Những hạn chế của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại công ty TNHH vật tƣ khoa học nam việt (1) (Trang 37 - 39)

2 .Tổng quan các cơng trình nghiên cứu

Bảng 2.1 : Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu

2.3.2. Những hạn chế của công ty

Công ty chưa thực sự khai thác hết các nguồn tuyển, các hội chợ việc làm, hội chợ thương mại, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp… là nơi cung cấp nguồn tuyển khá dồi dào và chất lượng, tuy nhiên Công ty lại chưa quan tâm đến nguồn tuyển này. Nếu sử dụng được nguồn tuyển này, Công ty sẽ có NNL đầu vào vững chắc về chun mơn phục vụ cho mục tiêu phát triển lâu dài, tiết kiệm những chi phí sau tuyển dụng dành cho đào tạo, đào tạo lại.

Các nội dung kiến thức khi kiểm tra, sát hạch trong khâu tuyển dụng cịn sơ sài, khơng được cập nhật, đổi mới liên tục nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng tuyển dụng, kết quả tuyển dụng đôi khi chưa chưa phản ánh hoàn toàn năng lực và hạn chế của ứng viên. Do đó, cần phải định kì xem xét, kịp thời cập nhật, sửa đổi, bổ sung nội dung kiểm tra sát hạch cho phù hợp với tình hình thực tế.

Mặc dù việc đào tạo các kỹ năng cần thiết trong công việc cho người lao động đã được quan tâm nhưng công tác đào tạo các kỹ năng này được thực hiện cịn chưa bài bản, chưa có kế hoạch cụ thể và lâu dài. Trong khi đó, các kỹ năng như: tiếng Anh, tin học văn phòng, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo,… là những kỹ năng cần thiết hiện nay mà lao động nào cũng cần phải có. Mặc dù quy trình và nội dung đào tạo được quan tâm nhưng kết quả đào tạo lại chưa được quan tâm và đánh giá đúng mức. Công tác đánh giá kết quả đào tạo chưa được thực hiện, kết thúc khóa đào tạo chỉ có nhận xét đánh giá chung chung, chưa có sự đánh giá cụ thể từng cá nhân và chưa có kiểm tra những kiến thức, kĩ năng mà người lao động tích lũy sau khi được đào tạo.

Cách trả lương như hiện tại chủ yếu dựa vào quy định đã có sẵn, khơng có sự sáng tạo, đổi mới. Bên cạnh đó, cách chi trả lương và mức tiền lương của Cơng ty khơng có gì khác biệt, nổi trội so với các cơng ty khác cùng ngành nên tiền lương chưa thực sự trở thành động lực thúc đẩy người lao động làm việc, chưa trở thành nhân tố góp phần nâng cao chất lượng NNL trong Cơng ty. Các chính sách thưởng cũng chưa thực sự trở thành động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng NNL do mức khuyến khích chưa cao. Giá trị phần thưởng mang tính khích lệ tinh thần là chính, giá trị vật chất thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của người lao động do đó “thưởng” chưa tạo được những kích thích, tác động mạnh mẽ đến người lao động. Việc sử dụng các chính sách lương, thưởng nhằm nâng cao chất lượng NNL chưa thực sự đạt được

Những yếu tố văn hóa doanh nghiệp trong Cơng ty chủ yếu mang tính tự phát, thói quen, thơng lệ mà chưa có một sự định hướng rõ ràng, cụ thể. Do đó, hiệu quả mà văn hóa doanh nghiệp mang lại đối với cơng tác tạo động lực lao động là chưa cao. Việc kiểm tra, giám sát thực hiện nội quy, quy chế Cơng ty chưa có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm, người lao động trong cùng một phịng, đơn vị, tổ, nhóm đánh giá lẫn nhau. Mọi người còn tâm lý e ngại nên chủ yếu chỉ nêu những mặt tích cực của nhau, tránh khơng nói đến hạn chế, nhược điểm, sợ mất lịng nhau nên tính khách quan trong đánh giá chưa thực sự được đảm bảo.

CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại công ty TNHH vật tƣ khoa học nam việt (1) (Trang 37 - 39)