Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty so với đối thủ trên thị

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh nhập khẩu sản phẩm thời trang cao và trung cấp của công ty cổ phần thời trang LUALA001 (Trang 41 - 43)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích thực trạng mở rộng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của

3.3.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty so với đối thủ trên thị

thị trường

Việt Nam đã chính thức được cơng bố trở thành thành viên của Hiệp hội Thời trang cao cấp châu Á, cũng khiến hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng thời trang cao cấp trở nên sôi động, sự cạnh tranh đến từ nhiều thương hiệu ngoại bắt đầu xuất hiện. Công ty phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của LUALA hiện tại là các công ty kinh doanh cùng ngành hàng thời trang cao và trung cấp tại HN và TP.HCM. Đó là các tập công ty và tập đồn lớn như: Tập đồn Liên Thái Bình Dương (IPP), Openasia Group, Mai Son, Bốn Mùa Fashion...

- Xét về quy mô và chiến lược: So với đối thủ, LUALA có quy mơ q nhỏ, mức độ bao phủ thị trường là chưa cao. Thêm vào đó, thay vì đầu tư các cửa hàng phân phối đơn thương hiệu (monobrand) như Bốn Mùa Fashion hay phát triển các cửa hàng đơn thương hiệu tại các trung tâm thương mại như IPP,

Openasia Group thì cơng ty lại lựa chọn đầu tư các cửa hàng đa thương hiệu Luala Milano Boutique.

- Xét về sản phẩm: Đối với dòng sản phẩm cao cấp, khó có thể dùng chất lượng sản phẩm để đánh giá năng lực cạnh tranh của mỗi công ty. Bởi sản phẩm đều được nhập khẩu từ các thương hiệu lớn, có tên t̉i trên thế giới, chất lượng và mẫu mã tạo nên giá trị của thương hiệu. Chính vì vậy sản phẩm cao cấp nhập khẩu của LUALA cũng như các đối thủ cạnh tranh đều là các sản phẩm có chất lượng cao, đem lại các giá trị sang trọng, đẳng cấp cho khách hàng. Ngoài việc kinh doanh những dòng sản phẩm cao cấp có giá thành rất cao hướng đến tập khách hàng thượng lưu, một số đối thủ còn kết hợp kinh doanh các sản phẩm có thương hiệu tốt nhưng giá cả phải chăng hướng đến tập khách hàng có thu nhập trung bình-khá, cùng với đó là khai thác phân khúc khách du lịch nước ngoài. Điều này đem lại hiệu quả kinh doanh cao và lợi nhuận khá lớn về cho các công ty đối thủ. Đối với LUALA đang gặp phải một số khó khăn nhất định. Đối thủ có lợi thế cạnh tranh về sản phẩm thời trang trung cấp hơn so với LUALA. Bởi trước đây công ty tập trung kinh doanh nhập khẩu mảng sản phẩm thời trang cao cấp, khách hàng chỉ biết đến LUALA với các sản phẩm thời trang cao cấp. Dòng sản phẩm thời trang trung cấp của công ty mới ra mắt thị trường, nhưng công tác dự báo nghiên cứu thị trường và xúc tiến bán sản phẩm chưa thực sự hiệu quả nên dòng sản phẩm này chưa được nhiều khách hàng biết đến. Còn với đối thủ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc kinh doanh sản phẩm trung cấp nên đã có một lượng khách hàng nhất định, cũng như thương hiệu của họ phổ biến hơn trên thị trường. Bất lợi tiếp theo của LUALA đó là vấn đề về giá sản phẩm. Với dòng sản phẩm thời trang cao cấp, giá sản phẩm không phải yếu tố quan trọng được xét đến để đo lường mức độ cạnh tranh giữa LUALA và các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Nhưng đối với dòng sản phẩm trung cấp thì ngược lại, giá sản phẩm được xem là yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Cùng mặt hàng thời trang trung cấp nhưng đối thủ lại có giá thành lại thấp hơn.

- Xét về kênh phân phối sản phẩm: LUALA chỉ có 2 cửa hàng phân phối sản phẩm ở HN và TP.HCM. Trong khi đối thủ cạnh tranh là IPP có các cửa hàng phân phối ở các trung tâm thương mại lớn như: Vincom, Eden, Tràng Tiền Plaza,

chiếm gần 70% thị trường hàng hiệu cao cấp tại Việt Nam. Đối thủ cạnh tranh khác là Openasia Group cũng có gần 10 cửa hàng phân phối ở cả HN và TP.HCM. Không chỉ gặp phải bất lợi về số lượng cũng như quy mô của cửa hàng phân phối, cơng ty còn gặp bất lợi lớn hơn, đó là ở mỗi cửa hàng phân phối của đối thủ cạnh tranh chỉ tập trung trưng bày và bày bán một thương hiệu nhất định, nhiều nhất là 2 thương hiệu. Trong khi đó, LUALA lại theo chiến lược phân phối đa thương hiệu, trong cùng 1 cửa hàng bày bán đến hơn 30 thương hiệu khác nhau. Thông thường khách hàng muốn vào nhiều cửa hàng với nhiều thương hiệu khác nhau hơn là vào cùng một cửa hàng có quá nhiều thương hiệu. Điều này đang là bất lợi đối với LUALA, công ty đã mất đi một lượng khá lớn các khách hàng tiềm năng vào tay đối thủ.

Qua phân tích này có thể thấy, LUALA đang gặp phải khá nhiều bất lợi về quy mô, sản phẩm, kênh phân phối..so với đối thủ. Tuy nhiên lợi thế cạnh tranh của công ty lại nằm ở yếu tố về thương hiệu, dịch vụ... Công ty thực hiện hoạt động truyền thông với tần suất khá lớn, qua rất nhiều các phương thức: họp báo, thơng cáo báo chí, hợp tác với nhân vật nởi tiếng, tài trợ từ thiện... Hoạt động truyền thông thương hiệu của công ty hiệu qủa hơn, dịch vụ của doanh nghiệp cũng được đánh giá tốt hơn so với đối thủ.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh nhập khẩu sản phẩm thời trang cao và trung cấp của công ty cổ phần thời trang LUALA001 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)