Bộ cửu vị thần công (9 khẩu đại bác)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ điểm du lịch với hệ thống các tuyến, điểm du lịch phục vụ hoạt động tham quan của du khách. Xác định các đối tượng chính tại điểm tham quan khu đại nội Huế. (Trang 58 - 59)

Cửu vị thần công là tên gọi chung 9 khẩu đại pháo được đúc dưới triều đại vua Gia Long. Các khẩu thần công này được đánh số từ 1 đến 9. Cửu vị thần công được đặt tên theo “tứ thời” và “ngũ hành tương sinh” Trong đó, 4 khẩu từ 1 đến 4 được đặt tên theo tứ thời là: Xuân (khẩu số 1), Hạ (khẩu số 2), Thu (khẩu số 3), Đông (khẩu số 4); 5 khẩu từ 5 đến 9 được đặt tên theo ngũ hành tương sinh, khởi đầu là Mộc (khẩu số 5), Hỏa (khẩu số 6), Thổ (khẩu số 7), Kim (khẩu số 8), Thủy (khẩu số 9). Tên của mỗi khẩu thần cơng được khắc ở đi súng. Ngồi ra, trên phần đai cuối thân mỗi khẩu súng cịn có khắc tước hiệu của từng khẩu súng. Về hình dáng và trang trí: Các khẩu súng đều có cùng hình dáng và kiểu thức trang trí. Miệng súng hơi loe, thân thn dài, phình dần về phía đi. Giữa thân súng có hai quai đúc nổi, cách điệu hình đầu thú. Trên thân súng có 6 gờ nổi, trong đó có hai gờ ở hai đầu quai được đúc rộng bản như hai vòng đai bao quanh thân súng. Hai bên mỗi đường gờ đều trang trí các dải hoa văn dây lá được chạm nổi với những đường nét mềm mại, sinh động và rất tinh xảo. Một nét đặc biệt khác

trong kiểu thức trang trí trên cửu vị thần cơng là một hình vương miện được đắp nổi với những đường cong mềm mại năm Gia Long thứ 15, các khẩu súng này đều được nhà vua phong tặng tước Thần uy vô địch thượng tướng quân, lần lượt từ khẩu đệ nhất cho đến khẩu đệ cửu.

Tất cả 9 khẩu thần công đều được đặt trên giá súng (bệ súng) làm bằng gỗ, có gắn bánh xe niềng sắt.

Giá trị tiêu biểu: Cửu vị thần công được đúc dưới triều vua Gia Long. Những khẩu súng này không sử dụng mà được nhân cách hóa thành các vị tướng thần, tượng trưng cho uy quyền và sức mạnh của vương triều và là những hiện vật mang tính biểu tượng cao của triều Nguyễn. Về kỹ thuật chế tác, đây là bộ 9 khẩu thần công đồ sộ nhất và đẹp nhất dưới thời Nguyễn, một tuyệt tác của nghệ thuật đúc súng, nghệ thuật trang trí chạm khắc trên đồng, được các thời vua Nguyễn xếp vào loại bảo vật.

Tài liệu tham khảo:

[1] Non nước Việt Nam – Tổng cục Du lịch (Hà Nội – 2003) [2]http://hueworldheritage.org.vn/TTBTDTCDH.aspx? TieuDeID=35&TinTucID=26&l=vn [3] https://sites.google.com/site/cungduongdisanmientrung/dhia-diem-du-lich- hue/lau-ngu-phung [4] dulichhue.com.vn [5]www.wikipedia.org

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ điểm du lịch với hệ thống các tuyến, điểm du lịch phục vụ hoạt động tham quan của du khách. Xác định các đối tượng chính tại điểm tham quan khu đại nội Huế. (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w