi) Lý thuyết về cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước của trường phái Keynes nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có can thiệp của Nhà nước như một giải pháp nhằm thốt khỏi tình trạng khủng hoảng, thất nghiệp, suy thối kinh tế.
Thứ hai, các quan điểm được Luận án sử dụng để làm cơ sở xây dựng hệ
thống cơ sơ lý luận về chủ thể thực thi pháp luật nói chung và chủ thể thực thi pháp luật PVTM nói riêng, như: (i) Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin luôn đặt con người cũng như quyền con người trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội; (ii) Quan điểm của V.I.Lênin trong tác phẩm V.I.Lênin (1979), “Toàn tập”, Nxb. Tiến bộ tại trang 12: “Sống trong một xã hội mà lại thoát ra khỏi xã hội ấy để được tự do là
điều không thể được”; (iii) Quan điểm của tác giả Phạm Duy Nghĩa về chủ thể thực
quyền) cần tới nhiều thiết chế đa dạng…có thể kể tới các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội người tiêu dùng, các cơ quan lưu trữ, phân tích thơng tin thị trường, sự