Hiển Lâm Các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ điểm du lịch với hệ thống các tuyến, điểm du lịch phục vụ hoạt động tham quan của du khách. Xác định các đối tượng chính tại điểm tham quan khu đại nội Huế. (Trang 32 - 47)

Hiển Lâm Các là một cơng trình kiến trúc nằm trong quần thể di tích cố đơ Huế, trong khu vực các miếu thờ, được xây dựng vào năm 1821 và hoàn thành vào năm 1822 thời vua Minh Mạng, cùng lúc với Thế Miếu.

Hiển Lâm Các nằm chung khu vực với Thế Miếu, dựng bằng gỗ, cao 25m, gồm 3 tầng. Đây là cơng trình kiến trúc cao nhất trong Hồng thành. Nó phá vỡ tính đơn điệu về chiều ngang của các cung điện. Đây được coi như một đài lưu niệm ghi cơng những cơng tích của các vua nhà Nguyễn và các quan đại thần có cơng lớn của triều đại. Nếu các vua Nguyễn được thờ trong Thế Miếu, thì các cơng thần bậc nhất của triều Nguyễn được thờ trong hai nhà tả tùng tự và hữu tùng tự ở hai bên của Hiển Lâm Các.

Hiển Lâm Các được kiến trúc bằng gỗ cao tầng, xây dựng trên khối nền cao hình chữ nhật, lát gạch Bát Tràng, xây bó bằng gạch vồ, vơi vữa và đắp nổi mảnh sành để trang trí. Từ dưới bước lên mặt nền bằng hai hệ thống bậc cấp đá Thanh, ở trước và sau mỗi hệ thống có 9 cấp bậc. Hai bên thành bậc cấp đắp hình rồng ở giữa là giới hạn lối đi dành riêng cho vua.

Kiến trúc của Hiển Lâm các được chia làm 3 phần rõ rệt chia làm 3 phần mái chính. Tầng 1 có tất cả năm gian, kiến trúc của tầng 1 được xem là sắc sảo với những bản điêu khắc đạt đến trình độ điêu khắc tinh xảo. Tại các cột, kèo của tầng 1, các bản điêu khắc có in hình rồng, hoa, lá có giá trị rất cao về mặt kiến trúc. Ở hàng cột 3 tính từ mặt trước, dựng một dãy đố bản, giữa mỗi gian trổ một cửa vòm. Các hệ thống kèo, liên ba, đố bản ở tầng này đều chạm nổi các mơ típ hình rồng

cách điệu hoá thành dây leo lá cuốn. Trên cửa giữa treo tấm hoành phi lớn đề ba chữ "Hiển Lâm Các" trên nền sơn màu lục, khung chạm chín con rồng vờn mây sơn son thếp vàng.

Chiếc cầu thang nhỏ bằng gỗ được bắc lên tầng 2 được xem là một tác phẩm giá trị nhất của Hiển Lâm Các. Tầng 2 được chia làm 3 gian và tầng 3 chỉ có 1 gian. Trên cùng của tầng 3 có đựng một bình rượu màu vàng.

Kết cấu của kiến trúc Hiển Lâm Các khá vững chãi một phần nhờ vào sức chống đỡ của 24 cột. Độc đáo của Hiển Lâm Các nhất chính là cơng trình này được làm hồn tồn bằng gỗ và có tất cả 12 mái, 4 cột chính chạy suốt chiếu cao của Hiển Lâm Các 13 m Diện tích mặt bằng Hiển Lâm Các là 300 m².

Yếu tố chính tạo nên sự bền vững của tịa nhà trước gió bão là hệ thống 24 chiếc cột gỗ xuyên suốt cả 3 tầng của tòa nhà. Một số nhà nghiên cứu nghệ thuật cho rằng: Hiển Lâm Các là một cơng trình nghệ thuật đẹp nhất, nổi bật nhất trong Hoàng cung.

6. Cửu Đỉnh

Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là chín cái đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa đông năm 1835 và khánh thành vào ngày 1 tháng 3 năm 1837.

Lấy ý tưởng từ Cửu đỉnh của nhà Hạ ở Trung Quốc, vua Minh Mạng ban chỉ dụ cho Nội các vào tháng 10 âm lịch năm 1835, ra lệnh cho Nội các cùng bộ Công đôn đốc công việc đúc Cửu Đỉnh. Tháng 5 âm lịch năm sau, phần thơ của chín đỉnh đúc xong. Nhưng phải mất gần 8 tháng sau, Cửu Đỉnh mới được chính thức hồn thành. Buổi đại lễ diễn ra vào ngày 1 tháng 3 năm 1837 để đặt đỉnh ở sân Thế Miếu dưới sự chủ trì của vua Minh Mạng. Trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương rồi chiến tranh Việt Nam, theo đó là suy thối của thời kỳ bao cấp (1945 - 1981), Cửu Đỉnh vẫn không dời chuyển và cịn ngun vẹn tới ngày nay.

Cửu Đỉnh gồm chín cái đỉnh đồng, mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thuỵ hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn: Cao, Nhân, Chương, Anh, Nghị, Thuần, Tuyên, Dụ, Huyền. Lớn nhất là Cao Đỉnh nặng 4.307 cân (tương ứng với 2601 kg bây giờ), cao 2,5m. Huyền Đỉnh là đỉnh bé nhất cao 2,31m, nặng 3.201 cân (1935 kg). 9 đỉnh này được đúc trong 3 năm từ 1835 – 1837 và phải sử dụng tới 20 tấn đồng thau. Đây chính là những thành tựu xuất sắc về kỹ thuật và nghệ thuật đúc đồng của Việt Nam ở thế kỉ XIX.

Mỗi đỉnh tượng trưng cho một vua và cả hàng đỉnh tượng trưng cho sự bền vững của triều đại. Trên thân mỗi đỉnh, người ta đều chạm khắc 17 bức họa tiết và 1 bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sơng, chim thú, sản vật, vũ khí,...tập hợp thành bức tranh tồn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn. Nhiều người đã coi Cửu đỉnh như một bộ bách khoa thư tóm tắt về đất nước và con người Việt Nam.

Các họa tiết trên các đỉnh

Cửu Đỉnh đặt ở trước Hiển Lâm Các theo một hàng ngang, đối diện với Thế Miếu, phía nam hồng thành Huế. Cao đỉnh được đặt ở trên đường thần đạo chạy từ Miếu Môn qua Hiển Lâm Các đến gian giữa của Thế Miếu - nơi đặt án và khám thờ vua Gia Long. Cao đỉnh kê ở chính giữa trong số Cửu Đỉnh và là đỉnh duy nhất được nhích về phía trước 3 métvới hàm ý tôn vinh vị vua sáng lập triều đại.

Lấy Cao đỉnh làm chuẩn, bên trái lần lượt là Nhân đỉnh, Anh đỉnh, Thuần đỉnh, Dụ đình; bên phải lần lượt là Chương đỉnh, Nghị đỉnh, Tuyên đỉnh, Huyền đỉnh. Nhân đỉnh đối diện với án thờ vua Minh Mạng, Chương đỉnh dối diện với án thờ vua Thiệu Trị, Anh đỉnh đối diện với án thờ vua Tự Đức, Nghị đỉnh đối diện với án thờ vua Kiến Phúc, Thuần đỉnh đối diện với án thờ vua Đồng Khánh, Tuyên đỉnh đối diện với án thờ vua Khải Định, Dụ đỉnh đối diện với án thờ vua Hàm Nghi, Huyền đỉnh đối diện với án thờ vua Duy Tân.

Với chức năng là trọng khí đặt ở trước sân tông miếu của nhà Nguyễn, là báu vật tượng trưng cho đế nghiệp muôn năm vững bền của triều Nguyễn, tên gọi của mỗi đỉnh đang mang hàm ý của Minh Mạng: là thụy hiệu của các vua triều Nguyễn. Chẳng hạn như Cao đỉnh chính là thụy hiệu của vua Gia Long, Nhân đỉnh là thụy hiệu của chính vua Minh Mạng, Chương đỉnh là thụy hiệu của vua Thiệu Trị, Anh đỉnh là thụy hiệu của vua Tự Đức, Nghị đỉnh là thụy hiệu vua Kiến Phúc, Thuần đình là thụy hiệu của vua Đồng Khánh, Tuyên đỉnh là thụy hiệu của

vua Khải Định. Tất nhiên các vua Dục Đức, Hiệp Hịa bị Tơn Thất Thuyết phế truất và giết chết; vua Hàm Nghi lãnh đạo phong trào Cần Vương chống Pháp; hai cha con vua Thành Thái, Duy Tân bị người Pháp phế truất và lưu đày; vua Bảo Đại thối vị...đều khơng được đặt tên miếu hiệu và thụy hiệu. Do đó, tên của Dụ đỉnh và Huyền đỉnh không trở thành thụy hiệu của bất kì vị vua nào triều Nguyễn.

Cửu Đỉnh gắn liền với con số 9, một con số thiêng liêng theo quan niệm phương Đơng, tượng trưng cho Trời, cho sự hồn thiện tuyệt đối, cho quyền uy và sức mạnh của người đứng đầu thiên hạ. Dễ hiểu tại sao số 9 là tư tưởng chủ đạo vua Minh Mạng trong việc đúc Cửu Đỉnh cho triều đại mình: tất cả các loại cảnh vật đều được chọn lọc và sắp xếp theo số 9: 9 vì tinh tú và hiện tượng thiên nhiên trong vũ trụ là Mặt Trời, Mặt Trăng, Gió, Sét, Mây, Mưa, Ngũ tinh, Bắc Đẩu, Nam Đẩu; 9 ngọn núi lớn là Thiên Tơn, Ngự Bình, Thương Sơn, Hồng Lĩnh, Tản Viên, Duệ Sơn, Đại Lãnh, Hải Vân, Đèo Ngang; 9 sông lớn là Bến Nghé, sông Hương, sông Gianh, sông Mã, sông Lơ, Bạch Đằng, Thạch Hãn, sơng Lam, sơng Hồng; chín con sông đào và sông khác là kênh Vĩnh Tế, sông Vĩnh Điện, sông Lợi Nông, sông Vệ, sông Phổ Lợi, sông Thao, sông Cửu An, sơng Ngân Hà. Rồi 9 lồi chim, 9 lồi cây lương thực, chín loại rau củ, 9 lồi hoa, chín loại cây lấy quả, chín loại dược liệu quý, chín loại cây thân gỗ, chín loại vũ khí chiến trận, chín loại thuyền bè, xe cộ, cờ. Tất cả những số 9 ấy hòa quyện với nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên sơng núi đất trời Việt Nam hồnh tráng.

Con số 9 cũng kết thúc một vòng lịch đại đầy đủ, tương ứng với cửu tộc. Khởi đầu từ CAO tức thế hệ khai sáng và kết thúc ở HUYỀN là thế hệ sau cùng, khép kín một chu kỳ để đi vào cõi vĩnh hằng. Từ CAO đến HUYỀN trong hệ thống thế thứ lịch đại, mỗi thế hệ tượng trưng cho một đức tính tốt: CAO, tức người khởi dựng, tượng trưng cho sự vĩ đại, NHÂN là lòng tốt, tượng trưng đức, CHƯƠNG là sự gương mẫu, là ánh sáng, ANH là tài giỏi vinh hạnh, hiển đạt, NGHỊ là ý chí kiên cường, cương nghị, THUẦN là sự hồn thiện, phong phú, TUYÊN là sự hài hịa, tinh thơng, DỤ là nền tảng sự thịnh vượng và HUYỀN ứng với nơi sâu thẳm. Chính vì thế, con số 9 ở đây là số nhiều, đầy đủ nhất đến mức hoàn tất, để rồi sang con số 10 sẽ trở lại từ đầu theo một chu kỳ mới. Qua đó, Minh Mạng thể hiện ước muốn trường tồn của quốc gia Đại Nam và uy quyền của triều Nguyễn mãi vững bền đến nhiều đời con cháu ông sau này. Nhưng chỉ đến đời Bảo Đại - người cháu 6 đời của Minh Mạng, nhà Nguyễn đã chính thức sụp đổ, kéo theo sự cáo chung của nền quân chủ Việt Nam.

Cửu Đỉnh có thể coi là một cuộc triển lãm những tác phẩm mỹ thuật rất tinh tế của những nghệ nhân tài hoa, là biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước Đại Nam và ước mơ triều đại mãi vững bền, hùng mạnh. Tất cả 162 mảng hình trên Cửu Đỉnh là 162 bức chạm độc lập, hoàn chỉnh, là sự kết hợp điêu luyện giữa nghệ thuật đúc và chạm nổi đồ đồng của Việt Nam, giữa văn hoá dân gian và văn hoá bác học, là bách khoa thư về cuộc sống con người Việt Nam hồi nửa đầu thế kỉ 19.

Cửu Đỉnh là di sản văn hóa quý hiếm, có giá trị nhiều mặt của văn hóa Huế nói riêng, Việt Nam nói chung.

7. Thế Miếu

Thế Tổ Miếu (thường gọi là Thế Miếu) là miếu thờ chung các vị vua triều Nguyễn, tọa lạc ở góc tây nam bên trong Hồng thành. Đây là một trong nhiều khu miếu thờ cúng các vua, chúa triều Nguyễn. Trong Hồng Thành có 5 ngơi miếu thờ gồm: Triệu Miếu (thờ Nguyễn Kim, được coi là người mở đầu triều Nguyễn), Thái Miếu (thờ 9 chúa Nguyễn), Hưng Miếu (thờ cha của Gia Long), Thế Miếu (thờ các vua nhà Nguyễn) và điện Phụng Tiên cũng thờ các vua nhà Nguyễn nhưng dành cho các bà ở nội cung đến lễ vì họ khơng được vào Thế Miếu.

Năm 1804, vua Gia Long cho xây dựng miếu Hồng Khảo ở vị trí của Thế Miếu ngày nay để thờ cha mình là Nguyễn Phúc Luân. Sau khi Gia Long mất, Minh Mạng lên nối ngôi, năm 1821 ông đã cho dời miếu Hồng Khảo lui về phía sau vài chục mét, đổi thành Hưng Miếu, xây Thế Miếu lên vị trí ấy vào năm 1821 - 1822 để thờ vua Gia Long và các vua kế vị.

Chính diện miếu

Thế Miếu được xây dựng trên mặt bằng 1.500m2, chiếm đến 1/18 diện tích tồn bộ các khu vực bên trong Hoàng thành và Tử Cấm thành, cũng là tòa nhà kép theo kiểu “trùng thiềm trùng lương” như Điện Thái Hòa, dài 55m, rộng 28m. Tiền doanh (nhà trước) có 11 gian và chính doanh (nhà sau) có 9 gian. Hai doanh nối với nhau bằng trần vỏ cua. Mỗi gian trong nội thất của Thế Miếu bày một sập chân quỳ sơn son thiếp vàng, khan thờ, bài vị và một số đồ tế khí quý giá. Tại đây vào ngày mất của các vua triều Nguyễn đời trước, triều đình tổ chức lễ tế rất lớn do đích thân nhà vua đứng ra chủ trì.

Nơi cúng bái

Sảnh

Nền Thế Miếu cao, ngày xưa lát gạch men Bát Tràng màu vàng và lục. Qua các lần tu sửa trước năm 1975, nền tiền doanh được lát lại bằng gạch hoa tráng men vàng, nền chính doanh tráng xi măng. Các cột kèo, đòn tay, liên ba, đố bản, khám thờ, án thờ đều sơn thếp vàng.

Toàn cảnh miếu

Trước mỗi khám thờ đều treo một bức sáo để che... Bộ mái trước kia lợp ngói men vàng (hồng lưu ly) nay đã thay bằng ngói thường. Trên nóc nhà trước chắp bầu rượu bằng pháp lam ngũ sắc, các bờ nóc, bờ quyết đều đắp hình rồng nhưng đơn giản.

Kiến trúc bên trong

Bên trong miếu, ngoài án thờ vua Gia Long và 2 hoàng hậu đặt ở gian giữa, các án thờ của các vị vua còn lại đều theo nguyên tắc "tả chiêu, hữu mục" để sắp đặt. Tuy nhiên, theo gia pháp của họ Nguyễn, các vị vua bị coi là "xuất đế" và "phế đế" đều không được thờ trong tịa miếu này, do đó, trước năm 1958, bên trong Thế Tổ Miếu chỉ có 7 án thờ của các vị vua dưới đây:

1. Án thờ Thế Tổ Cao hoàng đế (vua Gia Long) và 2 Hoàng hậu Thừa Thiên, Thuận Thiên ở gian chính giữa.

2. Án thờ Thánh Tổ Nhân hoàng đế (vua Minh Mạng) và Hoàng hậu Tá Thiên ở gian tả nhất (gian thứ nhất bên trái, tính từ gian giữa).

3. Án thờ Hiến Tổ Chương hoàng đế (vua Thiệu Trị) và Hoàng hậu Nghi Thiên ở gian hữu nhất (gian thứ nhất bên phải, tính từ gian giữa).

4. Án thờ Dực Tơng Anh hồng đế (vua Tự Đức) và Hồng hậu Lệ Thiên ở gian tả nhị (gian thứ hai bên trái).

5. Án thờ Giản Tơng Nghị hồng đế (vua Kiến Phúc) ở gian hữu nhị (gian thứ hai bên phải).

6. Án thờ Cảnh Tơng Thuần hồng đế (vua Đồng Khánh) và Hoàng hậu Phụ Thiên ở gian tả tam (gian thứ ba bên trái).

7. Án thờ Hoằng Tơng Tun hồng đế (vua Khải Định) và Đoan Huy Hoàng thái hậu ở gian hữu tam (gian thứ ba bên phải).

Đến tháng 10 năm 1958, án thờ 3 vị vua chống Pháp vốn bị liệt vào hàng "xuất đế" không được thờ trong Thế Tổ Miếu là Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân đã được Hội đồng Nguyễn Phúc tộc rước vào thờ ở Thế Tổ Miếu. Hiện nay án thờ vua Hàm Nghi được đặt ở gian tả tứ (gian thứ tư bên trái). Án thờ vua Thành Thái đặt ở gian tả ngũ (gian thứ năm bên trái), còn án thờ vua Duy Tân đặt ở gian hữu tứ (gian thứ tư bên phải). Còn các án thờ Cung Tơng Huệ hồng đế (vua Dục Đức), Hiệp Hòa và Bảo Đại đến nay vẫn chưa có mặt trong Thế Tổ Miếu.

Phía sau miếu

Bên ngồi Thế Tổ Miếu, trước mặt là một chiếc sân rộng lát gạch Bát Tràng. Trên sân đặt 1 hàng 14 chiếc đôn đá, bên trên đặt các chậu sứ trồng hoa. Hai bên sân lại có một đơi kỳ lân bằng đồng đứng trong thiết đình. Cuối sân là chín chiếc đỉnh đồng to lớn (Cửu Đỉnh) đặt thẳng hàng với 9 gian thờ trong miếu. Tiếp theo là gác Hiển Lâm, 3 tầng cao vút, hai bên có lầu chng, lầu trống nối liền với gác bằng một bờ tường gạch. Bên dưới lầu chuông, lầu trống trổ 2 cửa, Tuấn Liệt (bên trái) và Sùng Cơng (bên phải). Bên ngồi bờ tường này là Tả Vu và Hữu Vu, thờ các công thần, thân huân thời Nguyễn.

Thổ Cơng Từ và Canh Y điện đều là những tịa nhà hình vng nằm đối xứng với nhau theo chiều đơng-tây của Thế Tổ Miếu (điện Canh Y nằm ở phía đơng đã bị hủy hoại từ lâu), ở sát thần phía tây của miếu cịn có một cây thơng cổ thụ, có hình dáng uốn lượn rất đẹp, tường truyền được trồng từ khi dựng Thế Tổ Miếu.

Trong 5 ngơi miếu thờ đặt bên trong Hồng thành: Triệu Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Hưng Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu và miếu Phụng Tiên, Thế Tổ Miếu là khu miếu thờ bề thế và được qui hoạch đẹp nhất. Đây cũng là khu vực thờ tự còn nguyên vẹn nhất của triều Nguyễn.

Xung quanh sân và hai bên đều xây bồn gạch để trồng các loại hoa

8. Hưng Miếu

Hưng Miếu hay Hưng Tổ Miếu (Hưng nghĩa là khởi nghiệp, nghĩa khác là thịnh vượng) là ngôi miếu thờ Thế tử Nguyễn Phúc Luân (hay Nguyễn Phúc Cơn) và bà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ điểm du lịch với hệ thống các tuyến, điểm du lịch phục vụ hoạt động tham quan của du khách. Xác định các đối tượng chính tại điểm tham quan khu đại nội Huế. (Trang 32 - 47)