TRẢI VẢI, CẮT BÁN THÀNH PHẨM

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế mẫu công nghiệp (Trang 57)

Mã bài: 5126301506

Huỳnh Thị Mỹ Hạnh, Phan Thị Hồng Dung

GIỚI THIỆU

Trải vải là cơng việc thực hiện sau khi hồn thành xong bộ mẫu, cắt mẫu cứng, giác sơ đồ. Trải vải nhằm chuẩn bị cho công đoạn cắt bán thành phẩm.Trong bài học này sẽ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất về quá trình trải vải. Trong q trình học tập, người học phải có phương pháp học tập chủ động nghiên cứu tài liệu.

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày được phương pháp trải vải.

- Trải vải đảm bảo quy cách và yêu cầu kỹ thuật.

- Có ý thức tiết kiệm nguyên liệu, đảm bảo an toàn và định mức thời gian.

NỘI DUNG

1. Xác định chủng loại, khổ, mặt vải

- Tổ trưởng tổ cắt nhận lệnh cấp phát nguyên phụ liệu, bảng màu, quy trình đánh số, tiêu chuẩn cắt, mẫu rập, sơ đồ, phiếu thông số ép keo từ các bộ phận liên quan. Tùy theo tính chất ngun liệu và số lượng của lơ hàng nhân viên thống kê lập phiếu hoạch toán ghi rõ số lớp, màu sắc cho từng bàn cắt tuy nhiên số lớp mỗi loại nguyên liệu trải cho mỗi bàn cắt không quá 120 lớp hoặc không vượt quá 12cm.

- Trước khi trải vải, xem thông tin trên cây vải bao gồm: Mã, loại vải, khổ vải, màu sắc,..

- Dùng máy để xổ vải (mục đích để cho vải có thời gian nghỉ nhằm ổn định vải). Đối với các loại vải có độ co dãn yêu cầu phải xổ vải ít nhất 24 giờ trước khi trải vải.

1.1. Xác định khổ vải

- Khổ vải là khoảng cách nhỏ nhất mà ta có thể đo được giữa 2 điểm nằm trên 2 biên vải.

- Trong sản xuất may cơng nghiệp, việc xác định chính xác khổ vải sẽ là 1 yếu tố rất quan trọng giúp tiết kiệm nguyên phụ liệu cao. Do đó, người ta thường chọn phương pháp đo khổ nhiều lần rôi lấy trị số trung bình.

- Cách đo khổ vải: đặt vải lên bàn phẳng, dùng thước đặt vng góc với chiều dài cây vải, cứ 5m đo 1 lần. Tùy theo từng loại mép vải có biên trơn, xù hay lỗ kim, phải báo cáo cụ thể về kích thước biên cho phịng kỹ thuật để có kế hoạch trừ hao khi giác sơ đồ

+ Đối với vải in bông: Phần vải được in bông , in màu là khổ thực tế.

+ Đối với vải trơn: Phần khổ vải thưc tế được giới hạn trong hia biên có lỗ kim hoặc keo.

+ Đối với vải lưới hoặc ren: Khổ vải sử dụng được là những phần ren và lưới chính

+ Đối với các loại vải in sọc, in bông theo chu kỳ thì cần báo cáo thêm số liệu về chu kỳ ngang, dọc để tiện việc giác sơ đồ sau này.

- Nếu khơng có thời gian, sau khi kiểm tra bằng mắt thường thấy khơng có khác biệt đáng kể về kích thước của khổ vải cũng có thể lấy số đo như sau:

+ Với vải xếp tập: đo lần 1 ở đầu cây, lần 2 ở giữa cây, lần 3 ở cuối cây. + Với vải cuộn tròn, lần 1 ở đầu cây, lần 2 lùi vào 3m, lần 3 lùi vào 5m. - Trong quá trình đo, nếu thấy khổ vải nhỏ hơn ở phiếu ghi quá nhiều,phải báo cho phịng kỹ thuật để có hướng giải quyết ngay trong ngày, tránh để qua ngày hôm sau.

1.2. Xác định mặt vải

Nhân viên soi vải kiểm tra 100% số vải nhận về, lấy mẫu các loại lỗi vải và làm việc với khách hàng về các lỗi chấp nhận và lỗi không chấp nhận (nếu cần), các mẫu vải này phải được chuyển cho nhân viên trải vải, tổ trưởng sản xuất và lưu lại.

- Căn cứ vào phiếu tác nghiệp màu, kiểm tra lại về màu sắc, kích thước, chủng loại, khổ … của nguyên phụ liệu đó

- Kiểm tra để chắc chắn độ co của nguyên phụ liệu đã bảo hịa

- Kiểm tra tình trạng biên vải để có kế hoạch xử lý biên vải cho hợp lý: bấm biên, giữ biên, cắt biên…

- Kiểm tra tình trạng lỗi vải để có phương án xử lý vải phù hợp nhất: cắt bỏ, hạ khổ vải…

- Lưu ý: các dấu 2 bên đầu bàn phải đảm bảo vng góc với cạnh bàn cắt - Lấy đấu chiều dài bàn vải xong, cuộn sơ đồ lại và trải 1 lớp giấy lót bên dưới bàn vải để tạo thuận lợi cho quá trình cắt bàn thành phẩm sau này

2. Kiểm tra chiều dài bàn vải

Chiều dài bàn vải phụ thuộc vào chiều dài sơ đồ. Bàn trải vải có kích thước dài từ 6 – 12m, rộng từ 1.2 – 2m, cao từ 0.8 – 0.9m

3. Trải vải

- Làm sạch bàn trải vải.

- Kiểm tra mặt trái, mặt vải của từng cây vải, kiểm tra tên mã hàng của phiếu hạch tốn bàn cắt và sơ đồ có giống nhau không.

công nhân trải vải phải cùng với nhân viên kiểm vải kiểm tra các lỗi của nguyên liệu. Nếu phát hiện thấy lỗi cần báo cho tổ trưởng KCS.

- Khi trải vải phải có 1 bên biên thẳng làm chuẩn.

- Mặt vải khi trải phải được vuốt thẳng dọc theo hai cạnh biên.

- Nếu vải bị lỗi (thủng rách, khơng đều màu,...) thì đánh dấu lại và báo cho tổ kỹ thuật kiểm tra, giải quyết.

- Phải lấy dấu thay thân trên lớp vải, cách lấy dấu cụ thể như sau:

+ Tất cả các lỗi đánh trên mặt vải của nhân viên kiểm vải là các lỗi cần lấy dấu.

+ Xác định vị trí lỗi so với biên nào gần nhất.

+ Dùng 1 sợi dây vải khác màu, 1 đầu dán vào vị trí lỗi, đầu kia kéo ra phía biên gần nhất, ghi chú số cây vải lên băng keo dán lỗi để tiện cho việc thay thân.

+ Hai đầu bàn trải vải không được dư quá 1cm so với sơ đồ.

- Trải vải zíc zăc: các lớp vải được xếp chồng lên nhau (2 mặt phải hoặc 2 mặt trái úp vào nhau thành từng cặp), trải liên tục, khơng cắt đầu bàn. Chỉ thích hợp với vải trơn, hoa văn tự do.

- Trải vải cắt đầu bàn có chiều: các lớp vải xếp chồng lên nhau, mặt phải và mặt trái úp vào nhau, các lớp vải phải đi cùng một chiều và mỗi lớp trải xong được cắt đầu bàn.

- Trải vải cắt đầu bàn không chiều: tương tự như phương pháp trải vải zíc zăc nhưng mỗi lớp trải xong được cắt đầu bàn.

- Trải vải phải đảm bảo không bai, giãn, êm phẳng (dùng thước gạt cho phẳng)

- Hai mép vải song song với mép bàn, tránh xô lệch

- Trải vải phải đảm bảo số lá vải chính xác theo yêu cầu của từng mã hàng.

4. Trải sơ đồ, kẹp bàn vải

- Trải vải xong, đặt mẫu giác sơ đồ lên mặt vải trên cùng dùng kẹp kẹp lại tránh xô lệch khi cắt.

- Cắt vải: Sử dụng các thiết bị như: Máy cắt phá, máy cắt gọt, máy cắt vòng, kẹp giữ vải.

- Cắt phá:

+ Trước tiên là cắt phá các chi tiết nhỏ, sử dụng mẫu cứng kẹp cắt các chi tiết lớn.

+Chi tiết vừa cắt xong phải được thợ cắt kiểm tra lá trên và lá dưới so với mẫu.

+ Tiến hành định vị dấu trên chi tiết theo mẫu.

+ Khi cắt phá xong 1 bàn cắt các chi tiết cắt phá phải được sắp xếp ngăn nắp, không được xáo trộn thứ tự bàn cắt.

- Cắt gọt: thực hiện đối với chi tiết nhỏ, cần độ chính xác cao,... + Các chi tiết nhỏ đưa lên máy cắt vịng kẹp cắt chính xác theo mẫu.

+ Để đảm bảo cho các chi tiết của sản phẩm từ những nguyên liệu có sọc, ca rơ, hoa văn theo chu kỳ xọc đối xứng, sau khi cắt phá chọn cặp chi tiết cắt đối xứng lại sao cho các hình và hoa văn trên chi tiết hoàn toàn trùng nhau. Đối với vải dệt kim các chi tiết sau khi cắt thường sai lệch so với kích thước chuẩn nên phải dùng rập cắt gọt lại từng chi tiết để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và giúp công việc may được dễ dàng.

+ Khơng được chỉnh sửa mẫu nếu chưa có ý kiến của phịng kỹ thuật hoặc ban giám đốc.

Yêu cầu kỹ thuật khi cắt:

- Những chi tiết khơng địi hỏi độ chính xác cao thì được cắt bằng máy cầm tay.

- Mép cắt phải phẳng, đều, không bị răng cưa, rách. - Các đường cắt gấp khúc phải chính xác và sắc nét

- Buộc bán thành phẩm: Các chi tiết cắt xong phải được sắp xếp theo số bàn cắt (hoặc size).

5. Ghi chép, tổng hợp

- Ghi rõ ràng số lớp vải, đầu khúc của mỗi cây lên phiếu hạch toán bàn cắt. Đầu khúc của mỗi cây vải được ghi lại chính xác trên từng khúc vải (ghi số thứ tự cây vải hoặc số lớp, số bàn cắt).

- Ghi phiếu lớn cho từng bàn vải theo đúng nội dung quy định. - Nhân viên KCS cắt thực hiện q trình giám sát trải vải. Ví dụ: Bảng quy định cắt

Mã hàng: KT – 426 Nguyên liệu: Vải Kate Cỡ vóc: S – M – L

TT Tên chi tiết Số

lượng

Dụng cụ cắt Yêu cầu kỹ thuật

1 Thân trước 2 Máy cắt tay Dọc canh sợi

2 Thân sau 1 Máy cắt tay Dọc canh sợi

4 Tay áo 2 Máy cắt tay Dọc canh sợi

5 Túi 1 Máy cắt vòng Dọc canh sợi

6 Lá cổ 2 Máy cắt vòng Dọc canh sợi

7 Chân cổ 2 Máy cắt vòng Dọc canh sợi

8 Trụ tay 2 Máy cắt vòng Dọc canh sợi

9 Măng sét 4 Máy cắt vòng Dọc canh sợi

Tổng cộng 17

Ví dụ về bảng quy định cắt 6. Thực hành trải vải

6.1. Yêu cầu

Thực hiện trải vải 1 sản phẩm ( áo sơ mi) theo tiêu chuẩn tài liệu kỹ thuật - Thực hiện theo nhóm

- Các nhóm báo cáo trước lớp - Giáo viên nhận xét, đánh giá

6.2. Trình tự thực hiện

TT Nội dung các bước Phương pháp

thực hiện Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị Bước 1 Xác định chủng loại, khổ, mặt vải Dựa vào bảng màu để xác định chủng loại vải Xác định khổ vải Xác định mặt phải, trái của vải Xác định đúng chủng loại, khổ, mặt vải Quan sát, thước..

Bước 2 Kiểm tra chiều dài bàn vải

Xác định chiều dài bàn vải dựa vào chiều dài sơ đồ Xác định đúng chiều dài bàn vải Sơ đồ, thước dây

nhau nhiều lớp vải giống nhau về khổ và chiều dài không đổ, bằng nhau Kéo cắt vải...

Bước 4 Trải sơ đồ, kẹp bàn vải

Đặt sơ đồ giác trên giấy lên vải, dùng kẹp để cố định bàn vải vừa trải. Khổ sơ đồ nhỏ hơn khổ vải Cục chặn vải, kẹp bàn vải..

Bước 5 Ghi chép, tổng hợp Ghi rõ ràng số lớp vải, đầu khúc của mỗi cây lên phiếu hạch toán bàn cắt

Ghi đúng Bút, giấy..

7. Phiếu đánh giá sản phẩm

Tên sản phẩm: BÀN VẢI ĐÃ TRẢI

Tên học sinh: ………………………………… Ngày: …………….....

T T Tiêu chuẩn Điểm chuẩn Điểm Đánh giá 1 Kỹ thuật - Thực hiện đúng và đủ các bước theo bảng quy trình 1.0

- Các kích thước phải đúng, đầy đủ các chi tiết, số lớp vải, chiều dài bàn vải theo quy định

4.0

- Chiều dài bàn vải phải lớn hơn chiều dài sơ đồ giác.

1.0

2 Thẩm mỹ

Sản phẩm khi hoàn thành mặt vải phải êm phẳng, mép bàn vải đều, khơng nghiêng.

2.0

3 An tồn Đảm bảo an tồn lao động 0.5

Vệ sinh cơng nghiệp 0.5

TĨM TẮT BÀI HỌC

Bài 6. Trải vải, cắt bán thành phẩm, tập trung cung cấp những kiến thức cơ bản về xác định đúng chủng loại, khổ, mặt vải là công đoạn chuẩn bị cho sản xuất, kiểm tra chiều dài bàn vải để phục vụ cho việc trải sơ đồ, trải vải, ghi chép, tổng hợp rõ ràng số lớp vải, đầu khúc của mỗi cây lên phiếu hạch toán bàn cắt.

CÂU HỎI

Câu hỏi 1. Khi trải vải cho một bàn cắt không quá bao nhiêu lớp?

Câu hỏi 2. Nêu các bước trải vải? Bàn trải vải thường có kích thước bao

nhiêu?

Câu hỏi 3. Hãy nối những câu trả lời thích hợp?

Phương pháp trải vải zíc zắc Vải trơn

Phương pháp trải vải cắt đầu bàn có chiều Vải ca rơ có chu kỳ sọc Phương pháp trải vải cắt đầu bàn không chiều Vải có tuyết

BÀI 7. ĐÁNH SỐ, PHỐI KIỆN BÁN THÀNH PHẨMMã bài: 5126301507 Mã bài: 5126301507

Huỳnh Thị Mỹ Hạnh, Phan Thị Hồng Dung

GIỚI THIỆU

Đánh số, phối kiện bán thành phẩm là công việc thực hiện sau khi tiến hành công đoạn cắt bán thành phẩm. Việc đánh số, phối kiện cũng rất quan trọng nó giúp cho người thợ lắp ráp đúng sản phẩm, quản lý chuyền may phân phối các chi tiết trong chuyền nhanh chóng và thuận tiện hơn. Trong bài học này sẽ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất về các nội dung trong quá trình đánh số, phối kiện bán thành phẩm.

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày được phương pháp đánh số và phối kiện bán thành phẩm. - Đánh số đúng phương pháp đúng vị trí đảm bảo vệ sinh cơng nghiệp. - Phôi kiện bán thành phẩm đúng chủng loại, màu sắc, kích cỡ.

- Có ý thức tiết kiệm nguyên liệu, đảm bảo định mức thời gian.

NỘI DUNG 1. Đánh số

- Đánh số nhằm hạn chế sự khác màu của sản phẩm, đảm bảo tất cả các chi tiết của sản phẩm nằm cùng trên một lớp vải. Đánh số còn được dùng để kiểm tra số lớp vải trong tập vải, tạo điều kiện cho cơng nhân bóc tập.

- Tùy theo loại nguyên phụ liệu mà người ta quy định rõ việc đánh số được thực hiện trên bề phải hay bề trái của chi tiết.

- Cần đánh số trong diện tích đường may của chi tiết sao cho khi may xong thì khuất số.

- Đánh số phải quan sát lá giấy trên mặt để phát hiện số bàn, cỡ vóc có đúng với phiếu hạch tốn bàn cắt hay khơng.

- Đánh số theo thứ tự từ 1 cho đến hết từng màu một.

- Cần có bản vẽ quy định đánh số và vị trí ép mex. Có thể sử dụng thêm bút lơng màu để phân biệt mặt vải khi đánh số và ký hiệu các loại mex.

- Vị trí đánh số phải đúng như quy định, chiều cao của số không được vượt quá 2/3 độ rộng đường may.

- Khơng được thay đổi vị trí đánh số trên chi tiết nếu chưa có ý kiến của phịng kỹ thuật hoặc ban giám đốc của xí nghiệp.

- Sau khi đánh số xong, căn cứ vào tiêu chuẩn cắt để phối kiện.

- Một bàn vải cắt có thể có nhiều màu, sau đánh số xong ta nên phân theo màu và theo size để tạo điều kiện cho việc rải chuyền và rút ngắn thời gian ra hàng thành phẩm trên chuyền.

- Khi phối kiện 1 loại sản phẩm nào, phải hiểu rõ nội dung loại sản phẩm đó gồm bao nhiêu chi tiết, chi tiết nào có đơi, đối xứng, đuổi chiều, chi tiết nào có lần ngồi, lần lót..

- Trước khi phối kiện phải kiểm tra lại số mặt bàn giữa thân to và các chi tiết phụ vặt xem có khớp nhau hay khơng

- Đối với những bàn vải có từ 2 cỡ trở lên phải chú ý dấu phối kiện của từng cỡ vào với nhau để tránh nhầm lẫn

- Những loại vải có tuyết phải kiểm tra lại để 1 áo cùng xuôi 1 chiều tuyết.

3. Phối kiện bán thành phẩm

- Sau khi đánh số, phân màu phân cỡ xong sẽ cột bán thành phẩm lại. Ghi 1 số nội dung của phiếu lớn sang phiếu nhỏ, cột phiếu nhỏ vào các tập chi tiết 5

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế mẫu công nghiệp (Trang 57)