CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá hoạt động mở rộng kinh doanh nhập khẩu của Công ty cổ
cổ phần thời trang LUALA
3.4.1. Những thành công đã đạt được
Một là, sản phẩm nhập khẩu của công ty ngày càng trở nên đa dạng hơn, khơng chỉ bó buộc trong mặt hàng thời trang cao cấp như trước đây. Dòng sản phẩm trung cấp được tung ra thị trường gần đây giúp cơ cấu sản phẩm của công ty trở nên phong phú hơn, tăng sự lựa chọn sản phẩm cho khách hàng. Bên cạnh đó, cơng ty ln cố gắng giữ được nguồn cung cấp ởn định, uy tín, mang đến những sản phẩm tốt nhất, đảm bảo vận chuyển đúng hẹn, do đó ngày càng tạo được lòng tin của khách hàng.
Hai là, với dòng sản phẩm thời trung trung cấp, công ty đã mở rộng phân khúc thị trường cũng như phân đoạn khách hàng. Khách hàng công ty hướng
đến khơng chỉ là nhóm khách hàng có thu nhập cao, mà với dòng sản phẩm mới này, cơng ty phát triển thêm nhóm khách hàng có thu nhập khá trên thị trường.
Ba là, công ty đã rất thành công với việc đẩy mạnh hoạt động truyền thông. Thành công lớn của LUALA Concert cùng với các hoạt động truyền thông khác đã giúp cơng ty có thêm thiện cảm từ phía cơng chúng và gia tăng sự ủng hộ của khách hàng cũng như lợi nhuận cho cơng ty..
3.4.2. Những hạn chế cịn tồn tại
Bên cạnh những thành công mà cơng ty đã đạt được thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Thông qua phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của cơng ty ở trên, có thể thấy một số những hạn chế còn tồn tại như sau:
Một là, việc mở rộng hoạt động kinh doanh bằng dòng sản phẩm thời trang trung cấp công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả. Dòng sản phẩm trung cấp của công ty vẫn chưa được nhiều khách hàng biết đến. Giá sản phẩm của công ty vẫn khá cao so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, cơng tác phát triển thị trường, hoạt động truyền thông mới chỉ tập trung chủ yếu vào dòng sản phẩm cao cấp. Cùng với đó là các khó khăn khi phải cạnh tranh với các đối thủ kinh doanh có nhiều kinh nghiệm lâu năm trong việc phân phối dòng sản phẩm này trên thị trường. Đây là một khó khăn lớn, đòi hỏi cơng ty có có giải pháp tìm chỗ đứng cho sản phẩm này trên thị trường.
Hai là, tổ chức mạng lưới phân phối của công ty chưa thực sự hiệu quả. Mặc dù cơng ty có tiềm lực tài chính khá lớn nhưng cơng ty vẫn chưa đầu tư đúng mức cho kênh phân phối của mình. Với số lượng 2 cửa hàng phân phối ở Hà Nội và TP.HCM còn hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh. Cùng với đó là việc ở mỗi cửa hàng phân phối giới thiệu và bày bán quá nhiều loại sản phẩm đến từ nhiều thương hiệu khác nhau, đặc biệt là việc bày bán dòng sản phẩm thời trang cao và trung cấp lẫn nhau cùng một cửa hàng phân phối đã gây ra bất tiện cho khách hàng. Một lượng khách hàng đang có xu hướng chuyển sang lựa chọn tiêu dùng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, bởi ở mỗi cửa hàng phân phối của đối thủ cạnh tranh chỉ tập trung trưng bày và bày bán một thương hiệu nhất định, nhiều nhất
là 2 thương hiệu, thỏa mãn được mong muốn trải nghiệm sự đẳng cấp cho khách hàng.
Ba là, công tác điều tra, nghiên cứu thị trường mới tiến hành trên quy mô nhỏ, chưa được thực hiện một cách khoa học. Hiện nay cơng ty chưa có phòng ban riêng biệt để thực hiện hoạt động này. Bởi vậy khả năng nắm bắt thị trường còn yếu kém nên còn gặp khá nhiều khó khăn trong việc khảo sát mức độ thỏa mãn của khách hàng, khảo sát quy mô, tiềm lực của đối thủ cạnh tranh, tìm kiếm tập khách hàng mới và mở rộng thị trường.
Bốn là, chi phí hoạt động nhập khẩu còn cao khiến lợi nhuận thu về còn thấp. Với chủ trương bảo vệ thị trường nội địa, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu của nhà nước đã tạo ra khơng ít khó khăn đối với mặt hàng thời trang cao và trung cấp của công ty. Kinh doanh thời trang cao cấp tại Việt Nam vẫn là một lĩnh vực còn gặp nhiều thách thức, như thủ tục hải quan ngặt nghèo, chính sách thuế nhập khẩu cao... Trong khi thuế nhập khẩu cho mặt hàng thời trang cao cấp ở Việt Nam là khá cao, từ 15-30%, cùng với việc phải đóng thuế 10% VAT, thì ở các nước trong khu vực như: Singapore, Hồng Kông, mức thuế nhập khẩu là 0%. Điều này vơ hình chung làm cho hàng mặt hàng thời trang cao cấp trong nước khó cạnh tranh và mất đi một lượng khách hàng khá lớn trong nước đở tiền ra nước ngồi mua sản phẩm. Để cạnh tranh với giá sản phẩm của các nước trong khu vực cũng như của đối thủ cạnh tranh trong nước và cũng để giữ khách hàng nên công ty không cộng thuế vào sản phẩm, điều này khiến lợi nhuận của công ty thu về còn thấp.
Năm là, việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam còn yếu nên việc xâm phạm sở hữu trí tuệ, vấn nạn hàng giả, hàng nhái tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty.
CHƯƠNG 4 : ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP
MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU MẶT HÀNG THỜI TRANG CAO VÀ TRUNG CẤP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỜI TRANG
LUALA