Triển vọng của ngành xi măng, thạch cao

Một phần của tài liệu luận vănxây DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư SAO bắc (Trang 34 - 36)

3.1 Phân tích và dự báo các yếu tố tác động đến chiến lược của Công ty Cổ phần

3.1.1 Triển vọng của ngành xi măng, thạch cao

3.1.1.1 Nhu cầu tiêu thụ lớn

Trong những năm qua, ngành xây dựng Việt Nam đã có những bước tăng trưởng ổn định về nhu cầu cũng như năng lực sản xuất. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế đang phát triên, có tốc độ tăng trưởng cao hằng năm, đặc biệt ở các thành phố lớn đang đô thị hóa như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương…các cơng trình lớn ngày một nhiều tạo điều kiện cho ngành cung cấp xi măng và thạch cao ngày càng phát triển.

3.1.1.2 Năng lực sản xuất

Với sự nỗ lực chung của toàn ngành, 6 tháng đầu năm 2013, một số lĩnh vực trong ngành VLXD đã có những chuyển biến. Xi măng tiêu thụ trong nước đạt 100,9%, xuất khẩu tăng 67% so với cùng kỳ 2012. Tương tự, ngành sản xuất thép sản lượng tăng 9,24%, tiêu thụ tăng 6,8%. Một số nhà máy sản xuất AAC cũng tăng sản lượng 60 -70% công suất thiết kế nhờ xuất khẩu được sản phẩm. Gạch gốm ốp lát và sứ vệ sinh xuất khẩu cũng tăng 12% và 6% so với cùng kỳ.

Dẫu vậy, các DN VLXD nói chung vẫn cịn nhiều khó khăn. Theo thống kê của Hội VLXD Việt Nam, tổng cơng suất các dây chuyền xi măng lị quay đã hồn thành xây dựng là 70 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm, sản lượng của các nhà máy chỉ đạt xấp xỉ 25 triệu tấn, tương đương 70,5% công suất. Thậm chí, một số dây chuyền dừng hoạt động như xi măng Thanh Liêm, Áng Sơn 1, X77… Tiêu thụ xi măng tuy tăng nhờ xuất khẩu (chiếm 23% tổng lượng tiêu thụ) nhưng giá xuất khẩu clanhke 36 -37 USD/tấn, xi măng 50 – 55 USD/tấn, thấp hơn giá bán trong nước cho nên cả DN và cả nhà nước đều bị thiệt hại kinh tế.

Lĩnh vực XSKD gốm – sứ xây dựng cũng không sáng màu hơn. Hiện nay, tổng công suất gạch ốt lát các loại khoảng 435 triệu m2, sứ vệ sinh khoảng 13 triệu sản phẩm song 6 tháng đầu năm, sản lượng chỉ đạt 70% công suất. Hơn thế, sản phẩm tiêu thụ chậm, lượng tồn kho khoảng 1,5 tháng sản xuất. Trong khi đó, hàng nhập lậu vẫn khơng giảm, cạnh tranh khơng lành mạnh, gây khó khăn cho DN sản xuất trong nước.

Tương tự, sản lượng kính xây dựng cũng chỉ đạt 50% trong tổng công suất khoảng 188 triệu m2, hàng tồn kho lên đến 2 – 2,5 tháng sản xuất, trong khi kính nhập khẩu vẫn gia tăng.

Ngay cả vật liệu xây không nung – một loại sản phẩm đang được Nhà nước khuyến khích sản xuất và sử dụng – tính đến hết năm 2012, có tổng cơng suất khoảng 5,4 tỷ viên QTC/năm, chiếm 25% tổng sản lượng vật liệu xây thì trung bình cũng chỉ đạt khoảng 30 -40% cơng suất đối với dây chuyền sản xuất gạch cốt liệu, dưới 20% đối với dây chuyền bê tơng khí chưng áp. Các cơ sở sản xuất bê tông bọt hầu như dừng sản xuất.

Không đầu tư mới các dây chuyền sản xuất xi măng

Trên cơ sở cân đối cung cầu thị trường trong nước, thị trường khu vực và thế giới, trên cơ sở nguồn tài nguyên khoáng sản làm VLXD, Hội VLXD Việt Nam khuyến nghị: Trước mắt không đầu tư mới các dây chuyền sản xuất xi măng, gạch ceramic, granite, sứ vệ sinh, kính tấm xây dựng thơng thường mà nên đầu tư dây chuyền sản xuất kính Low E, kính cường lực.

Hội VLXD Việt Nam đồng thời đề nghị: Không đầu tư nhà máy gạch đất sét nung, tấp lợp amiang – xi mắng, cán thép xây dựng, lý do các dây chuyền sản xuất hiện có đã đủ năng lực cung cấp cho nhu cầu thị trường đến năm 2015; khơng đầu tư lị vơi thủ cơng thay vào đó đầu tư lị vơi hiện đại, chất lượng cao.

Đối với các nhà máy xi măng có cơng suất lị nung từ 2.500 tấn clanhke/ngày trở lên cần gấp rút đầu tư dây chuyền thu hồi khí thải lị nung để phát điện, tiết kiệm 25% điện năng cho sản xuất xi măng.

Một phần của tài liệu luận vănxây DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư SAO bắc (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w