Mã bài : 5126301505
3. Các phương pháp thiết kế
3.2. Thiết kế, cắt các loại mẫu phụ trợ
3.2.1. Mẫu rập sang dấu bấm
- Dấu bấm là những vết cắt trên rìa mép chi tiết sản phẩm may được thực hiện bằng kéo hay dụng cụ bấm dấu, có độ sâu nhỏ hơn độ rộng đường may và có nhiều hình dạng khác nhau tùy theo u cầu của thiết kế. Trên một đường may, chỉ nên có một dấu bấm. Trong các trường hợp đặc biệt, số dấu bấm có thể nhiều hơn.
- Cơng dụng của dấu bấm: + Xác định độ rộng đường may. + Xác định độ ăn khớp của lắp ráp. + Xác định các vị trí cần xếp vải.
+ Xác định thân trước, thân sau của sản phẩm. + Bấm để lộn đường may cho êm.
- Rập sang dấu bấm: là rập dùng để sang các dấu bấm lên chi tiết vải nếu trong giai đoạn cắt, phân xưởng cắt chưa tiến hành bấm vải. Rập này thường tồn tại ở dạng rập cứng bán thành phẩm nhưng được thiết kế chuyên để sang dấu bấm.
- Thiết kế rập: Người thiết kế sẽ dựa trên yêu cầu thiết kế để tính tốn số lượng dấu bấm, kiểu dấu bấm và vị trí đặt chúng. Các vị trí cần bấm dấu sẽ được dán thêm băng keo trong ở cả 2 mặt của rập trước khi bấm dấu để đảm bảo độ bền của rập khi sử dụng. Có rất nhiều kiểu dấu bấm được sử dụng trong thực tế hiện nay như: chữ I, chữ U, chữ V, chữ T,… Trong đó, dấu bấm chữ U trong được sử dụng nhiều nhất.
- Cắt rập: sử dụng kìm bấm rập bấm các dấu ở các vị trí cần thiết như đã định. Kiểm tra lại số lượng dấu bấm, dấu nào bấm bị sai, cần lấy giấy dán kín lại để tránh sử dụng rập này, bấm vải bị nhầm.
- Sang dấu bấm lên vải: Người ta đặt mẫu dấu bấm lên trên tập vải, sử dụng bút chì hay bút bi khác màu vải để sang dấu bấm lên chi tiết vải rồi sau đó mới dùng kéo để tạo dấu bấm (lúc này, trên mặt vải, dấu bấm thường có dạng chữ I)
3.2.2. Mẫu rập sang dấu dùi
- Dấu dùi (dấu đục, dấu khoan) là những lỗ thủng nhỏ trên bề mặt chi tiết sản phẩm may, được thực hiện bởi cây dùi hay dụng cụ đục lỗ. Trên chi tiết, dấu dùi là những lỗ thủng có đường kính khoảng 0,1 cm. Trên rập, dấu dùi được ký hiệu bởi dấu thập (+) có đường kính vịng trịn ngoại tiếp = 0,5 cm.
- Công dụng của dấu dùi:
+ Xác định đỉnh của chiết ly hay tâm quay chiết ly. + Xác định vị trí gắn các chi tiết rời.
+ Định vị khuy cúc. + Sang dấu rập
+ Xác định vị trí đối xứng của các chi tiết hay phần gấp vải.
- Rập sang dấu dùi: dùng để sang các dấu dùi lên chi tiết vải nếu trong giai đoạn cắt, phân xưởng cắt chưa tiến hành dùi chi tiết. Rập này thường tồn tại ở dạng rập cứng thành phẩm.
- Thiết kế rập: rập này thường được sang từ rập thành phẩm. Căn cứ vào các công dụng đã nêu và yêu cầu cụ thể của từng mã hàng, xác định các vị trí cần thiết để dùi lỗ. Các vị trí cần định vị dấu dùi sẽ được dán băng keo trong trước khi tiến hành đục lỗ. Đường kính lỗ dùi chỉ được phép từ 0,1 - 0,2 cm
- Cắt rập: Dùng cây dùi hay dụng cụ đục lỗ, đục các vị trí dấu dùi như đã thiết kế.
- Sang dấu dùi lên vải: người ta đặt mẫu dấu dùi lên trên tập vải, cố định tập vải, sử dụng cây dùi đặt vng góc với mặt rập rồi dùi lỗ trên vải để đảm bảo độ chính xác của lỗ dùi. Với một số chi tiết cần đối xứng nhau trên sản phẩm
Hình 5.2. Rập sang dấu bấm – dạng bán thành phẩm
như túi áo, khuy nút, gấp lai áo,…, trước khi dùi, người ta xếp 2 chi tiết đối xứng trùng lên nhau rồi mới dùi. Lưu ý: cây dùi phải sắc nhọn, không gãy mũi để đảm bảo lỗ dùi thật chính xác, sắc sảo và khơng làm đứt hay co giãn sợi vải.
Hình 5.3. Rập sang dấu dùi cho vị trí túi áo – dạng thành phẩm
3.2.3. Mẫu vẽ lại
- Thường dùng để vẽ lại hình dạng của các chi tiết nhỏ hay hình trang trí cho thật chính xác trước khi gia cơng.
- Thiết kế rập: Rập này được thiết kế ở dạng rập cứng bán thành phẩm, rập cứng thành phẩm hay rập cứng bán phần (rập chỉ có diện tích là một phần của chi tiết). Khi sang dấu, người ta thường dùng phấn để vẽ lại các đường cần vẽ nên việc lựa chọn hình thức và kích thước của rập phải tính tốn kỹ để sau khi sang mẫu, các đường vừa sang đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của thiết kế.
Ví dụ:
- Rập dùng để sang dấu miệng túi mổ (tồn tại ở dạng bán phần): miệng túi được đục rỗng trên bìa cứng, khoảng cách dài rộng miệng túi phải lớn hơn kích thước thật 0,2cm.
- Rập dùng để sang dấu cổ áo lá sen (tồn tại ở dạng bán thành phẩm): thông số dài và rộng cổ cần nhỏ hơn kích thước thật 0,2 cm.
- Rập dùng để sang dấu đường trang trí túi quần jean (tồn tại ở dạng thành phẩm): các đường trang trí được đục rỗng trên bìa cứng, khoảng cách dài rộng miệng túi phải lớn hơn kích thước thật 0,2cm.
- Cắt rập: dùng dao rọc giấy và thước kẻ đễ đục rỗng bìa cứng như đã thiết kế hoặc dùng kéo để cắt các đường nét bên ngoài của rập. Kiểm tra lại thông số của rập trước khi cho phép chúng lưu hành.
3.2.4. Mẫu cắt gọt
Dùng để cắt gọt lại cho chính xác các chi tiết mà ta chưa thể cắt được chính xác trong q trình cắt.
- Thiết kế rập: Mẫu này thường tồn tại ở dạng rập cứng bán thành phẩm. Các đường cong nhỏ, khó cắt chính xác, sẽ được vẽ xem như không tồn tại trên rập
- Cắt rập: Dùng kéo cắt xung quanh chu vi rập như đã thiết kế.
- Sử dụng: đặt rập lên trên tập vải cho ngay ngắn, vẽ lại rồi dùng kéo cắt hay dùng kéo cắt ngay phần vải thừa xung quanh. Loại rập này được dùng rất nhiều trong thực tế, nhất là khi thiết kế, đã sử dụng phương pháp dong mẫu.
3.2.5. Mẫu rập ủi
Hình 5.6. Rập cắt gọt thân trước áo sơ mi – dạng bán thành phẩm Hình 5.5. Rập vẽ lại cổ lá sen - dạng bán thành phẩm
- Dùng để ủi định hình chi tiết trước khi tiến hành may. Rập này thường dùng cho các chi tiết nhỏ nằm trên mặt tiền sản phẩm. Sử dụng mẫu rập ủi sẽ cho năng suất và chất lượng may cao.
- Thiết kế: Bộ rập này thường tồn tại dưới dạng rập cứng và nhỏ hơn rập thành phẩm 2 lần độ dày vải.
- Cắt rập: Dùng kéo cắt xung quanh chu vi rập như đã thiết kế.
- Sử dụng: Đặt rập lên trên mặt trái của vải, dùng vải bọc xung quanh rập, tiến hành là để định hình các chi tiết theo hình dạng rập đã thiết kế.
3.2.6. Mẫu rập may
- Dùng để hỗ trợ may cho nhanh và chính xác. Đây cũng là loại rập cho phép nâng cao năng suất, chất lượng và đảm bảo vệ sinh công nghiệp của sản phẩm may.
- Thiết kế: Rập này thường tồn tại dưới dạng rập cứng bán phần. Cần tính tốn hình dạng của chi tiết sao cho phù hợp với chi từng chi tiết, vả nhỏ hơn kích thước cần may khoảng 1mm.
- Cắt rập: Dùng kéo cắt xung quanh chu vi rập như đã thiết kế.
- Sử dụng: khi may, công nhân đặt rập lên trên vải, điều chỉnh cho kim máy lọt đâm xuống sát cạnh rập và xoay chuyển trong suốt quá trình may sao cho đường may luôn lọt khe song song với đường chu vi rập.
3.2.7. Rập cữ
Dùng để tạo cữ cho các đường may song song hay lấy dấu khuy cúc. - Thiết kế: đây là loại rập cứng bán phần và có nhiều hình dạng khác nhau giúp người cơng nhân điều chỉnh được kích thước của đường may, của các chi tiết lắp ráp hay của khuy cúc có trên sản phẩm. Để thiết kế rập này, cần dựa vào
Hình 5.7. Rập may cho diễu cửa quần – dạng bán phần
yêu cầu kỹ thuật, tính sáng tạo, kinh nghiệm trong quá trình làm việc của cán bộ thiết kế.
- Cắt rập: Dùng kéo cắt xung quanh chu vi rập như đã thiết kế.
3.2.8. Rập cải tiến
- Là loại rập phối hợp ít nhất hai loại rập kể trên (vừa là vừa may, vừa tạo cữ vừa may,…)
- Thiết kế: Rập này phức tạp hơn các loại rập ở trên và được làm chủ yếu từ chất liệu nhựa polyme (mica). Rập thường có nhiều lớp, mỗi lớp cần được tính tốn và tạo hình khác nhau. Các lớp rập được cố định với nhau bằng băng keo mềm để có thể mở lên, hạ xuống khi sử dụng.
- Sử dụng: Với rập cải tiến, các lá vải thường được đặt giữa các lớp rập để cố định hay gập lại cho chính xác, rồi may theo các khe rập đã được khoan rãnh trước đó. Rập này có thể sử dụng rời hay gắn cố định trên bàn máy may khi thực hiện lắp ráp các chi tiết sản phẩm.