231
Giao thơng là một nhân tố quan trọng góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm ở nhiều nước đã chỉ ra rằng: một mạng lưới giao thông được quy hoạch và xây dựng tốt là yếu tố trước tiên để phát triển sản xuất và nâng cao đời sống cho nông thôn. Điều này được thể hiện ở chỗ:
Hệ thống giao thơng sẽ góp phần giải phóng sức lao động trong khâu vận chuyển sản phẩm, nguyên vật liệu phục vụ đời sống và sản xuất. Tạo điều kiện quản lý tốt số lượng và chất lượng sản phẩm dẫn đến hạ giá thành sản phẩm.
Hệ thống giao thông là tiền đề cho việc đẩy mạnh giao lưu hàng hóa trong và ngồi khu vực nhờ vậy sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.
Hệ thống giao thơng hỗ trợ tích cực cho đời sống văn hóa và tinh thần cho người lao động.
Như vậy, hệ thống giao thơng nơng thơn có ý nghĩa vơ cùng quan trọng nên việc xây dựng một mạng lưới giao thông hợp lý trên cơ sở tổ chức lãnh thổ của khu vực nơng thơn (có thê là đơn vị sử dụng đất) đê phân bố lại mạng lưới giao thơng thích hợp phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống của nhân dân hiện tại trong khu vực. Đồng thời, tạo điều kiện cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng thơn trong tương lai là một vấn đề mang tính thiết thực và sẽ được giải quyết trong nội dung thiết kế quy hoạch giao thông nông thôn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đường sá gắn liền với một quỹ đất đai khơng nhỏ, vì vậy, cơng tác quy hoạch giao thông cần được giải quyết thấu đáo và hợp lý.
Đăc điểm mang lưới đường giao thông nông thôn
Mạng lưới đường giao thông nông thôn là hệ thống đường từ các huyện lỵ, thị trấn, thị tứ đến các thơn xóm và các tuyến đường từ nơi ở đến các cánh đồng. Mạng lưới đường giao thơng nơng thơn có các đặc tính sau:
Các tuyến đường thường ngắn. Chiều dài tuyến phản ánh quy mô phân bố dân cư và sản xuất của khu vực.
Lưu lượng giao thơng lớn.
Mang đặc tính địa phương, khu vực: phản ánh tập quán làm ăn, lịch sử hình thành và phát triên của khu vực. Mạng lưới giao thông bao giờ cũng thê hiện đặc trưng điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương.
232
Sự phát triên của kinh tế xã hội sẽ ln địi hỏi hệ thống giao thông ngày càng phải nâng cao yêu cầu kỹ thuật cũng như đổi mới trong điều hành phát triên. Do vậy, yêu cầu về việc nghiên cứu, sửa đổi các tiêu chuẩn kỹ thuật quy hoạch và thiết kế mạng lưới giao thông nông thôn được đặt ra bao gồm cả mật độ đường, chiều rộng đường và tải trọng thiết kế (không chỉ riêng đường huyện mà cả đường trong thôn xã, đường đồng ruộng), cũng như các cơng trình cầu, cống trên đường.
Phân loại đường giao thông nông thôn
Trong sản xuất nông nghiệp, mối quan hệ vận tải trên phạm vi lãnh thổ một doanh nghiệp, một đơn vị sử dụng đất được thực hiện dưới ba hình thức: vận tải nội bộ, vận tải trao đổi đối lưu với bên ngoài và vận tải quá cảnh.
Vận tải nội bộ là bộ phận gắn chặt với sản xuất nơng nghiệp của doanh nghiệp. Mọi q trình sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện theo tuyến từ khu dân cư ra cánh đồng và ngược lại. Ngồi ra, cịn có mối liên hệ giữa điêm dân cư trung tâm với các điêm dân cư khác, giữa các điêm dân cư với nhau và giữa các khu vực sản xuất với nhau.
Trong quá trình sản xuất, giữa các doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác, với các trung tâm kinh tế, hành chính cũng có những mối quan hệ vận tải nhất định. Đó là việc vận chuyển nơng sản phẩm đi mua bán trao đổi với bên ngoài, vận chuyển các loại vật tư, nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất và đời sống.
Bên cạnh đó, cịn một lượng hàng hóa nhất định thường xuyên được vận chuyển qua vùng lãnh thổ của doanh nghiệp, được gọi là vận tải quá cảnh.
Như vậy, có thể nói hệ thống giao thơng nơng thơn chính là một hệ thống của giao thơng tồn vùng, tồn tỉnh và của cả nước. Nó tham gia trực tiếp vào q trình tổ chức sản xuất nơng nghiệp và chuyên chở vật tư, sản phẩm...Việc phân bố đúng mạng lưới giao thông nông thôn sẽ tạo ra khả năng tốt nhất và có ảnh hưởng nhất định đến kết quả sản xuất.
Căn cứ vào ý nghĩa, mục đích sử dụng, đường nơng thơn có thể chia thành hai nhóm sau:
Nhóm thứ nhất: bao gồm các tuyến đường sử dụng chung với chức năng thực hiện mối quan hệ vận chuyển với bên ngồi. Đó là các tuyến đường nối trung tâm
233
xã với trung tâm hành chính-kinh tế bên ngồi, với các trục quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ. với ga xe lửa, bến xe, bến cảng.
Nhóm thứ hai: bao gồm các trục đường nội bộ phục vụ cho nhu cầu vận chuyển và các hoạt động sản xuất trên địa bàn xã. Đường nội bộ lại được chia thành đường chính và đường đồng.
Đường trục chính đảm bảo chức năng giao thông nội bộ giữa các điểm dân cư trung tâm với các điểm dân cư, giữa các điểm dân cư với nhau, giữa các điểm dân cư tới cánh đồng, các khu vực sản xuất và ngược lại, giữa cá khu vực sản xuất với nhau. Ngồi ra, ở mức độ nhất định nó cịn mang chức năng của nhóm thứ nhất.
Đường đồng là phần tiếp theo của đường chính và là phần cuối cùng của hệ thống giao thơng (có khi là phần khởi đầu của q trình giao thơng) với chức năng chủ yếu là phục vụ sản xuất trên đồng ruộng. Đường đồng phải đến được tất cả các thửa ruộng và thơng thường được xác định trong q trình quy hoạch thiết kế đồng ruộng. Đơi khi đường trục chính cũng thực hiện chức năng của đường đồng.
Khi phân bố mạng lưới giao thơng chính cấp xã, cần giải quyết tốt những nội dung sau:
+ Xác định hướng trục tuyến đường chính. + Xác định cấp kỹ thuật của đường.
+ Phân bố tuyến và các cơng trình đường.
+ Lập luận chứng kinh tế kỹ thuật cho đồ án thiết kế mạng lưới đường. + Xác định kế hoạch xây dựng và lập dự toán vốn đầu tư.
Một số nguyên tắc và yêu cầu cơ bản trong quy hoạch giao thông
Nguyên tắc:
Quy hoạch hệ thống giao thông nông thôn phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:
Chi phí hợp lý nhất: ngun tắc này có thê hiêu là xác định một phương án quy hoạch giao thơng sao cho chi phí trong khoảng chấp nhận được của điều kiện đầu tư, trong khi đảm bảo tốt hiệu quả sử dụng như lưu lượng vận chuyên, chất lượng đường, chi phí vận chuyên hàng năm...
234
kiệm đất đai cho cùng một khả năng đáp ứng giao thơng. Chọn phương án sử dụng ít đất nơng nghiệp, nhất là đất canh tác.
Quy hoạch từ tổng thê đến cụ thê: tuyến đường được xây dựng phải đảm bảo khả năng phục vụ cho lãnh thổ lớn sau đó mới đáp ứng nhu cầu vận chuyên cho từng khu vực nhỏ. Đảm bảo được nguyên tắc này có nghĩa là đã giải quyết được mối quan hệ tổng thê trong vùng. Tận dụng được khả năng phục vụ của tất cả các tuyến đường một cách tối đa, đảm bảo được quá trình vận chuyên một cách tối ưu nhất.
Yêu cầu:
Từ những nguyên tắc trên, khi tiến hành quy hoạch hệ thống giao thông nông thôn cần chú ý đảm bảo các yêu cầu sau:
Phải đảm bảo chi phí vận tải thấp nhất và thực hiện kịp thời nhu cầu vận tải. Hệ thống đường cần phân bố theo hướng ngắn nhất giữa các điêm vận chuyên.
Hệ thống đường chính phải phù hợp với hệ thống giao thông cấp cao hơn và với hệ thống đường đồng (đường cấp thấp hơn) và với các yếu tố tổ chức lãnh thổ.
Phù hợp yếu tố địa hình, địa vật đê có thê bố trí đường theo đường ngắn nhất và tránh được những chướng ngại vật (sông, suối, núi đá, đầm lầy, hồ, ao.).
Sự phân bố đường trục phải tạo điều kiện lãnh thổ tốt nhất để sử dụng hợp lý đất đai. Hạn chế đến mức tối thiểu việc sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao để làm đường. Khi bố trí trục đường cần chú ý đến hiệu quả sử dụng lâu dài, tránh làm đi làm lại. Nên bố trí phù hợp với các yếu tố lãnh thổ (sơng, ngịi, mườn máng, bờ vùng, bờ thửa,.) không gây chia cắt đất canh tác.
Việc phân bố hệ thống đường phải không gây ngập úng cho đất canh tác, khơng gây tập trung dịng chảy dẫn đến xói mịn, rửa trơi đất.
Phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về xây dựng đường. Hệ thống phải đi qua vùng đất có điều kiện địa chất ổn định, tránh đi qua vùng quá cao, quá trũng.