Các nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng và phát triển thương hiệu ở các

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp xây dựng và phát triển thƣơng hiệu hasa của công ty TNHH tân hà sáng (Trang 25 - 28)

4. Kết cấu luận văn

1.2. Nội dung xây dựng và phát triển thương hiệu ở các doanh nghiệp

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng và phát triển thương hiệu ở các

các doanh nghiệp

1.2.3.1. Yếu tố khách quan

 Môi trường kinh tế. Tất cả các hệ thống thị trường đều bị tác động bởi các điều kiện kinh tế phổ biến, bởi những điều kiện này xác định nhu cầu khách hàng sẽ tăng hay giảm. Trong một nền kinh tế phát triền, doanh nghiệp và khách hàng sẽ chấp nhận đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ, triển khai đa dạng các phương tiện truyền thơng khác nhau. Tình trạng kinh tế sẽ ảnh hưởng tới thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp trên các khía cạnh: thu hút đầu tư, phân bổ ngân sách và đối tượng khách hàng của doanh nghiệp.

Sự tác động từ những biến động từ những biến động kinh tế trong nước cũng như trên thế giới sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định về ngân sách đầu tư cho hoạt động phát triển thương hiệu và việc lựa chọn các phương pháp phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.

Yếu tố kinh tế cũng tác động tới thu nhập của khách hàng. Khách hàng sẽ tiếp nhận các thông điệp của truyền thồng, có cách mua sắm và chi tiêu với mức khác nhau trong từng bối cảnh của nền kinh tế. Hoạt động phát triển thương hiệu của doanh nghiệp do đó sẽ phải có kế hoạch xây dựng, triển khai một cách thích hợp với từng tình huống của đối tượng tiếp nhận thông tin về sản phẩm.

 Đối thủ cạnh tranh: bao gồm đối thủ cạnh tranh trong ngành và đối thủ quan tâm tới doanh nghiệp

Thứ nhất: đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng lớn tới thương hiệu của doanh nghiệp. Giả sử trong một ngành sản xuất doanh nghiệp đang chiếm thị phần lớn, có thương hiệu mạnh nhưng trong ngành sản xuất đó đang có một đối thủ có nguy cơ sẽ chiếm dần thị phần của doanh nghiệp, đang tăng cường xây dựng và củng cố thương hiệu qua đó sẽ ảnh hưởng tới thương hiệu của doanh nghiệp hoặc là đối thủ cạnh tranh có những hành động khơng tốt làm ảnh hưởng tới thương hiệu của doanh nghiệp.

Thứ hai: khi doanh nghiệp đang sản xuất sản phẩm mới trên thị trường chưa có đối thủ cạnh tranh trong ngành, nhưng có những đối thủ trong ngành khác đang quan tâm tới loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất. Hiện tại khi chưa có đối thủ cạnh tranh trong ngành thì doanh nghiệp cố gắng phát huy lợi thế nhưng nếu doanh nghiệp khơng chú ý tới thì rất có thể đối thủ cạnh tranh trong ngành khác chuyển sang sản xuất loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất vì vậy thương hiệu của doanh nghiệp có thể bị giảm sút.

 Nền văn hóa khu vực tiêu thụ sản phẩm. Phong tục tập quán có ảnh hưởng tới thương hiệu bởi có những khi logo của sản phẩm hay giai điệu của đoạn quảng cáo khơng phù hợp với truyền thống của địa phương thì cũng có thể gây phản cảm tới khách hàng

 Hệ thống pháp luật. Mỗi quốc gia đều có những điều luật riêng mà hệ thống pháp luật lại có ảnh hưởng tới việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Khi hệ thống pháp luật có đưa ra điều luật cấm hoặc hạn chế việc sản xuất và kinh doanh một mặt hàng nào đó thì thương hiệu của doanh nghiệp sẽ khơng được phát triển mạnh.

1.2.3.2. Yếu tố bên trong

 Chất lượng. Chất lượng sản phẩm tốt và ổn định là một yếu tố đương nhiên cho sự tồn tại của sản phẩm và thương hiệu đó trên thị trường. Sản phẩm của doanh

nghiệp khơng có những thuộc tính nổi bật, có sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh thì sẽ khơng thu hút được khách hàng. Và ngược lại.

 Tên, logo thương hiệu. Đây là những dấu hiệu nhận biết và phân biệt sản phẩm giữa các đối thủ cạnh tranh. Tên, logo của một thương hiệu cịn thể hiện tính cách của thương hiệu đó. Đây là một trong những cách hiện hữu để tạo tính cách cho hình tượng đại diện cho thương hiệu.

 Khả năng chăm sóc khách hàng. Ở một bước cao hơn sự đối ngoại, quan hệ giữa khách hàng và người bán hàng phải thân thiết như những người bạn. Qua hình thức đối ngoại để trở thành cuộc trị chuyện tràn đầy tin cậy và có tính thuyết phục. Muốn có được một Thương hiệu tốt, được nhiều người biết đến và tin dùng thì trước tiên phải khẳng định rằng muốn thuyết phục, chinh phục được một ai đó trước tiên phải hiểu rõ được người đó, như vậy muốn xây dựng và phát triển thương hiệu thì doanh nghiệp nên tổ chức những buổi trò chuyện tâm sự với khách hàng. Từ đó hiểu được những mong muốn của khách hàng khi sử dựng sản phẩm.

 Nguồn lực doanh nghiệp. Hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu còn phụ thuộc vào nhiều nguồn lực của doanh nghiệp như nguồn nhân lực, nguồn tài chính, hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật hay nguồn dữ liệu thông tin…. Tất cả yếu tố này đều tác động và có ảnh hưởng khơng nhỏ tới nội dung cách thức thực hiện của các chương trình truyền thơng, trong đó nguồn nhân lực đóng vai trị quan trọng. Nguồn nhân lực là yếu tố tạo dựng nên chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của doanh nghiệp, đây là yếu tố mấu chốt để xây dựng chương trình phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp cần quan tâm, khai thác tốt những nguồn lực này ngày càng phong phú và lớn mạnh để quay trở lại hỗ trợ cho hoạt động phát triển thương hiệu sản phẩm.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU HASA TẠI CÔNG TY TNHH TÂN HÀ SÁNG

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp xây dựng và phát triển thƣơng hiệu hasa của công ty TNHH tân hà sáng (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)