3. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
1.1. Lý luận về chủ thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mại trong điều
1.1.2. Khái niệm về thực thi pháp luật phòng vệ thương mại
Thực tiễn pháp luật thương mại những năm gần đây, thuật ngữ “thực thi pháp
luật” thường được sử dụng rất phổ biến trong các báo cáo tổng kết, trong các
nghiên cứu trao đổi. Đặc biệt, với những đặc trưng trong lĩnh vực PVTM nói chung và những đặc trưng thuộc về nội dung và hình thức của pháp luật PVTM nói riêng,
thuật ngữ thực thi pháp luật PVTM được sử dụng khá phổ biến29. Vì thế, khái niệm này cần được diễn giải và hiểu một cách đầy đủ và toàn diện. Trước hết, thực thi pháp luật được hiểu như thế nào. Nghiên cứu vấn đề này, hiện đang tồn tại nhiều quan niệm, hiểu theo nghĩa hẹp cho rằng, thực thi pháp luật chỉ là hoạt động của riêng cơ quan quản lý nhà nước trong việc áp dụng, thi hành pháp luật. Nhưng cách hiểu này là phiến diện và chưa đầy đủ, vì pháp luật là những chuẩn mực chung và bất cứ ai trong xã hội đều phải tuân theo. Một quan điểm khác cho rằng, thực thi pháp luật được hiểu chung nhất là hoạt động thực hiện và thi hành pháp luật. Trong đó: (i) Thực hiện pháp luật là q trình hoạt động có mục đích mà các chủ thể pháp luật bằng hành vi của mình thực hiện các quy định pháp luật trong thực tế đời sống; (ii) Thi hành pháp luật là một trong các hình thức của thực hiện pháp luật. Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện những quy định trao nghĩa vụ bắt buộc của pháp luật một cách tích cực, trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng những hành động tích cực30. Cách hiểu này chưa đảm bảo sự logic về mặt diễn giải, bởi lẽ thi hành pháp luật là một dạng hoạt động cụ thể của thực hiện pháp luật (thực hiện pháp luật gồm: sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật)31.
Có thể được tiếp cận dưới nhiều góc độ, nhưng bản chất của việc thực thi pháp luật hay thực hiện pháp luật chính là sự chuyển hóa các u cầu chung được xác định trong các nguyên tắc và quy phạm pháp luật vào cuộc sống thông qua các hoạt động cụ thể của các chủ thể32. Chính vì thế, để chuyển hóa các quy định pháp luật 29 Những năm trở lại đây, thuật ngữ thực thi pháp luật PVTM được sử dụng khá rộng rãi trong các cơng trình nghiên cứu trao đổi, như Nguyễn Ngọc Sơn (2010), “Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập
khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam”. Luận án Tiến sĩ Luật học, cơ sở đào tạo: Trường Đại học Luật thành
phố Hồ
Chí Minh. Hoặc Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2020), “Thực thi các FTA: Doanh nghiệp không
thể chủ quan trước các quy định về phòng vệ thương mại” . https://chongbanphagia.vn/thuc-thi-cac-fta-doanh-
nghiep- khong-the-chu-quan-truoc-cac-quy-dinh-ve-phong-ve-thuong-mai-n21597.html. Hay AgroInfor (2007),
“Cơ chế thực thi chính sách thương mại Hoa Kỳ”. http://agro.gov.vn/vn/tID4049_Co-che-thuc-thi-chinh-sach-
thuong- mai-tai-Hoa-Ky.html. Và Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (2019), “Hướng dẫn thực thi các
cam kết về phòng vệ thương mại và giải quyết tranh chấp”. http://trungtamwto.vn/an-pham/12828-cam- nang- huong-dan-thuc-thi-cac-cam-ket-ve-hang-rao-phi-thue-quan-tbt-va-sps.
30 Trịnh Anh Tuấn (2015), “Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh của Việt
Nam”. Luận
án Tiến sỹ Kinh tế, thực hiện năm 2015 tại Viện Nghiên cứu Thương mại.
31 Đào Trí Úc (2011), “Thực hiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật ở Việt Nam”. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 7.
32
Đào Trí Úc (2011), “Thực hiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật ở Việt Nam”. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 7, đã kết luận: “Thực hiện pháp luật là sự chuyển hóa các yêu cầu chung được xác định trong các nguyên
tắc và quy phạm pháp luật vào trong các hành vi cụ thể của các chủ thể”. Hoặc trong Luận án Tiến sĩ:“Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh của Việt Nam”. Thưc hiện vào năm 2015, Trịnh Anh Tuấn đã kết
luận: “Thực thi pháp luật phải là hoạt động thực hiện và thi hành theo pháp luật của tất cả mọi chủ thể để đưa các
PVTM vào thực tiễn đời sống thì thực thi pháp luật khơng chỉ là hoạt động áp dụng pháp luật của riêng cơ quan nhà nước trong điều tra, áp dụng, rà soát, giám sát hoạt động PVTM mà còn là những hoạt động từ thi hành, tuân thủ, sử dụng pháp luật của đa dạng các chủ thể, ở những cấp độ khác nhau, từ hoạt động yêu cầu điều tra PVTM của các doanh nghiệp, cho đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến vụ kiện PVTM, cũng như trách nhiệm các cá nhân, tổ chức trong phối hợp điều tra, áp dụng, rà soát, chống lẫn tránh PVTM và giải quyết tranh chấp PVTM.
Từ những phân tích trên đây, có thể hiểu thực thi pháp luật PVTM là hoạt động có mục đích của các chủ thể để chuyển hóa các quy định được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận vào trong thực tiễn nhằm chống lại các hành vi thương mại không công bằng hoặc bất thường gây thiệt hại đến từ tổ chức, cá nhân nhập khẩu nước ngồi nhằm duy trì một nền thương mại công bằng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngành sản xuất trong nước, góp phần bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
Thực thi pháp luật PVTM được diễn giải khá khái quát, song để chống lại các hành vi thương mại không công bằng hoặc bất thường gây thiệt hại đến từ tổ chức, cá nhân nhập khẩu nước ngồi nhằm duy trì một nền thương mại cơng bằng, pháp luật PVTM các quốc gia quy định cho phép áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ thương mại và biện pháp chống lẩn tránh PVTM. Trong đó, các tổ chức và cá nhân có liên quan phải tiến hành chuỗi các hoạt động từ khởi xướng điều tra, thẩm vấn các bên liên quan trong vụ việc, điều tra mức độ thiệt hại của doanh nghiệp và ngành sản xuất nội địa, áp dụng biện pháp PVTM, tiến hành thủ tục rà soát áp dụng biện pháp PVTM, điều tra hành vi chống lẩn tránh PVTM tiến tới ra quyết định có hay khơng áp dụng biện pháp chống lẩn tránh PVTM, v.v. Hơn nữa, thực tiễn áp dụng biện pháp PVTM và chống lẩn tránh PVTM diễn ra rất phức tạp, liên quan tới hàng chục, thậm chí hàng trăm các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như doanh nghiệp trong ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu, với khối lượng và giá hàng hóa nhập khẩu lớn, diễn ra trong vịng nhiều năm. Do tính chất phức tạp như vậy, nên thực thi pháp luật PVTM phải trải qua nhiều hoạt động, có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Các hoạt động này được tiến hành theo quy định của pháp luật quốc gia, trên cơ sở các nguyên tắc chung của WTO. Có thể kể đến các hoạt động chủ yếu như hoạt động yêu cầu điều tra PVTM của cộng đồng doanh nghiệp; hoạt động điều tra PVTM của cơ quan điều tra; hoạt động phối hợp
điều tra, áp dụng pháp luật PVTM của cơ quan nhà nước; hoạt động áp dụng, rà soát áp dụng pháp luật PVTM và giám sát điều tra, áp dụng pháp luật PVTM của cá nhân, tổ chức được trao quyền; hoạt động giải quyết tranh chấp PVTM của tòa án và tổ chức, cá nhân liên quan.