5. Đóng góp của đề tài
4.1.1. Ngành nông nghiệp
Mục tiêu của q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thôn giai đoạn 2021-2030 là tập trung vào nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân thông minh, chuyên nghiệp, có hiệu quả chiến lược tái cơ cấu lại ngành, gắn với mơ hình tăng trưởng; phát triển nơng nghiệp hàng hóa tập trung quy mơ lớn theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Kết hợp với ứng dụng KH&CN, chuyển đổi số nhằm sử dụng hiệu quả cao hơn nguồn lực, tăng năng suất lao động. Đầu tư công cho nông nghiệp, đặc biệt cho nghiên cứu và đổi mới sáng tạo cần được ưu tiên. Vấn đề văn hố nơng thơn, kiến thức bản địa cần được coi trọng bên cạnh các vấn đề mơi trường nơng thơn trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, từng bước chuyển từ đầu tư hạ tầng sang đầu tư kinh tế tri thức và trao quyền làm chủ mạnh mẽ hơn cho cộng đồng nông thôn.
Để thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, nhấn mạnh vai trị của nơng nghiệp, nơng thơn khơng chỉ là bệ đỡ mà còn là động lực mới cho phát triển kinh tế và CNH, HĐH đất nước trong giai đoạn đến năm 2045. Làm rõ mơ hình tăng trưởng mới trong điều kiện hậu đại dịch Covid-19, trong đó có vai trị của KH&CN và đổi mới sáng tạo nhằm tăng năng suất lao động cũng như chất lượng tăng trưởng gắn với kinh tế nông nghiệp và xã hội nông thôn, phát huy được lợi thế để CNH, HĐH.
Hai là, đổi mới quan điểm về vai trị cơng bằng của các thành phần kinh tế trong quá trình CNH, HĐH, đặc biệt chú ý vai trị chủ thể của hộ nơng dân chun nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và cộng đồng trong quá trình phát triển, chú trọng vai trò của các hiệp hội ngành hàng.
Ba là, thúc đẩy phát triển nền kinh tế phi nông nghiệp, nông thôn (chế biến nông sản, cụm làng nghề, du lịch nông thôn…) để giải quyết bằng được việc rút lao động nông thôn ra khỏi sản xuất nông nghiệp và tạo công ăn việc làm phi nông nghiệp trong nông thôn nhằm giảm bớt sức ép dân số lên các đơ thị lớn, thích ứng với điều kiện dịch bệnh, biến đổi khí hậu.
Bốn là, tạo đột phá về tổ chức thể chế và đào tạo nghề theo hướng chuyên nghiệp hóa nơng dân, đẩy mạnh kinh tế hợp tác, phát triển chuỗi giá trị. Nới lỏng chính sách hạn điền đất nơng nghiệp, ưu tiên trực canh trong nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp, hỗ trợ hộ nơng dân hình thành các trang trại gia đình và các hợp tác xã nông nghiệp hiện đại như ở các nước phát triển.
Năm là, tiếp tục tăng đầu tư công cho nông nghiệp, phân cấp quản lý đầu tư công, các dịch vụ cơng, quản lý cơng trình, tài ngun cơng cộng cho các tổ chức cộng đồng; thử nghiệm hình thức quỹ phát triển nơng thơn hỗ trợ cho các cộng đồng dựa trên các dự án do cộng đồng đề xuất và làm chủ.
Sáu là, định hướng ổn định dài hạn về cam kết lâu dài thu hút đầu tư nước ngồi vào hệ thống lương thực, thực phẩm minh bạch, có trách nhiệm và bền vững, thúc đẩy nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng và thực hiện Chương trình khơng cịn nạn đói ở các vùng khó khăn, dân tộc.
Bảy là, Nhà nước cần tăng cường đầu tư cơng về kinh phí cho hệ thống các đơn vị nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nơng thơn của Việt Nam, ít nhất đạt mức tương đương với xu hướng các nước trong khu vực là mức 0,84% GDP nông nghiệp để đảm bảo CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thành công, không bị tụt hậu về KH&CN. Nhà nước cần nâng tỷ lệ chi cho KH&CN từ ngân sách trong những năm tới lên mức 2,8-3% tổng chi ngân sách nhà nước, tương ứng với tổng chi nghiên cứu và phát triển đạt mức 2% GDP.
Tám là, xây dựng đề án chuyển đổi số, nền tảng số tập trung của ngành nông nghiệp, nông thôn nhằm cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công cho nông nghiệp, nơng thơn. Bên cạnh đó, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn cần tham gia điều phối Chương trình Đổi mới sáng tạo quốc gia để hướng đến các doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp, nông thôn nâng cao năng suất lao động. Ưu tiên các lĩnh vực chuyển đổi nông nghiệp sinh thái, chế biến thực phẩm, quản lý thất thoát sau thu hoạch, nơng nghiệp tuần hồn và chuyển đổi số nơng nghiệp, nơng thơn.
4.1.2. Ngành cơng nghiệp
Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghệ chế tác, cơng nghiệp phần mềm, cơng nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động. Phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả các khu cơng nghiệp, khu chế xuất. Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại; ưu tiên thu hút đầu tư của các tập đồn kinh tế và các cơng ty xuyên quốc gia. Trên cơ sở bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Phát triển công nghiệp năng lượng đi đơi với cơng nghệ tiết kiệm năng lượng. Hồn chỉnh một bước cơ bản mạng lưới giao thơng, thủy lợi, cấp thốt nước. Tăng nhanh năng lực và hiện đại hóa bưu chính viễn thơng.
Tập trung nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm; phát triển các sản phẩm cơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh, có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, ưu tiên phát triển những sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao, áp dụng công nghệ mới, công nghệ sạch, sử dụng tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghệ theo hướng tăng nhanh công nghiệp chế biến, chế tạo, cơng nghiệp có hàm lượng cơng nghệ cao, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Các ngành công nghiệp nền tảng được ưu tiên để đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cơ bản của nền kinh tế.
Tích cực thu hút vốn trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các dự án quan trọng để khai thác dầu khí, lọc dầu và hóa dầu luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng. Có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô. Thu hút chuyên gia giỏi, cao cấp của nước ngoài và trong cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài.
4.1.3. Ngành dịch vụ
Phát triển nhanh khu vực dịch vụ đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với tiềm năng còn rất lớn của nước ta và xu hướng phát triển chung của thế giới; tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế để tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ, đưa tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng GDP. Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao. Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống, mở mang các dịch vụ mới, nhất là những
dịch vụ cao cấp, dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ ngân hàng theo kịp yêu cầu phát triển của thị trường tài chính, tiền tệ và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà nước kiểm sốt chặt chẽ độc quyền và tạo mơi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường dịch vụ.
Hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics, dịch vụ phát triển phần mềm công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác. Đẩy mạnh tham gia mạng phân phối toàn cầu, phát triển nhanh hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngồi nước; xây dựng thương hiệu hàng hóa và dịch vụ Việt Nam.
4.2. Tăng cường hiệu quả phân bổ, sử dụng nguồn lực
Giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết ở các vùng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, giao thông, các khu đô thị mới. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ. Tạo điều kiện để lao động nơng thơn có việc làm trong và ngồi khu vực nơng thơn, kể cả lao động nước ngồi. Bên cạnh đó, phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên, thành lập các trung tâm học tập cộng đồng ở xã. Có cơ chế chính sách, biện pháp tổ chức đưa nhanh tiến bộ khoa học về nông thôn. Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin.
Đào tạo cán bộ kỹ thuật: Nhà nước đầu tư củng cố hệ thống đào tạo kỹ thuật nghành nông nghiệp và phát triển nơng thơn, cấp học bổng tồn phần cho con em nông dân theo học các ngành về phục vụ ở nông thôn ở các bậc trung cấp, cao đẳng và đại học. Trong việc phát triển ngành nghề, dịch vụ, công nghiệp nông thôn, vấn đề đào tạovà dạy nghề có vị trí hết sức quan trọng. Cần chú ý dành vốn ngân sách đầu tư nâng cấpcác cơ sở dạy nghề của Nhà nước, đồng thời có cơ chế, chính sách
khuyến khích xã hội hố, phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng và có chính sách để những người được đào tạo về làm việc ở nông thôn, nhất là miền núi và vùng sâu, vùng xa.
4.3. Phát triển khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, nâng cao năng lựcsáng sáng
tạo, chất lượng nguồn nhân lực
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, thực hiện thuỷ lợi hố, điện khí hố, cơ giới hố. Tăng nhanh trang bị kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cho nông dân. Nhà nước cần đào tạo cán bộ khoa học, công nhân kỹ thuật, các nhà kinh doanh cho nông nghiệp nông thôn.
Phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với xu thế phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học và công nghệ. Lựa chọn và đi ngay vào công nghệ hiện đại ở một số ngành, lĩnh vực then chốt. Chú trọng phát triển công nghệ cao để tạo đột phá và công nghệ sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả, trong từng ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.
Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức. Thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề và cơng nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Đổi mới cơ bản cơ chế quản lý khoa học và công nghệ đặc biệt là cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù sáng tạo và khả năng rủi ro của hoạt động khoa học và cơng nghệ.
Đổi mới mơ hình tổ chức, quản lý, chương trình, phương pháp giáo dục - đào tạo ở tất cả các cấp học, ngành học theo chuẩn quốc tế, cung cấp nguồn lao động chất lượng cao, có kỹ năng và năng lực sáng tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa đất nước. Định hướng phát triển giáo dục - đào tạo gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước, với định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất thông minh của nền kinh tế tri thức. Quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học, đào tạo ngành nghề ở các ngành, lĩnh vực công nghệ, xây dựng một số cơ sở đạt trình độ quốc tế. Khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo lực lượng, lao động có tay nghề cao. Chú trọng đào tạo đội ngũ doanh nhân có trình độ chun mơn cao, kỹ năng quản lý, quản trị hiện đại, ngang tầm với doanh nhân ở các nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp hiện nay. Thu hút được các chun gia, cán bộ có trình độ cao của nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.
4.4. Phát triển kinh tế vùng
Tăng cường sự liên kết giữa các địa phương trong vùng kinh tế, có chính sách khuyến khích hình thành các cụm liên kết ngành theo các lĩnh vực cơng nghiệp có lợi thế. Lựa chọn một số địa bàn có lợi thế vượt trội, nhất là ở ven biển để hình thành một số khu kinh tế làm đầu tàu phát triển và thử nghiệm mơ hình phát triển theo hướng hiện đại của thế giới. Từng bước giảm bớt chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cư giữa các vùng.
Bên cạnh đó, rà sốt, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển, phát huy lợi thế của từng vùng, tạo sự liên kết giữa các vùng. Hoàn thiện một bước cơ bản bộ khung kết cấu hạ tầng để kết nối các vùng miền. Thúc đẩy phát trển các kinh tế trọng điểm (KTTĐ), tạo động lực, tác động lan tỏa đến các vùng khác.
Vùng kinh tế được xác định là một bộ phận lớn của lãnh thổ quốc gia có các hoạt động kinh tế xã hội tiêu biểu, thực hiện sự phân công lao động xã hội trên phạm vi cả nước. Cơ cấu kinh tế vùng là một trong những cơ cấu cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Xác định đúng đắn cơ cấu vùng có ý nghĩa quan trọng, nó cho phép khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của từng vùng, tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong cả nước.
Xây dựng ba vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam thành những trung tâm cơng nghiệp lớn có cơng nghệ cao để các vùng này đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển chung của cả nước. Trên cơ sở phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo ra động lực và sự lan tỏa đến các vùng khác và trợ giúp các vùng khó khăn, đặc biệt các vùng biên giới, hải đảo, Tây Nguyên, Tây Nam, Tây Bắc. Có chính sách trợ giúp nhiều hơn về nguồn lực để phát triển các vùng khó khăn. Bổ sung chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh tại các vùng khó khăn.
4.5. Phát triển kinh tế biển
Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển tồn diện, có trọng tâm, trọng điểm. Sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng – an ninh và hợp tác quốc tế.
Hoàn chỉnh quy hoạch và phát triển có hiệu quả hệ thống cảng biển và vận tải biển, khai thác, khai thác và chế biến dầu khí, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch biển, đảo. Đẩy mạnh phát triển ngành cơng nghiệp đóng tàu biển, đồng thời hình thành một số hành lang kinh tế ven biển.
Phát triển mạnh kinh tế biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Chú trọng phát triển các ngành cơng nghiệp dầu khí, đánh bắt xa bờ và hậu cần nghề cá, kinh tế hàng hải (kinh doanh dịch vụ cảng biển, đóng và
sửa chữa tàu, vận tải biển), du lịch biển, đảo. Tập trung đầu tư, nâng cao hiệu quả