Khái quát điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 40 - 41)

8. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát về quá trình khảo sát

2.2.1. Khái quát điều kiện kinh tế xã hội

Quảng Ngãi là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có tọa độ địa lý 14°32’ - 15°25’ vĩ Bắc, 108°06’ - 109°04’ kinh Đơng; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía Nam giáp tỉnh Bình Định; phía Tây, Tây Bắc giáp tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum; phía Tây Nam giáp tỉnh Gia Lai; phía Đơng giáp biển Đơng, có đường bờ

biển dài gần 130km với 5 cửa biển chính là Sa Cần, Sa Kỳ, cửa Đại, Mỹ Á và Sa Huỳnh.

Giống như các tỉnh miền Trung khác, địa hình Quảng Ngãi nhìn chung có dạng

đẳng thước và được chia thành 4 vùng rõ rệt: vùng rừng núi, vùng trung du, vùng đồng bằng và vùng bãi cát ven biển.

Vềdân cư, trên địa bàn Quảng Ngãi từng có các lớp cư dân cổ sinh sống: cư dân

Sa Huỳnh, cư dân Chămpa, kế đó là cư dân Việt (Kinh) chiếm vị trí chủđạo. Đến năm

2005, dân tộc Kinh chiếm: 88,8%; Hrê: 8,58%; Cor: 1,8%; Ca Dong; 0,7%; số người thuộc 13 dân tộc thiểu số khác chỉ chiếm 0,12% dân số. Do vậy, nếu tính về dân tộc thì

ở Quảng Ngãi có đến 17 dân tộc, nhưng thực chất cũng chỉ có 4 dân tộc có sốlượng cư dân đáng kể. Nhìn chung, khối cộng đồng dân cư Quảng Ngãi phát triển theo tiến trình của lịch sử, cùng đoàn kết, chung sức chung lịng trong cơng cuộc chống phong kiến -

đế quốc, dựng xây quê hương giàu đẹp.

Về cơ cấu kinh tế năm 2017, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 19,0%; khu vực công nghiệp và xây dựngchiếm 52,6%; khu vực dịch vụ chiếm

28,4% [75].

Bng 2.1. Tốc độtăng tổng sn phẩm trên địa bàn tnh (GRDP) (Theo giá so sánh 2010)

Tốc độ tăng so với năm trước (%)

Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng năm 2017

(Điểm phần trăm)

2016 2017

Tổng số 4,90 1,27 1,27

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 3,98 4,90 0,85

Công nghiệp và xây dựng 3,36 -3,40 -1,89

Dịch vụ 8,84 8,50 2,31

(Nguồn: UBND tỉnh Quảng Ngãi)

Quảng Ngãi có sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế rừng và kinh tế biển. Tổng diện tích có rừng năm 2017 đạt 347.537,1 ha, tăng 0,8% so với năm 2016. Độ che phủ

rừng đạt 49,5%. Ước tính năm 2017, diện tích rừng trồng tập trung đạt 16.946 ha, tăng 4,5% (705 ha) so với năm 2016; trong đó diện tích trồng rừng sản xuất đạt 15.821 ha, tăng 2%; diện tích trồng rừng phịng hộ đạt 675 ha, tăng 136,6%. Nhờ có những lợi thế về kinh tế biển, điều kiện thời tiết trên biển thuận lợi nên năng lực khai thác tăng nên sản lượng thủy sản tăng khá. Năm 2017, sản lượng thủy sản đạt 191.256,8 tấn, tăng 7,8% so với năm 2016. Khai thác thủy sản tăng trưởng cao do đầu tư nâng công suất tàu thuyền và các phương tiện phụ trợ, tăng năng lực đánh bắt. Theo số liệu điều tra thủy sản ngày 1/11/2017, tồn tỉnh có 5.138 chiếc tàu đánh bắt thủy sản có động cơ, tuy giảm 2,6% (135 chiếc) sovới cùng thời điểm năm 2016 nhưng tổng công suất tàu thuyền đạt 1.330.030 CV, tăng 15,1% (174.308 CV).

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12/2017 giảm 17,94 % so với tháng trước. Trong đó, ngành cơng nghiệp khai thác mỏ giảm 0,54%; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 17,67%; sản xuất và phân phối điện giảm 34,08%; cung cấp nước, hoạt động QL và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,44%. Nếu so với cùng kỳ năm trước thì chỉ số sản xuất cơng nghiệp tháng này tăng 3,16% [75].

Về thu, chi ngân sách Nhà nước: Kết quả thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn luôn đạt và vượt chỉ tiêu. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2017 ước đạt 14.223,8 tỷ đồng, giảm 21,23% so với năm 2016, đạt 111,16% dự tốn năm. Trong đó, thu nội địa ước đạt 13.373,0 tỷ đồng, giảm 21,45% và đạt 116,54% dự toán năm; thu hải quan ước đạt 800 tỷ đồng, tăng 1,03% và đạt 129,03% dự toán năm. Các khoản thu để lại đơn vị

chi QL qua NSNN ước đạt 50 tỷ đồng, giảm 79,25% và đạt 100% dự toán năm [75].

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)