Trong quần thể di tích cố đơ Huế, Cung Trường Sanh hay Cung Trường Sinh còn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ điểm du lịch với hệ thống các tuyến, điểm du lịch phục vụ hoạt động tham quan của du khách. Xác định các đối tượng chính tại điểm tham quan khu đại nội Huế. (Trang 56 - 57)

có tên gọi khác là Cung Trường Ninh, được xây dựng phía Tây Bắc Hồng thành Huế với vai trị ban đầu là hoa viên, nơi các vua triều Nguyễn mời mẹ mình đến thăm thú ngoạn cảnh. Về sau cung được chuyển thành nơi ăn ở sinh hoạt của một số bà Hoàng thái hậu và Thái hoàng thái hậu.

Cung được khởi công xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 1 (1821), với tên ban đầu là cung Trường Ninh. Kiến trúc ban đầu xếp theo hình chữ tam, gồm một điện chính ở giữa, một điện phía trước, một lầu phía sau và một số cơng trình phụ ở xung quanh. Năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), cung Trường Ninh được tu sửa, kiến trúc Cung được nâng cấp về quy mô. Trục kiến trúc chính xếp theo hình chữ Vương, trong đó điện Thọ Khang được đặt chính giữa, tịa Ngũ Đại Đồng Đường đặt phía trước, lầu Vạn Phúc đứng sau cùng. Ba tịa nhà này có nền nối liền nhau bằng hệ thống hành lang thơng suốt.

Quanh trục kiến trúc này có nhiều cơng trình khác. Phía trước nhà Ngũ Đại Đồng Đường có Phường Mơn. Phía sau lầu Vạn Phúc có xếp mấy ngọn giả sơn như núi Bảo Sơn, núi Kình Ngư, núi Hổ Tơn... Vịng quanh cung có lạch nước Đào Nguyên nối qua hồ Nội Kim Thủy ở phía bắc. Trên lạch có bắc những cây cầu sơn đỏ để đi qua.

Cung Trường Ninh ban đầu có vai trị như một hoa viên và là nơi các vua Nguyễn thường mời mẹ mình đến thăm thú “thưởng tiết ưu du”. Về cuối triều Nguyễn, cung lại trở thành nơi ăn ở sinh hoạt của một số bà hoàng thái hậu, thái

hoàng thái hậu như bà Lệ Thiên (vợ vua Tự Đức), bà Từ Minh (vợ vua Dục Đức), bà Tiên Cung (vợ vua Đồng Khánh)...

Năm 1923, vua Khải Định cho tu bổ Cung đổi tên thành Trường Sanh và dựng thêm hai tịa nhà để xe ở phía trước, gần cổng vào cung.

Đến nay, trải qua thời gian và các biến động lịch sử, kiến trúc cung Trường Sanh đã có nhiều thay đổi và phần nhiều đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, vào thời hoàng kim cung Trường Sanh đã từng được vua Thiệu Trị xếp vào hàng thứ bảy của thắng cảnh đất Thần Kinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ điểm du lịch với hệ thống các tuyến, điểm du lịch phục vụ hoạt động tham quan của du khách. Xác định các đối tượng chính tại điểm tham quan khu đại nội Huế. (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w