Trải sơ đồ, kẹp bàn vải

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế mẫu công nghiệp (Trang 59 - 60)

Mã bài : 5126301506

4. Trải sơ đồ, kẹp bàn vải

- Trải vải xong, đặt mẫu giác sơ đồ lên mặt vải trên cùng dùng kẹp kẹp lại tránh xô lệch khi cắt.

- Cắt vải: Sử dụng các thiết bị như: Máy cắt phá, máy cắt gọt, máy cắt vòng, kẹp giữ vải.

- Cắt phá:

+ Trước tiên là cắt phá các chi tiết nhỏ, sử dụng mẫu cứng kẹp cắt các chi tiết lớn.

+Chi tiết vừa cắt xong phải được thợ cắt kiểm tra lá trên và lá dưới so với mẫu.

+ Tiến hành định vị dấu trên chi tiết theo mẫu.

+ Khi cắt phá xong 1 bàn cắt các chi tiết cắt phá phải được sắp xếp ngăn nắp, không được xáo trộn thứ tự bàn cắt.

- Cắt gọt: thực hiện đối với chi tiết nhỏ, cần độ chính xác cao,... + Các chi tiết nhỏ đưa lên máy cắt vịng kẹp cắt chính xác theo mẫu.

+ Để đảm bảo cho các chi tiết của sản phẩm từ những ngun liệu có sọc, ca rơ, hoa văn theo chu kỳ xọc đối xứng, sau khi cắt phá chọn cặp chi tiết cắt đối xứng lại sao cho các hình và hoa văn trên chi tiết hoàn toàn trùng nhau. Đối với vải dệt kim các chi tiết sau khi cắt thường sai lệch so với kích thước chuẩn nên phải dùng rập cắt gọt lại từng chi tiết để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và giúp công việc may được dễ dàng.

+ Khơng được chỉnh sửa mẫu nếu chưa có ý kiến của phịng kỹ thuật hoặc ban giám đốc.

Yêu cầu kỹ thuật khi cắt:

- Những chi tiết khơng địi hỏi độ chính xác cao thì được cắt bằng máy cầm tay.

- Mép cắt phải phẳng, đều, không bị răng cưa, rách. - Các đường cắt gấp khúc phải chính xác và sắc nét

- Buộc bán thành phẩm: Các chi tiết cắt xong phải được sắp xếp theo số bàn cắt (hoặc size).

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế mẫu công nghiệp (Trang 59 - 60)