CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.3. Phân tích thực trạng mở rộng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của
3.3.1. Đặc điểm thị trường thời trang cao và trung cấp Việt Nam
Từ những năm giữa thập niên 1990, nhờ sự phát triển về kinh tế của giai đoạn đổi mới, ở Việt Nam xuất hiện một tầng lớp giàu có mới. Nhóm người này, với khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng đồ cao cấp, khẳng định bản thân, đã tìm tới những mặt hàng có nhãn hiệu nởi tiếng, đó là những sản phẩm được xách tay từ nước ngoài về. Các mặt hàng này có giá cả cao so với mức sống của người dân Việt Nam khi đó.
Sang đến đầu thập niên 2000, thời trang cao cấp đã xuất hiện tại Việt Nam, đó là một số nhãn hiệu phở biến như Levi's, Esprit... tới những nhãn hiệu xa xỉ hơn như Cartier, Louis Vuitton, Burberry...Tuy nhiên, lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường chưa cao, những nhãn hiệu này vẫn chỉ bó hẹp trưng bày và phân phơi trong khu mua sắm của một số khách sạn sang trọng như Sofitel Metropole và lượng khách hàng cũng chỉ là các doanh nhân có mức thu nhập khá.
Trong giai đoạn hiện nay với sự mở cửa của nền kinh tế, để khai thác thị trường tiềm năng Việt Nam, rất nhiều hãng thời trang cao cấp đã đổ bộ vào thị trường Việt Nam, trên thị trường xuất hiện khá nhiều các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu mặt hàng này hoặc trở thành các đại lý chính thức phân phối sản phẩm tại HN và TP.HCM. Theo thống kế, hiện tại đã có gần 200 thương hiệu thời trang ngoại có mặt tại Việt Nam cùng với các thương hiệu thời trang khác từ các nước Đông Nam Á khác, chiếm hơn 85% thị trường (con số này thực tế còn hơn). Trong đó tiêu thụ mạnh nhất là các thương hiệu tầm trung (với các thương hiệu châu Á như Giordano, Bossini…) và cao cấp (các thương hiệu thế giới như CK, Gucci, Burberry…) Ông Philippe Léopold-Metzger, Chủ tịch tập đoàn Piaget đã nhận định rằng: “Việt Nam là thị trường hàng cao cấp, hàng hiệu tiềm năng của thế giới” Thực tế đã cho thấy, với khả năng kinh tế ngày càng cao, nhiều khách hàng Việt sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn (từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng) để sở hữu những món đồ hàng hiệu này (quần áo, giầy dép, túi xách…).
Về sản phẩm thời trang cao cấp: Ông Ralf Matthaes, Giám đốc Điều hành khu vực Công ty Nghiên cứu Thị trường Taylor Nelson tiết lộ khảo sát do Công ty nghiên cứu dựa trên 29.000 người tại 58 quốc gia tồn thế giới thì có tới 56% số người Việt Nam được hỏi cho biết sẽ sẵn sàng chi bộn tiền cho hàng thời trang cao cấp, hàng hiệu. Theo như kết quả này thì người Việt mê hàng thời trang cao cấp xếp thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc đứng đầu với 74% và Ấn Độ đứng thứ hai với 59% (*)
Về sản phẩm thời trang trung cấp: Cũng dựa trên khảo sát của Công ty Nghiên cứu Thị trường Taylor Nelson, có khoảng 1,5 triệu người ở Việt Nam có đủ sức tiêu thụ các món hàng thời trang trung cấp. Kết quả còn cho thấy chi tiết
hơn: 52% đàn ông tiêu dùng hàng thời trang trung cấp, trong đó, ở HN chiếm 36%, TP.HCM chiếm 10%, còn lại là các nơi khác. Độ tuổi chi tiêu cho mặt hàng này là 35 - 54 tuổi (40%) và đa phần là người có thu nhập từ 8,5 triệu đồng mỗi tháng trở lên.